Khác phục lỗi không kết nối được hệ thống tabmis năm 2024

- Mới đây đoàn cán bộ của Cục Tin học và Thống kê tài chính đã tiến hành kiểm tra khảo sát tình hình ứng dụng CNTT tại Sở Tài chính Điện Biên và Sơn La.

Đây là một trong những chương trình nhằm phục vụ việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT tại các địa phương đảm bảo bám sát với chiến lược phát triển CNTT của ngành Tài chính, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác quản lý và điều hành công tác tài chính, ngân sách tại địa phương.

Đoàn làm việc với Sở Tài chính Điện Biên.

Ông Đặng Đức Mai - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính đã chia sẻ với bạn đọc Tạp chí Tài chính điện tử về chuyến đi này:

Được biết tại các Sở Tài chính địa phương việc khai thác số liệu báo cáo thu chi NSNN từ phần mềm quản lý ngân sách 7.0 còn nhiều vướng mắc, theo ông đâu là nguyên nhân chủ yếu và đã có cách nào khắc phục?

Qua thực tế chuyến đi khảo sát hai tỉnh thuộc “vùng sâu, vùng xa” là Điện Biên và Sơn La, theo tôi có 3 nguyên nhân chính khiến cho việc khai thác số liệu báo cáo thu chi NSNN từ phần mềm quản lý ngân sách 7.0 tại các Sở Tài chính còn nhiều vướng mắc, đó là:

Thứ nhất, số liệu của KBNN vẫn còn tồn tại những sai sót trong mã địa bàn, mã đơn vị có quan hệ ngân sách, do trước đây khi triển khai Kế toán kho bạc mới [KTKB08] việc nhập mã địa bàn không được kiểm soát dẫn đến sai sót, hoặc mã đơn vị có quan hệ ngân sách đối với các đơn vị sử dụng mã tạm quy định chưa thống nhất,… Hiện nay, việc nhập chứng từ ngân sách, chứng từ chi đã được chuẩn hóa, đã kiểm soát chặt giá trị các trường theo Danh mục dùng chung, nhưng các sai sót cũ vẫn chưa sửa chữa, khắc phục được.

Đoàn khảo sát Sở Tài chính Sơn La.

Có thể thấy các sai sót còn tồn tại trong dữ liệu thu chi Ngân sách là khá phổ biến ở các KBNN. Tuy nhiên, do KBNN quan tâm đến báo cáo theo MLNS nên các sai sót này không làm ảnh hưởng đến kết quả báo cáo thu chi ngân sách, báo cáo tồn quỹ hàng tháng, quý.

Trong khi đó, do cần kiểm soát dữ liệu theo đơn vị dự toán, nên sai sót trong dữ liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo thu chi ngân sách theo từng đơn vị dự toán, như vậy Sở Tài chính sẽ không sử dụng được báo cáo nếu dữ liệu còn sai sót.

Hướng khắc phục cho các sai sót dữ liệu hiện nay là KBNN cần liệt kê các trường hợp dữ liệu sai, can thiệp sửa trực tiếp vào cơ sở dữ liệu. Việc này đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong thao tác của cán bộ làm CNTT của các KBNN địa phương.

Hai là, do trình độ cán bộ tài chính còn yếu về CNTT nói chung nên chưa thể làm chủ và chưa có đủ kinh nghiệm trong việc khai thác sử dụng chương trình NSNN 7.0. Ví dụ, về kinh nghiệm khai thác, cán bộ sở tài chính khi kết xuất báo cáo tháng trước thì chọn ngày lấy dữ liệu là ngày từ đầu tháng đến cuối tháng, trong khi đó dữ liệu KBNN còn tiếp tục chỉnh sửa dữ liệu bằng cách nhập ngày hạch toán điều chỉnh là ngày 32. Sử dụng ngày điều chỉnh 32 trong chương trình KTKB có thể kéo dài đến ngày 10 của tháng sau. Vì vậy, việc lấy dữ liệu khi lập báo cáo cần lấy rộng ngày ra, tốt nhất là lập báo cáo và lấy dữ liệu sau ngày 10 tháng sau thì kết quả báo cáo của STC với KBNN mới giống nhau được. Đây là một kinh nghiệm tốt trong khai thác. Tuy nhiên, lỗi này có thể sửa đổi trong chương trình NSNN 7.0, không nên chọn ngày lấy dữ liệu, mà chỉ nên chọn tháng sinh báo cáo và khuyến cáo người dùng về kết quả còn có thể chưa đầy đủ nếu ngày sinh báo cáo trước mùng 10 tháng sau.

Ba là, sự phối hợp giữa cán bộ phòng quản lý ngân sách và phòng kế toán, phòng tin học KBNN còn chưa chặt chẽ. Khi bị sai lệch trong báo cáo, thì hai bên cũng chưa cùng ngồi lại với nhau để đối chiếu, chỉnh sửa cho tới khi ra được báo cáo đúng. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào mà phòng quản lý ngân sách và phòng kế toán, phòng tin học KBNN phối hợp tốt thì việc khai thác, báo cáo từ dữ liệu KBNN đều chuẩn, khi gặp các vướng mắc thì dễ dàng tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời.

Cục Tin học và Thống kê tài chính có tổ chức việc hỗ trợ thường xuyên từ xa và đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong khai thác sử dụng chương trình NSNN 7.0. Đây là kênh hỗ trợ rất hữu dụng đối với cán bộ các Sở Tài chính, nhưng đáng tiếc, nhiều địa phương cũng chưa biết tận dụng khai thác sử dụng kênh hỗ trợ này.

