Thi tốt nghiệp và thi đại học khác nhau như the nào

Là Vụ phó Giáo dục đại học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] 20 năm rồi chuyển sang công tác tại Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng năm 2008, TS Lê Viết Khuyến chứng kiến nhiều thay đổi trong việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học.

Ban đầu, kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức bên cạnh kỳ thi tuyển sinh của từng đại học. Sau đó kỳ thi tốt nghiệp bên cạnh kỳ thi đại học theo hình thức "3 chung" rồi gộp hai kỳ thi thành THPT quốc gia năm 2015, trở thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Tựu trung, giai đoạn nào cũng có một kỳ thi tốt nghiệp THPT mang tính quốc gia với mục đích chính xét tốt nghiệp.

Nhiều người muốn bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì cho rằng không cần thiết, tỷ lệ trượt chỉ 1-2%. Tuy nhiên, ông Khuyến lại cho rằng chưa thể bỏ ngay vì điều kiện chưa chín muồi. Một khi bệnh thành tích trong học tập, thi cử chưa được giải quyết triệt để, việc bỏ một kỳ thi ở tầm quốc gia, trao trả hoàn toàn cho địa phương dễ dẫn đến tình trạng "trăm hoa đua nở".

"Khi đó, kết quả học tập 12 năm của học sinh không còn mấy ý nghĩa, gây ra hệ luỵ xấu. Chúng ta chỉ có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp nếu hình thành được văn hóa chất lượng, nhưng tôi e ngày đó còn xa lắm", ông Khuyến nói.

Thí sinh Đà Nẵng dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 hồi đầu tháng 8. Ảnh: Nguyễn Đông

Mặt khác, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là cách tuyển sinh đại học phù hợp, hiệu quả. Thực tế, đại học được tự chủ, đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, nhưng vẫn phụ thuộc phần lớn vào kỳ thi này. Để các trường và xã hội tin tưởng khi dùng làm phương thức xét tuyển đại học, kỳ thi tốt nghiệp THPT cần thay đổi để hiệu quả, khoa học hơn.

Thứ nhất, theo ông Khuyến, không có quốc gia nào học sinh thi tốt nghiệp mà tỷ lễ đỗ nhiều năm liên tiếp 98-99% như Việt Nam. Những con số này tạo nên sự hoài nghi về tính thực chất, các đại học không thể tin tưởng khi sử dụng kết quả để tuyển sinh. Tốt nhất nên thành lập trung tâm khảo thí độc lập, không chịu sự chỉ đạo, chi phối nào, chỉ làm đề thi, tính toán điểm số theo đặt hàng. Một năm, trung tâm đó có thể tổ chức hai kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Các đại học có thể tổ chức nhiều đợt xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi.

Thứ hai, để tránh tình trạng 29-30 điểm vẫn trượt như hiện nay, các trường khi sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn cần xét thêm tiêu chí phụ, như điểm học bạ, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, thi kiểm tra năng lực. Chẳng hạn, thay vì lấy điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp THPT là 29, những ngành "hot" có thể lấy mức 26, yếu tố quyết định đậu hay trượt là các tiêu chí khác. Điều này đang được nhiều nơi áp dụng khá hiệu quả, cũng là cách tránh sự phụ thuộc vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp, chọn được thí sinh phù hợp.

Công tác tuyển sinh hiện tại cũng cần được hoàn thiện. Tổ hợp trong tuyển sinh đa dạng nhưng theo hướng rõ ràng, đơn giản. Thực tế, khi có quá nhiều tổ hợp xét tuyển được các trường sử dụng, việc dự báo điểm chuẩn không sát, gây thiệt thòi cho thí sinh.

Ngoài ra, đại học đa dạng hóa phương thức tuyển sinh nhưng cần hạn chế xét tuyển bằng kết quả học tập THPT bởi vẫn có tình trạng "xin điểm làm đẹp học bạ". Ngay trong phương thức này, các điều kiện xét tuyển cần tránh rườm rà, gây rối loạn cho thí sinh. Hiện, với phương thức xét học bạ, có trường lấy tiêu chí điểm trung bình ba môn của cả năm hoặc theo học kỳ, có trường lại xét điểm tất cả môn, có trường lấy điểm 5-6 kỳ, lại có trường chỉ xét lớp 12.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp 2021 tại trường THCS Tôn Thất Tùng, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Đồng tình với ông Khuyến, nhiều chuyên gia tuyển sinh đại học nhận định kỳ thi tốt nghiệp THPT đang được vận hành khá ổn định, không nên thay đổi đột ngột sẽ gây "sốc" với thí sinh và các trường. Giữ kỳ thi này cũng nhằm thực hiện định hướng ổn định tuyển sinh đại học đến năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc các trường cần làm lúc này là thiết lập, giữ ổn định phương án tuyển sinh, dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Nha Trang, cho biết bên cạnh phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, hai cách làm khác phổ biến và chiếm tỷ trọng chỉ tiêu lớn của nhiều trường hiện nay là xét kết quả học tập và sử dụng kỳ thi đánh giá năng lực.

