Kể về một nhà khoa học mà em biết

Hướng dẫn

Tôn Thất Tùng sinh ngày 10 – 5 – 1912 tại thanh hóa. Mới ba tháng tuổi đã mồ côi cha, từ đó, ông theo mẹ về huế và trải qua tuổi học trò tại kinh đô này.

Năm 1931, ông ra hà nội để học trường bưởi rồi sau đó thi vào trường đại học y khoa hà nội. Năm 1938, ông là sinh viên việt nam đầu tiên đỗ nội trú và được nhận làm phụ mổ cho giáo sư mayyetme. Vừa mổ tử thi, vừa mổ bệnh nhân, ông vừa quan sát với đầu óc phê phán những điều mà các ông thầy pháp đã nhận xét không đúng vì không hiểu hết đặc điểm sinh học- của cơ thể người việt nam và của các bệnh nhiệt đới. Chẳng hạn, ông đã sớm phát hiện thấy sỏi không chỉ nằm trong túi mật mà còn nằm nhiều trong gan, trong ống mật, trong phế quản, trong mạch máu.

Một buổi chiều mùa đông, trong khi mổ một tử thi, ông đã phát hiện thấy hàng chục con giun chui vào các đường mật ở gan. Thầy huya rất ngạc nhiên vì trong gan sao có nhiều giun đến như vậy, nhưng bác sĩ Tôn Thất Tùng thì bàng hoàng vì nhân cơ hội này ông đã làm được một việc chưa ai từng làm: phân tích rõ ràng cơ cấu của các ống mật và mạch máu trong gan. Về nhà tra cứu sách vở, ông ngạc nhiên thấy rằng từ thời hipôcrát đến lúc bấy giờ chưa có ai làm được như ông. Họ thường chỉ “cóp” của nhau hoặc mô tả theo trí tưởng tượng. Trong 5 năm liền [1935 – 1939] ông đã mổ hơn 200 lá gan, phẫu tích tỉ mỉ rồi vẽ lại thành sơ đồ để đối chiếu với nhau. Một phương pháp phẫu tích đặc biệt bằng nạo gan đã được Tôn Thất Tùng phát hiện từ năm mới có 23 tuổi.

Một hôm, có một bệnh nhân bị nghi là ung thư dạ dày nhưng mổ bụng ra lại thấy ung thư ở thùy gan bên trái, ông và người thầy Huya đã kẹp tổ chức gan, kẹp các mạch máu và cắt bỏ thùy gan trái. Công trình nghiên cứu này được gửi về viện hàn lâm phẫu thuật pari. Đáng tiếc thay, người ta lại phản đối vì cho rằng bệnh nhân bị ung thư gan coi chẳng’khác gì người bị kết án tử hình, không nên mổ xẻ nữa, ngoài ra, chỉ nên dùng dao điện đề cắt gan. Mùa thu năm 1941, lần đầu tiên ông khám phá ra nguyên nhân của bệnh phù tụy là do giun chui vào ống mật và một bệnh nhân 20 tuổi tên là cúc châu đã được ông mạnh bạo rạch ống mật chủ để lấy ra một con giun dài tới 15cm và cứu sống được anh. Từ đó về sau, hàng trăm, rồi hàng nghìn bệnh nhân đã tiếp tục được cứu sống bằng phương pháp này. Từ thực tế phát hiện thấy giun đũa gây viêm phù tụy hay gây sỏi đường mật ỏ’ người việt nam thời đó là do ăn uống quá thiếu chất đạm, chất béo, làm cho dạ dày tiết ra không đủ axít.

Năm 1948, ông được chính phủ cử làm thứ trưởng bộ y tế nhưng thật ra cho đến lúc nhắm mắt ông không lúc nào rời xa bàn mổ. Vừa mổ để cứu chữa cho thương binh, bệnh binh và đồng bào quanh vùng, ông vừa truyền nghề và đào tạo ra biết bao nhiêu nhà phẫu thuật trẻ.

Phát triển kĩ thuật cắt gan trái mà ông đã thành công từ năm 1939, sau khi hòa bình lập lại, ông quyết tâm tìm kiếm phương pháp cắt gan phải theo kĩ thuật độc đáo của mình. Ngày 20 – 9 – 1961, một bệnh nhân 39 tuổi tên là hải đã được ông cứu sống nhờ cắt một nửa gan phải thành công trong một thời gian cực ngắn – đúng 6 phút!