Chúng tôi đang lên danh sách những địa phương còn gặp khó khăn trong việc khai thác và sử dụng chương trình NSNN 7.0 để tổ chức đoàn công tác đi hỗ trợ trực tiếp cho địa phương.

Hiện nay Dự án hệ thống quản lý thông tin Ngân sách và Kho bạc [TABMIS] là một dự án lớn của ngành Tài chính, có phạm vi triển khai rộng. Vậy qua chuyến khảo sát này, theo ông hiện trạng hạ tầng truyền thông [HTTT] phục vụ cho việc triển khai những ứng dụng khi tiến hành dự án TABMIS đã chuẩn bị sẵn sàng?

HTTT đã được triển khai tại các STC từ năm 2007 và đã hoạt động tốt, ổn định. Riêng kết nối đường truyền tới các phòng Tài chính – kế hoạch cấp huyện thì mới lắp đặt nên chưa được ổn định, hơn nữa nhu cầu sử dụng các kênh truyền này còn ít đối với các Phòng TC-KH chưa triển khai TABMIS.

Tình trạng khá phổ biến là các Phòng TC-KH do chưa có nhu cầu sử dụng kênh truyền thường tắt nguồn điện hoặc thậm chí tháo cả MODEM ra [cất vào tủ để đảm bảo an toàn tài sản], đến khi lắp đặt lại thì lắp sai [dù đã có tài liệu hướng dẫn, nhưng cán bộ cấp huyện không làm chủ được]… Ngoài ra, các Phòng TC-KH chưa trả kinh phí thuê bao đường truyền [hoặc còn chưa chịu ký phụ lục số 02 của Hợp đồng lắp đặt và thuê kênh truyền của Viettel]. Tình trạng này nếu để lâu dẫn tới việc nhà cung cấp kênh truyền sẽ cắt kênh truyền theo điều khoản vi phạm trong hợp đồng, khi đó, việc kết nối lại sẽ phải thực hiện như triển khai mới lần đầu, mất nhiều công sức để khôi phục, cũng như kinh phí.

Trước thực trạng này, Cục TH&TKTC đã hơn một lần có công văn nhắc nhở, sau đó, tình trạng này có được cải thiện nhưng khá chậm chạp. Qua đợt công tác lần này, Cục TH&TKTC sẽ tiếp tục nhắc nhở các địa phương, thống kê lại hiện trạng và hỗ trợ trực tiếp các tỉnh chưa đảm bảo kết nối thống suốt. Việc kết nối kênh truyền phủ đến cấp huyện trong bối cảnh hiện nay có nhiều khó khăn do hệ thống tài chính không phải hệ thống dọc từ Trung ương xuống, ý thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của kênh truyền chưa được các lãnh đạo địa phương coi trọng.

Qua thực tế triển khai HTTT nhiều năm qua, chúng tôi thấy để hệ thống mạng đi vào ổn định [như đối với hệ thống KBNN, Thuế, Hải quan] cũng cần một thời gian nhất định. Cục Tin học và Thống kê tài chính sẽ phối hợp với các STC địa phương, tiếp tục thúc đẩy các huyện thực hiện nghiêm yêu cầu từ Trung ương để đảm bảo kênh kết nối tới tài chính cấp huyện được thông suốt, đảm bảo cho việc triển khai chương trình TABMIS và việc khai thác các ứng dụng của ngành tài chính.

Kết hợp với chuyến khảo sát, đoàn còn có chương trình gì giúp cho các địa phương, thưa ông?

Ngoài việc kiểm tra, khảo sát, hướng dẫn trực tiếp cho các STC về việc khai thác sử dụng các ứng dụng tại địa phương, đoàn công tác còn phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai CNTT ngành tài chính tại Sơn La, với sự tham gia của cán bộ từ cấp huyện của 2 đơn vị Tài chính và Thông tin truyền thông.

Đây cũng là dịp để chúng tôi phổ biến về các văn bản quy định trong lĩnh vực CNTT dành cho khối các cơ quan hành chính, về mục tiêu chương trình Cải cách quản lý tài chính công, nội dung và kế hoạch triển khai hệ thống quản lý thông tin Ngân sách và Kho bạc [TABMIS] và tập huấn về chương trình kế toán hành chính sự nghiệp IMAS 8.0.

Nội dung hội thảo tập huấn khá phong phú và bổ ích, hơn nữa lại được các cán bộ của Sở Thông tin &Truyền thông, của Cục Tin học và Thống kê tài chính trình bày nhiệt tình, hấp dẫn người tham dự. Hội thảo tập huấn thực sự mở ra một giai đoạn mới trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước tại Sơn La.

Đợt công tác địa phương của đoàn công tác Cục TH&TKTC thực sự mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho cả đơn vị đoàn đến công tác và cho cả phía Cục TH&TKTC trong kinh nghiệm triển khai địa phương, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi phía Bắc là các đơn vị thường gặp nhiều khó khăn do địa lý, địa hình và nguồn nhân lực CNTT.

Đoàn khảo sát đã tháo gỡ được nhiều khó khăn của 2 đơn vị tài chính Điện Biên và Sơn La, đã thống nhất kế hoạch hỗ trợ tiếp theo bao gồm việc tổ chức tập huấn lại toàn diện các nội dung, đào tạo lại cán bộ tin học và tài chính; khảo sát xây dựng kế hoạch triển khai CNTT đến 2015 cho các sở.

Việc tổ chức các đoàn công tác địa phương thực sự mang lại kết quả tốt, được các địa phương đánh giá cao. Sắp tới, Cục TH&TKTC sẽ trình Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức đoàn công tác các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn và một số tỉnh miền Trung còn gặp khó khăn trong công tác triển khai ứng dụng CNTT tại địa phương.

Chủ Đề