Kết luận tố cáo nhưng không xử lý

  • Đăng nhập hệ thống
  •  
  • Sơ đồ site

Văn bản chỉ đạo, điều hành

Liên kết website

Chính phủ

Các Bộ, Ngành ở TW

Tỉnh ủy, UBND tỉnh

Sở, Ban, Ngành

Hội - Đoàn thể

UBND các Huyện, Thị xã

Khi không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp hay không và phải tố cáo với cơ quan, tổ chức nào?

Ngày cập nhật 08/08/2009

Trả lời:

Trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo, có những vụ việc chưa được xem xét, giải quyết đúng đắn, kết luận chưa chính xác, xử lý không đúng người, đúng mức độ vi phạm, thậm chí có vụ việc còn không được xem xét, giải quyết. Để đảm bảo các hành vi vi phạm pháp luật phải được xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, Điều 69 của Luật khiếu nại, tố cáo có quy định như sau:

“Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này” .

Như vậy khi tố cáo tiếp lên cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo, người tố cáo phải có những căn cứ để cho rằng việc giải quyết đó không đúng pháp luật, không đúng với thực tế sự việc đã xảy ra và việc xử lý đối với người vi phạm không khách quan, thiếu công bằng hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết. Quy định này để người tố cáo cân nhắc khi tiếp tục tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên, tránh tình trạng do thiếu hiểu biết hoặc nắm thông tin về vụ việc không đầy đủ mà tố cáo tràn lan, vượt cấp gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo.

Để đảm bảo việc thực hiện quyền của người tố cáo, Điều 45 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo có quy định:

“Người giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo cho cơ quan Thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp; thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước”.

Quy định này nhằm tránh tình trạng không thông tin hoặc thông tin không đầy đủ đến người tố cáo dẫn đến người tố cáo do không hiểu mà tiếp tục tố cáo lên các cơ quan, tổ chức cấp trên.


Tin mới

Các tin khác

Xem tin theo ngày   

Thống kê truy cập

Tổng truy cập 3.605.624

Truy cập hiện tại 519 khách

Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo:

a. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật tố cáo; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

b. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

c. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo:

2.1. Trưởng Công an cấp huyện tiến hành xác minh hoặc giao cho bộ phận thanh tra cùng cấp hoặc cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo [gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo]. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

2.2. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:

a] Ngày, tháng, năm giao xác minh;

b] Người được giao xác minh nội dung tố cáo;

c] Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;

d] Nội dung cần xác minh;

đ] Thời gian tiến hành xác minh;

e] Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.

2.3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

2.4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.

2.5. Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của người giải quyết tố cáo.

2.6. Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Quy trình giải quyết tố cáo thực hiện theo Thông tư số 12/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

3.1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

3.2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

a] Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

b] Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

c] Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

d] Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

đ] Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3.3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

a] Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

b] Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo. Căn cứ tình hình thực tế, tính chất vụ việc, yêu cầu của việc giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo bằng một hoặc một số hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Tố cáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Việc công khai phải đảm bảo bí mật về thông tin người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Chủ Đề