Báo the lancet của anh và tạp chí zentrablattfur chtrurgie của đức công bố công trình “cắt gan có kế hoạch” của ông và chì sau vài tuần đã có trên 100 nhà phẫu thuật gửi thư sang hà nội xin tài liệu. Tạp chí the journal of american medical association xin phép ông được công bố công trình nghiên cứu nổi tiếng này. Tới năm 1965, ông trỏ’ thành một kỉ lục thế giới với 322. Trường hợp cắt gan. Ông trở thành úy viên danh dự của viện hàn lâm y học liên xô [cũ] [1965], ủy viên nước ngoài của viện hàn lâm phẫu thuật pari [1970], ủv viên hội phẫu thuật liông [1972].

Là một nhà phẫu thuật nhưng ông không lúc nào tách rời việc học hỏi các thành tựu mới nhất về sinh học. Ông đã học toán cao cấp để tìm hiểu về sinh học phân tử và chỉ trên cơ sỏ’ hiểu biết sâu sắc về sinh học phân tử ông mới tổ chức được đội ngũ nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc điôxin do mĩ sử dụng ở việt nam, và mới hợp tác được với nhà sinh hóa học nguyễn đăng tâm [việt kiều ở pháp] để sử dụng thuốc kích thích miễn dịch lạc hồng i kết hợp với cắt gan bộ phận để kéo dài thêm cuộc sống của nhiều bệnh nhân bị ung thư gan.

Ông mất ngày 7 – 5 – 1982 sau một cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ vừa đúng 70 tuổi.

Nguồn: wikisecret.com

Kể lại câu chuyện một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ, danh thủ... nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước

Kể lại câu chuyện một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ, danh thủ... nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước

Tập làm văn lớp 4: Kể lại câu chuyện một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ, danh thủ... nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước.

Bài làm

Một tràng vỗ tay dài nổi lên giòn giã đến mười phút. Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn bước tới cúi chào khán giả. Từ bản nhạc hay VỚI chiếc đàn pi-a-nô, chú Đặng Thái Sơn đã giành được giải nhất trong kỳ thi âm nhạc quốc tế.

Từ bé, Đặng Thái Sơn đã có năng khiếu về âm nhạc. Không có đàn, Sơn phải dùng chiếc đũa gõ vào bát đĩa. Có hôm vì say sưa tập luyện, Sơn đã làm vỡ cả bát dĩa đẹp của mẹ. Một hôm, Sơn được bố cho đi cùng đến nhà một người bạn của bố. Sơn phát hiện trong ngôi nhà ông bạn của bố có một chiếc đàn pi-a-nô cũ. Sơn chạy vội tới bên chiếc đàn, bạn của bố cậu nói: “Cái đàn của cháu nhà tôi đấy. Giờ nó về quê rồi”. Nghe bác nói, Sơn thốt lên: “Ồ, vậy bác có thể bán chiếc đàn đó không? Nếu bác bán thì bán cho cháu nhé!” Bác chủ nhà nói: “Tiếc quá, đây lại là kỉ niệm của một người tặng cho bác đó”. Sơn lộ rõ vẻ tiếc nuối, tay mân mê phím đàn câm lặng. Lúc ra về, bác chủ nhà nghĩ thế nào lại nói “Có thể bác sẽ tặng lại cho cháu chiếc đàn. Nhưng cháu phải học đàn đã”. Sơn nhảy cẫng lên, ôm lấy bác: “ÔI! thích quá! Cháu cảm ơn bác”.

Từ đấy, Sơn càng cố gắng. Một hôm, bố đi làm về cho biết: bác đó chuyển nhà đi rồi. Sơn tỏ vẻ buồn rầu nhưng cố không bật ra tiếng khóc. Thương con, bố mẹ cố gắng mua cho cậu một chiếc đàn. Chiếc đàn đã cũ nhưng Sơn thích lắm, suốt ngày, Sơn chỉ ngồi bên cây đàn, vuốt ve nâng niu nó. Vì đã biết được chút ít về nhạc, cậu cũng đánh được đàn. Bố Sơn bèn xin cho cậu đi học nhạc. Sơn say sưa tập luyện đến quên cả ăn. Tiếng nhạc của Sơn lúc trầm, lúc bổng, lúc réo rắt, du dương. Tiếng nhạc lôi cuốn mọi người một cách kì lạ. Lúc như tiếng gió thổi vi vu, lúc như tiếng lá mùa thu rơi xào xạc... Nhờ công khổ luyện, học tập kiên trì,

Sơn đã đem lại niềm vinh dự tự hào cho một đất nước châu Á lại có người đoạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc cổ điển châu Âu.