Trong đó, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM được nhiều trường quan tâm hơn, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường. Hình thức và tính chất của kỳ thi đánh giá được năng lực cơ bản của người học đại học. Chẳng hạn, bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM có cách tiếp cận như bài thi SAT của Mỹ, công tác tổ chức gọn nhẹ, thuận lợi cho thí sinh.

"Đây là giải pháp để hạn chế sự phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tương lai. Giả sử kỳ thi tốt nghiệp không được tổ chức nữa, các trường có thể bị động 1-2 năm đầu, nhưng sau đó sẽ thích ứng được bởi đang sử dụng ít nhất là 3 phương thức tuyển sinh", ông Phương nói.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cũng đồng tình việc các trường sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trong vài năm tới. "Chỉ khi nào thành lập được các trung tâm khảo thí độc lập, không liên quan tới bất cứ trường, bộ ngành nào, chỉ chuyên lo thi cử mới có thể bỏ được phương thức xét tuyển dựa kỳ thi tốt nghiệp", ông Sơn nói.

Trung tâm khảo thí sẽ tổ chức thi theo "đặt hàng" của trường; thí sinh có nhu cầu thi vào các trường đó mới đăng ký. Các trường còn lại có thể tuyển sinh bằng tiêu chí khác tùy theo tiêu chí đầu vào.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2015 tại điểm thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: Trần Huỳnh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - chia sẻ:

- Tại sao phải ghép một kỳ thi mà hầu hết thí sinh đều sẽ đỗ tốt nghiệp với một kỳ thi chọn lựa, sàng lọc người đủ khả năng theo học đại học?

Chúng ta cần giảm bớt áp lực, sự cồng kềnh, tốn kém của các kỳ thi, nhưng không có nghĩa là “cộng” hai kỳ thi quốc gia vào làm một. Hãy xem xét, đánh giá kỹ xem trong hai kỳ thi đó, cái nào là cần thiết, cái nào làm đến đâu là vừa. Với thông lệ hằng năm - hầu như đều biết trước kết quả đỗ tốt nghiệp THPT đạt 95 - 99%, thì cần gì phải tổ chức một kỳ thi tầm cỡ quốc gia chỉ để xác nhận lại tỉ lệ này?

* Những rắc rối, xộc xệch trong tổ chức thi THPT quốc gia, trong xét tuyển ĐH, CĐ vừa qua liệu đã là minh chứng đầy đủ cho bất cập của kỳ thi “hai trong một”, thưa ông?

- Kỳ thi THPT quốc gia 2015 đầy những rắc rối về tổ chức, lẫn lộn về chức năng: sở GD-ĐT làm công tác của tuyển sinh, nhận hồ sơ, tiếp nhận đăng ký nguyện vọng của thí sinh thay cho các trường ĐH; còn trường ĐH lại tổ chức thi để sau đó chuyển cho sở GD-ĐT làm căn cứ xét tốt nghiệp THPT...

Tuy nhiên, tất cả những điều đó cũng chỉ là vấn đề phụ. Ngay cả những rối loạn trong công tác xét tuyển ĐH, CĐ, cho rút hồ sơ ra, nộp hồ sơ vào cũng chỉ là vấn đề kỹ thuật, có thể sửa chữa, điều chỉnh; chỉ vì bộ làm việc thiếu thận trọng, nóng vội quá, muốn đổi mới nhiều quá trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ.

Bất cập chính ở đây là triết lý của việc nhập hai kỳ thi vốn có mục tiêu, yêu cầu rất khác nhau vào làm một. Một bên là đánh giá học sinh có đạt được chuẩn nhất định để tốt nghiệp hay không, so sánh năng lực của thí sinh với chuẩn đầu ra nhất định, không có cạnh tranh, nên dù có đạt tỉ lệ 100% cũng được.

Còn lại, một bên là kỳ tuyển sinh mang nặng tính cạnh tranh, có hai em thi, một em giỏi hơn sẽ đỗ, em yếu hơn sẽ trượt; thậm chí nếu cả hai em cùng kém, không đạt mức sàn thì đều không chạm được ngưỡng trúng tuyển. Như vậy, khi nhập hai kỳ thi làm một, điều quan trọng nhất là liệu có ra được đề thi thống nhất chung cho cả hai mục đích ấy? Trong nhiều lần thảo luận, không ít ý kiến các chuyên gia đã khẳng định chúng ta chưa thể kết hợp hai mục tiêu ấy, vì không thể ra một đề thi đáp ứng cả hai nhu cầu.

