Khi bị khó thở phải làm thế nào năm 2024

Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến hơi thở, từ dị ứng, hen suyễn, tập luyện thể thao đến chấn thương hay bệnh tật. Nếu đột ngột khó thở do bệnh tật, chấn thương thì hầu hết là trường hợp y tế khẩn cấp, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Phần lớn các ca đột ngột khó thở do bệnh tật, chấn thương

SHUTTERSTOCK

Trong tình huống người bệnh không hề có vận động thể chất nào đáng kể nhưng bỗng dưng khó thở đột ngột, đó có thể là do hen suyễn. Khi đó, hãy nới lỏng quần áo để cho họ dễ thở. Tiếp đến có thể cho họ dùng loại thuốc nào được kê đơn dành cho bệnh nhân hen suyễn, cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp rồi đưa đến bệnh viện.

Nếu người bệnh đột ngột khó thở kèm theo triệu chứng đau ngực, chóng mặt, đổ mồ hôi, cơn đau lan xuống cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đau tim, phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Nếu tình trạng khó thở đột ngột là do dị ứng hoặc hen suyễn ở mức độ nhẹ thì điều quan trọng là phải tránh xa tác nhân gây dị ứng. Nếu bạn dị ứng với phấn hoa hay lông thú cưng thì hãy mang khẩu trang khi đi đến những nơi có nhiều tác nhân dị ứng này.

Nếu người bệnh nghi ngờ những cơn khó thở đột ngột của mình là dấu hiệu của bệnh lý gì đó nghiêm trọng thì hãy gọi xe cấp cứu hoặc yêu cầu người thân đưa đến bệnh viện. Sau đó, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, theo Healthline.

Khó thở là tình trạng khá hay gặp và khá khó chịu. tuy nhiên nếu khó thở không phải là một dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn, thì tình trạng thường có thể được xử trí tại nhà.

Dưới đây là những biện pháp khắc phục khó thở mà mọi người có thể thử ở nhà, cũng như các nguyên nhân và khi nào nên đi khám bác sĩ.

Điều trị khó thở tại nhà

Khi đã biết điều gì gây khó thở và đó không phải là trường hợp cấp cứu, bạn có thể muốn thử điều trị tại nhà.

Những bài tập dưới đây có thể giúp điều trị khó thở tại nhà:

1. Thở sâu

Thở sâu đường bụng có thể giúp kiểm soát tình trạng khó thở. Để làm điều này ở nhà, bạn cần:

• nằm xuống, đặt hai tay lên bụng

• hít vào thật sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí

• nín thở trong vài giây

• thở ra thật chậm qua miệngcho đến khi phổi hết không khí

• lặp lại trong 5 đến 10 phút

Bài tập này có thể được thực hiện vài lần trong ngày, hoặc mỗi khi bạn bị khó thở. Tốt nhất là giữ nhịp thở chậm, sâu và dễ dàng, hơn là thở nhanh.

2. Thở mím môi

Một bài tập thở khác có thể giúp giảm khó thở là thở mím môi.

Thở mím môi giúp giảm khó thở nhờ làm chậm nhịp thở của người bệnh. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp khó thở do lo lắng.

Để tập thở mím môi ở nhà, bạn cần:

• ngồi thẳng trên ghế với vai thoải mái

• ngậm hai môi vào nhau sao cho khoảng cách giữa hai môi nằm ở giữa

• hít vào qua mũi trong vài giây

• nhẹ nhàng thở ra qua môi đang mím trong khi đếm đến 4

• hít thở và thở ra như vậy trong 10 phút

Bạn có thể thử bài tập này mỗi khi cảm thấy khó thở, và làm lại nhiều lần trong ngày cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

3. Tìm tư thế thoải mái và được nâng đỡ

Tìm một tư thế thoải mái và được nâng đỡ để đứng hoặc nằm có thể giúp một số người thư giãn và thở lại bình thường. Nếu thở gấp là do lo âu hoặc do gắng sức quá mức thì cách này đặc biệt hữu ích.

Những tư thế sau đây có thể làm giảm áp lực lên đường thở của một người và cải thiện hô hấp:

• ngồi cúi ra trước trên một chiếc ghế, tốt nhất với đầu tựa lên bàn

• dựa vào tường để lưng được chống đỡ

• đứng chống hai tay xuống bàn, để bớt trọng lượng lên chân

• nằm xuống với đầu và đầu gối được gối nâng đỡ.

4. Sử dụng quạt

Nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể làm giảm cảm giác khó thở. Việc cảm thấy lực của luống không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi. Cách điều trị đã được thấy là có hiệu quả trong việc giảm cảm giác khó thở

Tuy nhiên, việc sử dụng quạt không thực sự cải thiện khi triệu chứng là do một bệnh lý nền nào đó gây ra.

5. Hít hơi nước

Hít hơi nước có thể giúp làm thông mũi, giúp thở dễ dàng hơn. Hơi nóng và độ ẩm từ hơi nước cũng có thể làm tan chất nhầy trong phổi, giúp giảm sự thở.

Để hít hơi nước tại nhà, bạn cần:

• đổ đầy nước nóng vào bát

• thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp

• cúi mặt trên bát nước, dùng một chiếc khăn trùm qua đầu

• thở sâu, hít hơi nước

Điều quan trọng là đảm bảo rằng nước đã hơi nguội sau khi vừa đun sôi. Nếu không, hơi nước có thể làm bỏng da.

6. Uống cà phê đen

Ảnh

Cà phê có thể được sử dụng điều trị tại nhà khi bị khó thở.

Uống cà phê đen có thể giúp giải quyết tình trạng khó thở, vì chất caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự mệt mỏi của cơ ở đường hô hấp.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine có tác dụng cải thiện nhẹ chức năng hô hấp ở những người bị hen. Tác dụng này có thể đủ để làm họ dễ hít thờ hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nhịp tim. Tốt nhất là nên theo dõi lượng caffeine khi thử điều trị theo cách này, để đảm bảo bạn không bị say cà phê.

7. Ăn gừng tươi

Ăn gừng tươi, hoặc thêm một ít gừng tươi vào nước nóng để uống, có thể giúp giảm khó thở viêm đường hô hấp.

Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể hiệu quả trong việc chống lại vi-rút RSV, một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Những nguyên nhân gây khó thở?

Một số người có thể bị khó thở đột ngột và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Những người khác có thể bị khó thở thường xuyên hơn.

Khó thở xảy ra thường xuyên có thể do nguyên nhân thông thường, hoặc là hệ quả của một tình trạng bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn.

Khó thở xuất hiện đột ngột có thể cần điều trị cấp cứu.

Những nguyên nhân khác nhau có thể gay khó thở là:

Nguyên nhân thông thường

Khó thở thỉnh thoảng mới xảy ra có thể là do:

• thừa cân hoặc quá khổ

• hút thuốc lá

• chất gây dị ứng hoặc chất gây ô nhiễm trong không khí

• nhiệt độ cực đoan

• tập nặng

• lo lắng

Bệnh lý nền

Khó thở thường xuyên có thể là do bệnh lý nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến tim hoặc phổi.

Tim và phổi giúp đưa oxy đi khắp cơ thể và đào thải khí carbonic. Do đó các tình trạng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi cũng sẽ ảnh hưởng đến hô hấp.

Những bệnh lý nền ảnh hưởng đến tim và phổi và có thể gây khó thở bao gồm:

• hen

• thiếu máu

• Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]

• chức năng tim bất thường

• ung thư phổi

• các bệnh về phổi, như dày dính màng phổi hay lao phổi

Nguyên nhân cấp tính

Cũng có một số nguyên nhân gây khó thở cấp tính hoặc đột ngột cần đi khám cấp cứu, bao gồm:

• phản ứng dị ứng nặng

• sặc dị vật

• suy tim

• đau tim

• cơ tim giãn

• huyết khối trong phổi

• viêm phổi

• ngộ độc CO

• hít phải dị vật vào phổi

Thay đổi lối sống

Tùy theo nguyên nhân khó thở, có thể thực hiện một số thay đổi về lối sống để cải thiện các triệu chứng, bao gồm:

• Giảm cân, nếu béo phì có liên quan đến vấn đề về hô hấp

• Tập thể dục để nâng cao thể lực

• tránh tập thể dục trong thời tiết nóng hoặc ở độ cao lớn

• bỏ thuốc lá và tránh hít khói thuốc gián tiếp

• tránh các chất gây dị ứng và chất ô nhiễm

• tuân thủ kế hoạch điều trị bệnh

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Một số người bị khó thở nhẹ thường xuyên và đã được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân. Nếu bác sĩ đã chẩn đoán được nguyên nhân, thử một trong những phương pháp điều trị tại nhà nói trên là việc làm an toàn.

Với những người bị khó thở lần đầu mà không biết tại sao, thì nên nói chuyện với bác sĩ. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác.

Trong một số trường hợp, khó thở là nguyên nhân cần được chú ý ngay lập tức. Nên tìm sự chăm sóc y tế ngay nếu:

Khó thở khi nằm phải làm sao?

Bạn nên nằm xuống, đặt hai tay lên bụng; Hít sâu vào qua đường mũi, căng bụng lên và để không khí dễ vào phổi hơn; Giữ hơi thở kéo dài trong vài giây; Thở ra từ từ qua đường miệng, làm rỗng phổi.

Mệt khó thở là triệu chứng của bệnh gì?

Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do cơ thể hoạt động quá sức hoặc do các bệnh lý của cơ thể như bệnh tim, viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu máu. Trong đó, có thể thấy bệnh lý về hô hấp chiếm tỉ lệ cao, là nguyên nhân quan trọng và chủ yếu.

Làm gì khi bị hụt hơi?

8 cách cải thiện chứng thở hụt hơi tại nhà.

Ngồi thở trên ghế Ngồi nghiêng phía trước. ... .

Đứng tựa lưng. Đứng thở đúng cách cũng có thể giúp thư giãn cơ thể và đường hô hấp hiệu quả. ... .

Đứng chống tay xuống mặt bàn. ... .

Ngủ kê gối thoải mái. ... .

Thở bằng cơ hoành. ... .

Sử dụng quạt. ... .

Thay đổi lối sống..

Bị khó thở nên uống gì?

Uống nước ấm cũng là cách tốt để làm dịu cổ họng và bảo vệ phổi khỏi bị kích ứng bằng cách đẩy màng nhầy ra ngoài. Mỗi người cần uống đủ nước để giữ cho chất nhầy loãng và giúp thông thoáng đường thở.

Chủ Đề