Khi nó về cây ngô bao nhiêu phát biểu d00u1ng năm 2024

Cây ngô là một trong những cây trồng chính trong vụ Đông, được xem là cây lương thực thiết yếu thứ 2 tại Việt nam, vừa dễ làm lại mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng ngô nông sản. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây ngô vụ Đông năm 2023-2024 như sau:

Thời vụ trồng: Để đạt được năng suất và chất lượng tốt khi trồng ngô việc xem xét thời vụ trồng phù hợp với từng địa phương là cần thiết, đối với ngô đông thường trồng từ tháng 15/9 đến 15/10.

Chọn giống trồng: Có rất nhiều giống ngô cho bà con lựa chọn như ngô ngọt, ngô bao tử, ngô nếp, ngô tẻ,… Tùy theo sở thích mà bà con lựa chọn giống trồng cho phù hợp, giống trồng có thể tìm mua tại các cửa hàng đại lý nông nghiệp, siêu thị... Trước khi gieo trồng, để tăng tỉ lệ nảy mầm cho hạt giống hãy ngâm trong nước ấm; nếu gieo ngô trên đất đủ ẩm cần ngâm hạt 10-12h [riêng đối với ngô đường và các giống ngô có hạt dạng nhũ bột ngâm khoảng 4-5h] cho hạt hút no nước. Nếu nhiệt độ cao, trời ấm cần thay nước tránh hạt bị chua. Khi hạt có dấu hiệu nứt nanh thì lấy ra gieo.

Ruộng ngô giai đoạn cây con

Kỹ thuật gieo trồng cây ngô:

Sau khi thu hoạch lúa, bà con cho cày lật đất để tạo luống rộng khoảng 1,2m; rãnh rộng 30 - 40cm. Để tránh hiện tượng đổ ngã gây thiệt hại năng suất về sau, đất trồng ngô nên được cày sâu 20-25 cm, bừa kĩ và phay nhỏ để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh.

Sau đó, bà con tiến hành dùng cuốc rạch hàng ngang trên mặt luống sâu 2-3 cm, hàng cách hàng 30cm để gieo hạt đã nứt nanh. Ngô không chịu được ngập úng nên cứ khoảng 5 -7 hàng, bà con cần tạo 1 rãnh thoát nước cho ruộng ngô. Đất thời điểm gieo hạt phải luôn đảm bảo độ ẩm từ 85 - 90%.

Cách gieo: Sau khi lên luống xong, rạch hàng sâu 12-15cm, bón phân lót, lấp kín phân rồi mới gieo hạt. Độ sâu lấp hạt tùy theo điều kiện đất đai của từng mùa vụ, thông thường 3-5cm.

Mật độ và khoảng cách gieo:

Lượng giống gieo trồng 15-20 kg/ha, tùy giống và mật độ gieo trồng; mật độ gieo trồng phổ biến: 5,7-7,1 cây/ha.

- Nhóm ngắn ngày: Gieo với mật độ 70.000- 80.000 cây/ha; khoảng cách: 70 x 20 cm/cây hoặc 50 x 25 cm/cây.

- Nhóm cây trung ngày: Gieo với mật độ 60.000- 70.000 cây/ha; Khoảng cách: 70 x 25 cm/cây hoặc 70 x 22 cm/cây

- Nhóm giống dài ngày: Gieo với mật độ 50.000-60.000 cây/ha; khoảng cách: 80 x 25 cm/cây

Lượng phân bón [Tính cho 1 sào 500m2]: Phân chuồng: 400 - 500 kg [có thể thay thế bằng phân vi sinh với lượng 100-120 kg/sào] + Đạm Ure: 15-16kg + Super lân: 20-25kg + Kaliclorua: 6-7,5kg.

Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh và phân lân + 20% lượng đạm ure.

+ Bón thúc lần 1 [Khi cây có 3-4 lá]: Bón 30% đạm ure + 40% KCL. Bón cách gốc 5-10 cm.

+ Bón thúc lần 2 [khi cây 7- 8 lá]: Bón 50% lượng đạm ure + 40% lượng kaliclorua kết hợp vun gốc. Bón cách gốc 10-15 cm.

+ Bón thúc lần 3 [Khi cây xoắn nõn, ]: Bón lượng phân còn lại, bón cách gốc 15-20 cm.

Lưu ý: Có thể sử dụng phân bón tổng hợp NPK chuyên dùng trên cây ngô để thay thế các loại phân trên. Bón phân kết hợp làm cỏ, bón phân đến đâu vun lấp ngay sau đó, tuyệt đối không để phân tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu lực của phân bón.

Chăm sóc, bón phân, tưới nước là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng ngô

Tưới nước cho cây ngô:

Giai đoạn đầu khi mới trồng 5-7 ngày nên tưới 1 lần. Khi cây con đã phát triển ổn định, duy trì tưới 2-3 tuần 1 lần, tùy vào điều kiện thời tiết. Ngô là cây trồng có khoảng cách rộng. Cách tưới tốt nhất là cho nước vào rãnh để ngấm dần vào các luống trong một ngày, để qua đêm rồi rút cạn.

Độ ẩm đất thích hợp đối với ngô là 70-80%. Những giai đoạn ngô rất cần nước là 3-4 lá, 7-10 lá, xoáy loa kèn, tung phấn phun râu và chín sữa.

Phòng trừ sâu bệnh:

Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và phòng trừ hiệu quả các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây ngô đặc biệt là sâu keo mùa thu, sâu đục thân, bệnh đốm lá ...

Thu hoạch ngô:

Nếu thu bắp tươi, thu sau phun râu 18-20 ngày [66-68 ngày sau gieo]; nếu thu bắp khô, thu hoạch 95-100 ngày sau gieo. Độ chín của hạt và thời điểm thu hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng ngô. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già, toàn bộ ruộng ngô đã có 80 - 85% số bắp có lá bị chín vàng [râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm, nếu là ngô lai chân hạt đã có điểm đen].

Chủ Đề