Kế hoạch sản xuất vụ xuân 2023

Theo đó, để đảm bảo chủ động nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2022- 2023, thích ứng với việc thiếu hụt nguồn nước thời vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022- 2023 với nhu cầu sử dụng nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện chỉ trong 02 đợt, thời gian hoàn thành lấy nước muộn nhất khoảng 10/2/2023.

Đồng thời, tập trung kiểm tra, rà soát và khẩn trương tu sửa, bảo dưỡng hệ thống công trình, máy móc, thiết bị phục vụ tưới do địa phương, đơn vị quản lý đảm bảo 100% số lượng máy móc thiết bị, công trình phục vụ tưới đủ điều kiện hoạt động tốt để chủ động đưa nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023. Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công tác làm thủy lợi Đông Xuân và công tác phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2022-2023 của địa phương, đơn vị.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Hải Dương chủ động bố trí phương tiện, thiết bị và thường xuyên quan trắc độ mặn, tình trạng xâm nhập mặn ở các cửa cống lấy nước từ sông ngoài để chủ động lấy nước trữ vào hệ thống đảm bảo chất lượng, số lượng nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023.

Đối với các khu vực có khả năng gặp khó khăn cấp nước tưới cần xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây trồng có nhu cầu nước ít hơn ở các vùng thường xuyên gặp khó khăn về nguồn nước.

Trên cơ sở Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022 - 2023 chung toàn tỉnh, kế hoạch lấy nước dự kiến phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022 - 2023 của địa phương; các huyện, thành phố, thị xã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch lấy nước phù hợp với kế hoạch gieo cấy, cơ cấu thời vụ gieo trồng của địa phương, phù hợp với năng lực nguồn nước.

Chủ động tận dụng thời gian mực nước trên hệ thống sông trục được dâng cao, đảm bảo chất lượng để lấy nước. Thực hiện tưới nước tiết kiệm, có kế hoạch dự trữ nguồn nước để phục vụ sản xuất. Đối với các huyện, thành phố, thị xã lấy nước từ hệ thống sông ngoài phải tận dụng tối đa các đỉnh triều để lấy và trữ nước vào hệ thống kênh trục và tăng diện tích tưới ải tự chảy. Đối với thành phố Chí Linh cần quản lý chặt chẽ nguồn nước trong các hồ chứa, không được tháo nước ở các hồ chứa để khai thác thuỷ sản hoặc các mục đích khác.

Sáng ngày 18/10/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất nông nghiệp năm 2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022 - 2023 với các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị được kết nối trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

Năm 2022, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ nông sản biến động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đặc biệt là thanh long. Hầu hết người sản xuất thanh long đều không có lãi, thậm chí nhiều hộ thua lỗ, chuyển sang cây trồng khác.

Trong năm, tổng diện tích lúa gieo sạ toàn tỉnh ước đạt 509.142ha, bằng 99,6% so với năm 2021. Diện tích thu hoạch ước đạt 509.122ha, năng suất ước 56,4 tạ/ha, giảm 0,9 tạ/ha so với năm 2021; sản lượng 2.871.763 tấn, giảm 53.774 tấn, đạt 104% kế hoạch [2,75 triệu tấn]. Trong đó, lúa chất lượng cao đạt trên 1,72 triệu tấn.

Diện tích trồng thanh long toàn tỉnh đạt 10.070ha, đạt 86% kế hoạch, bằng 86,4% so cùng kỳ, năng suất ước 256,4 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2022 ước đạt 251.711 tấn. Diện tích trồng chanh ước đạt 11.676 ha, đạt 101% kế hoạch, bằng 102% so cùng kỳ, diện tích chanh cho trái khoảng 10.682ha, năng suất 178,75 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2022 ước đạt 190.953 tấn.

Diện tích trồng các loại rau màu ước đạt 11.538ha, bằng 100,5% [tăng 579ha] so cùng kỳ, năng suất ước đạt 206 tạ/ha, sản lượng 2.037.605 tấn. Trong đó, diện tích trồng dưa hấu ước đạt 4.223ha, tăng 526ha so cùng kỳ, năng suất ước đạt 274 tạ/ha, sản lượng 115.990 tấn. Riêng đối với một số loại cây trồng khác như khoai mì, bắp, đậu phộng,… lợi nhuận không cao, diện tích giảm so cùng kỳ.

Về kế hoạch sản xuất lúa vụ Đông Xuân, vụ lúa chủ lực trong năm 2022 - 2023, tỉnh Long An có kế hoạch canh tác 221.349ha, phấn đấu đạt năng suất 6,47 tấn/ha, sản lượng 1.431.429 tấn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh trong thời gian tới cần phối hợp tốt với các sở, ngành và các địa phương tham mưu chỉ đạo thực hiện các giải pháp sản xuất nông nghiệp nhằm đạt chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra. Trong đó, tập trung đẩy mạnh thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ xây dựng các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị; tập trung triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp, xúc tiến thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP.

Các ngành chức năng và các địa phương cần tập trung khuyến cáo người dân gieo sạ tập trung, đồng loạt theo khung lịch khuyến cáo của tỉnh; cụ thể khung lịch gieo sạ tại các vùng sản xuất trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nhằm đảm bảo né rầy, né sâu năn, né hạn, xâm nhập mặn. Tăng cường phối hợp thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bảo đảm nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong vụ Đông Xuân 2022 - 2023./. 

Cổng TTĐT Tỉnh ủy

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề