Khái niệm về đánh giá thi đua

Tại Phiên họp thẩm tra Dự án Luật Thi đua, Khen thưởng [sửa đổi], Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Luật sửa đổi lần này sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế, bảo đảm bao quát hết các đối tượng khen thưởng.

Toàn cảnh Phiên họp thẩm tra Dự án Luật Thi đua, Khen thưởng [sửa đổi]

Khắc phục những bất cập về khen thưởng của Luật hiện hành

Trình bày Tờ trình tại Phiên họp thẩm tra, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI [kỳ họp thứ 4] thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013 là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Sau 17 năm thực hiện, Luật đã và đang đi vào cuộc sống, được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả, công tác thi đua và khen thưởng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng cho biết, Luật vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế về công tác khen thưởng. Cụ thể: Luật có đối tượng điều chỉnh rộng, liên quan đến toàn bộ hệ thống chính trị nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng chưa bao quát hết các đối tượng và người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu nên tác dụng khen thưởng chưa cao. Năm 2013, khi sửa đổi, bổ sung Luật đã có quy định điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số quy định về tiêu chuẩn khen thưởng chưa cụ thể, khó áp dụng với một số đối tượng thuộc các lĩnh vực khu vực ngoài nhà nước, phải điều chỉnh bằng các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư.

Công tác phát hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất chưa kịp thời. Luật hiện hành quy định các hình thức khen thưởng cấp nhà nước và các hình thức khác thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, trên thực tế việc quy định thẩm quyền khen thưởng, phân cấp, phân quyền trong khen thưởng chưa đầy đủ, chưa bao quát được hết các khu vực, đối tượng; tỷ lệ khen thưởng cấp nhà nước chưa cân đối trong từng lĩnh vực, đối tượng, tập trung chủ yếu vào khen niên hạn, khen công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Một số chủ trương, quy định của Đảng về công tác khen thưởng chưa được thể chế hóa kịp thời.

Khắc phục những tồn tại trên, Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng [sửa đổi] đã sửa đổi, bổ sung 53 điều với nhiều nội dung mới để bảo đảm bao quát hết các đối tượng khen thưởng, phù hợp với vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền công tác khen thưởng trong hệ thống chính trị; đảm bảo cân đối khen thưởng khu vực cơ quan nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Dự thảo Luật đã thiết kế lại, tạo sự thống nhất, xuyên suốt từ nguyên tắc, loại hình khen thưởng đến các quy định cụ thể tiêu chuẩn khen thưởng; đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” trước đây. Bổ sung nguyên tắc “Quan tâm khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác và khen thưởng tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo; mở rộng đối tượng khen thưởng người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam trong điều kiện chủ động hội nhập; quy định rõ hơn đối tượng khen thưởng “doanh nhân, trí thức, nhà khoa học”, “doanh nghiệp” trong các loại hình khen thưởng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân.

Đồng thời Luật sửa đổi quy định trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đơn vị, cơ sở trong phát hiện nhân tố, điển hình tiêu biểu để khen thưởng kịp thời theo thẩm quyền và trình cấp trên khen thưởng. Bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình

Thống nhất xuyên suốt từ loại hình đến tiêu chuẩn khen thưởng

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, những nội dung sửa đổi, bổ sung về khen thưởng chiếm tỷ trọng lớn trong nội dung sửa đổi, bổ sung Luật, cụ thể như sau:

Dự thảo Luật bổ sung về khái niệm về loại hình khen thưởng; mục tiêu khen thưởng; nguyên tắc khen thưởng: Bổ sung khái niệm và sắp xếp lại thứ tự các loại hình khen thưởng gồm: Khen thưởng theo công trạng; khen thưởng đột xuất; khen thưởng phong trào thi đua; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng niên hạn; khen thưởng đối ngoại để phù hợp với nguyên tắc khen thưởng. Bổ sung làm rõ mục tiêu của khen thưởng “là nhằm khuyến khích, cổ vũ, động viên cá nhân, tập thể hăng hái thi đua, lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Bổ sung nguyên tắc “Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó” để khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích”. Bổ sung nguyên tắc khen thưởng: “Quan tâm khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác và khen thưởng tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, để thể chế hóa chủ trương của Đảng về khen thưởng tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Về hình thức khen thưởng, Dự thảo Luật bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” để khen thưởng cho lực lượng thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo Kết luận của Ban Bí thư tại Thông báo số 3257-CV/VPTW ngày 07 tháng 02 năm 2017 của Văn phòng Trung ương Đảng; Bổ sung hình thức Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội…

Về đối tượng khen thưởng, Dự thảo Luật bổ sung đối tượng khen thưởng là cá nhân người nước ngoài đối với Huân chương Hồ Chí Minh; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài đối với Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Lao động các hạng; quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huy chương Hữu nghị.

Đồng thời, Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể đối tượng xét tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh cho bộ, ban, ngành, tỉnh, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương. Các đối tượng xét tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh đã được quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và được thực hiện ổn định trong thời gian qua, vì vậy, việc quy định nội dung này trong Luật để nâng cao tính pháp lý trong triển quá trình khai thực hiện. Quy định cụ thể đối tượng xét tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba cho đối tượng là bộ, ban, ngành, tỉnh, các tập thể thuộc và trực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh, để thực hiện nguyên tắc khen thưởng là “Bảo đảm thống nhất giữa thành tích, hình thức và đối tượng khen thưởng”.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật bổ sung đối tượng xét danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân” cho đối tượng là “hộ sinh/hộ sinh viên” do “hộ sinh viên” là một chức danh chuyên môn y tế, là người trực tiếp làm công tác theo dõi thai kỳ, đỡ đẻ, sơ cứu, cấp cứu sản khoa, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh; Bỏ đối tượng là “công chức, viên chức” trong công an nhân dân được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” vì hiện nay lực lượng công an nhân dân không còn đối tượng này; Bỏ đối tượng xét danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đối với “nhạc sĩ“ và “phát thanh viên”, vì “nhạc sĩ” là người sáng tác và soạn nhạc, tác phẩm của nghệ sĩ có giá trị và đủ các tiêu chuẩn sẽ được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”. Phát thanh viên làm việc ở các Đài phát thanh, truyền hình, trên thực tế phát thanh viên đảm nhiệm cả việc biên tập tin tức như một nhà báo và được thực hiện nhiệm vụ theo vị trí việc làm.

Về tiêu chuẩn khen thưởng, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn khen thưởng cho công nhân, nông dân có sáng kiến hoặc mô hình sản xuất mang lại giá trị cao và được áp dụng có hiệu quả thay thế tiêu chuẩn “có phát minh, sáng chế” đối với các hình thức khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba; “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, để thực hiện chủ trương của Đảng về chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; Bổ sung quy định tiêu chuẩn tặng thưởng Huân chương Độc lập các hạng cho các tập thể là bộ, ban, ngành, tỉnh nhân dịp kỷ niệm năm tròn, Huân chương Quân công các hạng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm năm tròn để phù hợp quá trình triển khai thực hiện trong thời gian qua. Trên thực tế, theo tiêu chuẩn quy định hiện hành để được tặng thưởng Huân chương Độc lập phải đảm bảo tiêu chuẩn đã được tặng Bằng khen, Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh nhưng do hàng năm bộ, ban, ngành, tỉnh không tự tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh nên việc đề nghị khen thưởng theo tiêu chuẩn chung không thực hiện được.

Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể số năm tập thể đạt tiêu chuẩn “tổ chức đảng được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” khi đề nghị tặng thưởng các hình thức khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Quân công các hạng; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc các hạng; danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, để cụ thể các tiêu chuẩn khen thưởng và phù hợp quy định của Đảng về đánh giá, xếp loại tổ chức đảng hàng năm./.

Danh hiệu thi đua gồm những gì?

Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong thi đua.

Thi đua theo chuyên đề là gì?

Thi đua theo theo đợt [chuyên đề] là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Có bao nhiêu hình thức thi đua?

"Hình thức tổ chức thi đua" được hiểu như sau:a] Thi đua thường xuyên; b] Thi đua theo đợt.

Thi đua có nghĩa là gì?

1. Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ Đề