Em khát khao học giỏi môn văn để viết về những nghệ sĩ, những nhà khoa học lớn đã âm thầm làm việc, tận tuy suốt đờl với ước mong duy nhất là góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước.

Lê Kim Huệ - Hà Nội

Nhận xét của giáo viên:

Kim Huệ có cách vào bài rất cuốn hút. Em giới thiệu về nhân vật chính - Đặng Thái Sơn qua thành công rực rỡ của Đặng Thái Sơn tại cuộc thi âm nhạc quốc tế tại Ba Lan năm 1980. Chỉ riêng câu văn mở đầu câu chuyện “Một tràng vỗ tay dài nổi lên giòn giã đến mười phút’ đã đủ nói lên thành công đó.

Toàn bộ câu chuyện là niềm say mê âm nhạc [đặc biệt là chiếc đàn pi-a-nô] và sự công phu, kiên trì luyện tập của Đặng Thái Sơn để trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng. Lời kể rất chân thật, xen kẽ trong câu chuyện còn có những câu văn miêu tả rất đặc sắc về tiếng đàn của Đặng Thái Sơn: “Tiếng nhạc lôi cuốn mọi người một cách kì lạ. Lúc như tiếng gió thổi vi vu, lúc như tiếng lá mùa thu rơi xào xạc”.

Bài viết không chỉ phác hoạ đôi nét về Đặng Thái Sơn thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện mà hơn thế Kim Huệ còn làm cho người đọc thấy cảm động, cảm phục và thôi thúc người ta muốn vươn cao, bay xa hơn trên đôi cánh của trí tuệ, của niềm say mê học tập.

Bài luyện tập:

1. Em có cảm nghĩ gì sau khi đọc xong câu chuyện kể về Đặng Thái Sơn.

2. Em hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trong câu chuyện thành lời dẫn gián tiếp.

3. Viết lại đoạn kết bài theo cách của em.

Bài viết gợi ý:

Ê đi xơn đã để lại cho con người rất nhiều phát minh để đời, áp dụng vào cuộc sống thực tiễn như đèn điện... nếu hiểu biết, em hãy kể về nhà phát minh Ê đi xơn cho các bạn và mọi người cùng nghe nha.

Bạn có biết bóng điện sáng hiện nay là do ai phát minh ra không? Đó chính là Ê đi xơn, nhà phát minh vĩ đại, không chỉ bóng điện mà xe điện cũng được Ông phát minh ra, giúp nhân loại di chuyển dễ dàng và đi được rất xa trên mặt đất.

Văn mẫu Kể về nhà phát minh Ê đi xơn hay nhất

Kể về nhà phát minh Ê đi xơn

Ê-đi-xơn là một trong những nhà phát minh nổi tiếng trên thế giới, bằng sự lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, Ê-đi-xơn đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn phát minh vĩ đại, góp phần làm cho cuộc sống của con người hiện đại và văn minh hơn. Ông luôn gần gũi và tìm hiểu cuộc sống của người dân. Từ đó ông có những sáng tạo và phát minh kì diệu để đáp ứng nhu cầu của con người, một số phát minh đã để lại cho người đời như: Ông đã chế ra đèn điện, mang lại nguồn ánh sáng cho mọi người. Và ông đã chế ra xe điện, giúp con người thuận tiện trong việc đi lại. Ê-đi-xơn đã mất nhưng tên tuổi của ông vẫn còn mãi.

---HẾT---

Trên đây là đoạn văn kể về nhà phát minh Ê đi Xơn hay do Giaitoan8.com sưu tầm được, các em hãy lấy làm văn mẫu, ngoài ra, nếu Bố của em làm nhân viên kế toán, em hãy đừng lên Kể về Bố em làm kế toán cho thầy, cô và các bạn nghe nha!

Video liên quan

Chủ Đề