Không sao y giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự năm 2024

Hiện nay, có những loại giấy tờ nào không được sử dụng để chứng thực bản sao? - Thanh Nga [Bà Rịa]

Các loại giấy tờ không được chứng thực bản sao [Hình từ Internet]

1. Thế nào là chứng thực?

Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về chứng thực như sau:

- Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

- Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

2. 06 loại giấy tờ, văn bản không được chứng thực bản sao

Theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, có 06 loại bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, bao gồm:

- Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

- Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

- Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

- Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

- Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính

Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể:

- Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

- Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện chứng thực như sau:

+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 [hai] trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 [hai] tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực. - Là giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam. Documents issued by Australian authorities to be recognized and used in Viet Nam.

- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được HPHLS phải đã được Bộ Ngoại giao Australia chứng nhận trước.

Documents was authenticated by the Department of Foreign Affairs and Trade of Australia [DFAT].

- Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài phải được giới thiệu trước cho Đại sứ quán.

Sample of seal and signature of DFAT official was introduced to the Embassy of Viet Nam

- Không thuộc các trường hợp: [1] Không được HPHLS hoặc [2] Miễn HPHLS [xin xem phần Lưu ý dưới đây].

Documents are qualified for legalization or are not exempted from legalization.

2/ Hồ sơ [Dossier consists of ]:

- Đơn đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự - Application form [theo mẫu tải tại đây - download here];

- Bản chụp giấy tờ tùy thân [chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy thông hành]. Copy of your passport or your driver license.

- 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận [nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu gửi trả qua đường bưu điện]. A return self-addressed envelop [express or registered].

- Lệ phí [trả bằng tiền mặt, Money Order hoặc Bank Cheque ghi người thụ hưởng là "The Embassy of Viet Nam"]. Fee ][in AUD] paid in cash, or by Money Order or by Bank Cheque payable to "the Embassy of Viet Nam"].

- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được HPHLS đã được Bộ Ngoại giao Australia tại từng bang chứng thực trước. Documents which was already authenticated by the Department of Foreign Affairs and Trade of Australia [State Office in each state].

4/ Thời hạn giải quyết:

- 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Processing time 05 working day from the date of receiving sufficient documents.

- Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

- Trường hợp mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan và người có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự nước ngoài chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Đại sứ quán sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Đại sứ quán giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự./.

* Để biết thêm thông tin chi tiết, xin đề nghị liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Australia

Đến trực tiếp: 6 Timbarra Crescent, O'Malley ACT 2606, Australia

Gửi bưu điện [Postal Address]: PO BOX 98, Mawson ACT 2607, Australia.

LƯU Ý:

* Các giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:

- Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

* Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự:

- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.

- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Giấy tờ, tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.

- Giấy tờ, tài liệu có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Chủ Đề