Kẻ thất phu là người như thế nào

Quan Vũ gặp ai cũng gọi là thất phu, duy chỉ kính trọng 4 người, họ là cao nhân phương nào?

Bản thân Quan Vũ bất luận gặp ai cũng gọi họ là thất phu [người vô dũng vô mưu], tỏ vẻ ngạo mạn khinh thường, duy chỉ khi đứng trước 4 người này, Quan Vũ mới tỏ ra vô cùng kính trọng, cho dù không tới mức kính trọng thì cũng gọi là có lễ có tiết. Vậy họ là cao nhân phương nào?

Nhắc tới các danh tướng thời kì Tam Quốc, nhiều người có lẽ sẽ nghĩ ngay tới Quan Vũ, bản thân Quan Vũ cũng được người đời gắn cho rất nhiều "nhãn mác", nổi bật nhất là trung, dũng, ngạo. Một mình một ngựa qua 5 quan giết 6 tướng, là trung; xông vào vòng vậy hàng trăm vạn quân như chỗ không người, lấy thủ cấp của tướng địch, là dũng; khi Tôn Quyền phái sứ giả tới cầu thân cho con trai, Quan Vũ ngay lập tức trả lời "hổ nữ sao xứng với khuyển tử" [Con trai của khuyển làm sao xứng với con gái của hổ] , đây là ngạo.

Bản thân Quan Vũ bất luận gặp ai cũng gọi họ là thất phu [người vô dũng vô mưu], tỏ vẻ ngạo mạn khinh thường, duy chỉ khi đứng trước 4 người này, Quan Vũ mới tỏ ra vô cùng kính trọng, cho dù không tới mức kính trọng thì cũng gọi là có lễ có tiết. Vậy họ là cao nhân phương nào?

1. Lã Bố

Nguồn gốc lớn nhất của sự ngạo mạn của Quan Vũ đến từ việc ông cho rằng bản thân ở trên chiến trường là vô địch, vì vậy, ngay cả khi tuổi tác đã cao, ông vẫn thường kể với con trai những câu chuyện quá khứ huy hoàng của mình, "vu vạn quân giao chiến chi trung, cung thỉ tung hoành chi tế, thất mã tung hoành, bách vạn quân trung thủ thượng tướng thủ cấp như thám nang thủ vật" [ý muốn nói giữa vòng vậy và hàng ngàn mũi tên của địch, Quan Vũ một ngựa tung hoành lấy thủ cấp của tướng địch dễ như trở bàn tay], nhưng, Lã Bố lại thắng Quan Vũ ở điểm này.

Giai đoạn 18 lộ chư hầu hợp lại thành liên minh chống Đổng Trác, ở Hổ Lao quan, Lã Bố dẫn quân đẩy lùi quân địch, rất nhiều tướng lĩnh đều bó tay, ngay cả Quan Vũ, Trương Phi, thêm cả anh cả Lưu Bị, ba người hợp sức cũng vẫn chỉ có thể làm một ván hòa với Lã Bố, miệng Quan Vũ tuy không bao giờ nói ra, nhưng trong lòng nhất định vô cùng nể phục Lã Bố.

2. Lỗ Túc

Lỗ Túc là trọng thần của Đông Ngô, có giao tình khá tốt với Lưu Bị, Quan Vũ.... Lưu Bị sở dĩ có thể vào lúc vẫn chưa có đất dụng thân có thể "mượn" được Kinh Châu từ tay Tôn Quyền, trong chuyện này, Lỗ Túc đóng một vai trò rất quan trọng. Hơn nữa, ban đầu, nhờ giới thiệu của Lỗ Túc, Lưu Bị mới có thể cùng Tôn Quyền kết thành liên minh, cùng nhau kháng Tào, Quan Vũ cũng vì vậy mà vô cùng kính trọng người này, thậm chí sau này khi nhận được lời mời của Lỗ Túc, dù biết có lẽ sẽ rất nguy hiểm, nhưng vẫn một mình đến gặp.

3. Trương Liêu

Trương Liêu là danh tướng của Tào Ngụy, khi Quan Vũ vẫn chưa thành danh, hai người đã có mối giao tình sâu sắc. Giai đoạn Quan Vũ bị bắt dưới trướng Tào Ngụy, Trương Liêu cũng rất quan tâm tới Quan Vũ, Tào Tháo vì muốn biết lòng Quan Vũ đã đặc biệt phái Trương Liêu đi thăm dò, Quan Vũ cũng thật lòng chia sẻ, chỉ cần biết được tin tức của anh cả Lưu Bị, lập tức sẽ rời đi, nhưng trước khi rời đi sẽ lập chiến công để báo đáp công ơn của Tào Tháo.

Trương Liêu khi đó do dự rất lâu, nếu thành thật hồi báo với Tào Tháo như vậy có thể sẽ đẩy Quan Vũ vào chỗ chết, đây là bất nghĩa với bạn bè, nhưng nếu không thành thực trả lời thì lại là bất trung với chủ công. Cuối cùng, Trương Liêu khi bẩm báo với Tào Tháo còn liên tục khen ngợi Quan Vũ trung nghĩa, Tào Tháo lại càng cảm phục Quan Vũ hơn, Quan Vũ cũng nhờ vậy mà thuận lợi rời đi.

4. Từ Hoảng

Từ Hoảng là một trong Ngũ tử lương tướng dưới trướng Tào Tháo, là đồng hương và cũng là bạn tốt của Quan Vũ. Trong trận Tương Dương Phàn Thành uy chấn thiên hạ của Quan Vũ, Vu Cấm bị bắt, Bàng Đức bị giết, người cuối cùng được phái đi đẩy lùi Quan Vũ chính là Từ Hoảng. Hai người trước trận chiến ngồi nói chuyện với nhau rất lâu, trước khi kết thúc cuộc đối thoại, Từ Hoảng nói :"lấy được đầu Quan Vũ, thưởng nghìn vàng", Quan Vũ khi đó kinh ngạc nói :" đại huynh, thật vậy ư?".

Người khiến Quan Vũ gọi là đại huynh không nhiều, đặc biệt trong bối cảnh hai người ở hai chiến tuyến đối địch, hai chữ "đại huynh"cho thấy được sự kính trọng và tình cảm thân thiết mà Quan Vũ giành cho Từ Hoảng.

                                           A Độ

Theo Trí Thức Trẻ

                                       Từ khóa:                                            quan vũ, Anh Hùng Tam Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa                                                                                  Cùng chuyên mục                                              Xem theo ngày                    Ngày            1            2            3            4            5            6            7            8            9            10            11            12            13            14            15            16            17            18            19            20            21            22            23            24            25            26            27            28            29            30            31                            Tháng            Tháng 1            Tháng 2            Tháng 3            Tháng 4            Tháng 5            Tháng 6            Tháng 7            Tháng 8            Tháng 9            Tháng 10            Tháng 11            Tháng 12                            Năm 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014         XEM

Chủ Đề