* Vậy rốt cuộc, theo ông, có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?

- Trước mắt, vẫn nên duy trì thi tốt nghiệp THPT, nhưng giao về sở GD-ĐT và lâu dài giao hẳn cho các trường THPT tổ chức thực hiện. Nếu không thi, không xét tốt nghiệp THPT, 100% học sinh lớp 12 cùng đỗ tốt nghiệp thì không tạo được động lực cho các em học tập. Nhưng nếu tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là 90 - 95% thì hoàn toàn có thể giao cho trường THPT. Nếu để lọc ra 5 - 10% học sinh yếu kém, không thể đỗ tốt nghiệp thì trường THPT sẽ làm chính xác, đơn giản hơn, kể cả khi thi kết hợp với xét quá trình học tập.

Thật ra, theo quan điểm của tôi, cũng không nên để tỉ lệ đỗ tốt nghiệp thấp dưới 90%, vì không thể để hơn 10% học sinh sau 12 năm học THPT không có bằng tốt nghiệp, không có gì chứng nhận các em đã hoàn thành kết quả học tập THPT.

Khi thi tốt nghiệp, do từng địa phương làm thì không lo bệnh thành tích vì không có cơ sở để so sánh giữa các cơ sở, giữa các địa phương nữa. Nếu một sở, thậm chí một trường tự tổ chức ra đề thi, chấm thi, thì tỉ lệ tốt nghiệp tỉnh này cao, tỉnh kia thấp hơn cũng chẳng đánh giá được gì, vì rất có thể tỉ lệ tốt nghiệp tại tỉnh này cao do đề thi dễ hơn và ngược lại.

* Theo ông, về lâu dài, có cách nào làm cho xã hội thật sự an tâm về những cải cách, đổi mới thi cử của ngành giáo dục?

- Việc cải tiến và đổi mới các kỳ thi không phải là không có triển vọng, mà có thể thực hiện tốt trong thời gian tới, với những điều kiện đi kèm đã sẵn sàng. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta vẫn đang sử dụng sách giáo khoa cũ vốn được xây dựng trên nền tảng truyền đạt kiến thức, mà chưa quan tâm phát triển năng lực người học.

Vì vậy, không thể ra đề thi mở, đánh giá năng lực hoàn toàn; không thể học một kiểu, thi một kiểu được. Việc bắt học sinh tự tổng hợp kiến thức để giải các bài tập đánh giá năng lực là quá sức với các em, đó là tố chất dành cho nhà nghiên cứu.

Triển vọng đổi mới không chỉ về cách thức tổ chức mà cả ở nội dung thi cử đang thật sự mở ra, khi chúng ta đang triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực, tăng cường dạy học tích hợp kết hợp với phân hóa định hướng nghề nghiệp.

Hiện tại, ở cấp phổ thông có hàng chục môn học, nếu bắt các em môn gì cũng học thì quá cồng kềnh, nhưng nếu tích hợp chung vào bài thi thì rất đơn giản, gọn nhẹ. Thi bằng bài tích hợp đánh giá năng lực chính là cách ĐH Quốc gia Hà Nội đã thực hiện trong kỳ tuyển sinh năm 2015. Họ đã xây dựng ngân hàng đề thi chuẩn bị cho hình thức thi này trong cả chục năm qua.

Tuy nhiên, thời điểm này chưa phù hợp để áp dụng phương thức thi mới. Học gì thi nấy, phải chờ đến khi học sinh được học chương trình mới theo hướng đánh giá năng lực, thì mới có thể yêu cầu các em vận dụng những điều đã học để làm bài thi đánh giá năng lực được.

NGỌC HÀ thực hiện

Nguồn: //tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151031/thi-tot-nghiep-tuyen-sinh-muc-tieu-khac-nhau-khong-the-2-trong-1/994162.html

Page 2

Hướng dẫn nhập học tại ĐẠI HỌC DUY TÂN cho Tân sinh viên Khóa 2022 [K28]

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quý phụ huynh và thí sinh khi đến làm thủ tục nhập học trực tiếp tại trường, Đại học Duy Tân thông tin quy trình nhập học chi tiết như sau:

I. HƯỚNG DẪN NHẬP HỌC TRỰC TIẾP

Địa điểm và thời gian nhập học:

+ Địa điểm: Trường Đại học Duy Tân, số 254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.

+ Buổi sáng: từ 07g00 - 11g00 [từ Thứ 2 đến Chủ Nhật]

+ Buổi chiều: từ 13g00 - 17g00 [từ Thứ 2 đến Chủ Nhật]

>> Khi đến làm thủ tục nhập học, phụ huynh và tân sinh viên chuẩn bị hồ sơ nhập học và học phí như sau:

1. Học phí Học kỳ I năm học 2022 - 2023 và các khoản thu khác [như trong giấy báo nhập học]

Quý Phụ huynh/ Sinh viên có thể nộp học phí theo một trong hai cách:

Cách 1: Đóng qua Tài khoản Ngân hàng NN&PTNT [Agribank] theo 2 cách sau:

1. Nộp tiền mặt tại các Quầy Giao Dịch của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT [Agribank]

2. Chuyển khoản cùng hệ thống Agribank

- Đơn vị thụ hưởng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

- Số tài khoản: 2007 2010 04621

- Tại ngân hàng Nông nghiệp & PTNT [Agribank] CN. Ông Ích Khiêm–Nam Đà Nẵng

- Nội dung: “Nộp tiền học phí Học kỳ I cho [Họ tên sinh viên], Mã hồ sơ: [Mã ghi trên giấy báo trúng tuyển]

Ví dụ: Nộp tiền học phí Học kỳ I cho Nguyễn Văn A, Mã số hồ sơ 009999

Lưu ý:  Khi đến làm thủ tục nhập học tại Trường, Quý Phụ huynh/ Sinh viên cần mang theo Chứng từ nộp tiền qua ngân hàng và đến nhận Biên lai thu học phí tại Phòng Kế hoạch tài chính Trường Đại học Duy Tân, địa chỉ 137 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng.

Cách 2: Đóng bằng tiền mặt tại Trường khi đến làm thủ tục nhập học

 2. Hồ sơ nhập học:

+ Các loại hồ sơ cần nộp ngay khi làm thủ tục nhập học:

  • Bản chính Giấy báo Trúng tuyển nhập học [do Trường cấp];
  • 01 Bản sao công chứng Học bạ THPT;
  • 01 Bản gốc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời hoặc 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT [nếu đã tốt nghiệp trước năm 2022];
  • Bản sao các giấy tờ xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên [nếu có] như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của cha mẹ, giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác...;

+ Các loại hồ sơ có thể nộp ngay hoặc bổ sung sau [chậm nhất là ngày 31/10/2022]:

  • 01 bản sao hợp lệ Giấy khai sinh;
  • Giấy giới thiệu di chuyển Nghĩa vụ Quân sự đối với Nam giới còn trong độ tuổi do cơ quan quân sự tại địa phương cấp [nếu có];
  • Sổ Đoàn viên [nếu có].

Lưu ý:

1. Thời gian Nhập học dự kiến bắt đầu từ ngày 03/08/2022, trên Giấy báo Trúng tuyển của thí sinh có ghi rõ thời gian nhập học, hồ sơ kèm theo, học phí, lệ phí. Thí sinh chuẩn bị đầy đủ để làm thủ tục nhập học.

2. Để thuận tiện cho việc làm thủ tục nhập học tại Trường, thí sinh vui lòng tải Mẫu đơn Lý lịch để điền trước thông tin và mang theo khi nhập học [Áp dụng đối với hình thức Nhập học Trực tiếp]. [Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY]

II. HƯỚNG DẪN NHẬP HỌC ONLINE

Bước 1: Thí sinh đăng nhập địa chỉ NHẬP HỌC ONLINE:

    //nhaphoc.duytan.edu.vn

Bước 2: Thí sinh nhập các thông tin theo yêu cầu

Bước 3: Nộp học phí và các khoản lệ phí khác bằng chuyển khoản qua ngân hàng [xem hướng dẫn ở trên].

Lưu ý:

  • Nếu nộp học phí bằng chuyển khoản qua Ngân hàng [Internet Banking] thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại màn hình giao dịch chuyển tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.
  • Nếu nộp học phí tại quầy giao dịch ngân hàng thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại chứng từ nộp tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.

Bước 4: Nhà trường sẽ thông báo lịch học qua email hoặc thí sinh sẽ được Khoa chủ quản liên lạc, hướng dẫn, và cung cấp lịch học.

Mọi thắc mắc, Thí sinh và Quý Phụ huynh vui lòng liên hệ:

1900.2252 - 0905.294. 390 - 0905.294.391 - [0236] 3650403 - 3653561 để được hướng dẫn.


Video liên quan

Chủ Đề