Khung giá đất 2023

Theo kế hoạch, dự án sửa đổi này sẽ được đưa ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10 tới. Điểm mới đáng chú nhất trong dự thảo Luật được thị trường đặc biệt quan tâm là sẽ tiến hành bỏ khung giá đất. Việc bỏ khung giá đất sẽ được thực hiện như thế nào?

Đa số bất cập trong quản lý đất đai hiện nay đều sinh ra từ việc quản lý giá đất không đảm bảo tính phù hợp thị trường. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, quá trình thực hiện thời gian qua cho thấy, khung giá đất không theo kịp biến động giá đất trong thực tế, chưa điều chỉnh kịp thời, biên độ quá rộng. Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất bỏ khung giá đất trong dự thảo lần này mang ý nghĩa rất lớn với thị trường bất động sản.

"Trước đây là ở địa phương là bị giới hạn bởi khung giá đất xây dựng ở Trung ương nhưng lần này sau khi bỏ khung giá đất các địa phương hoàn toàn độc lập tự chủ và được phân cấp trong việc xây dựng bảng giá đất và địa phương hoàn. Toàn quyết định được việc bảng giá đất phù hợp với thị trường và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương", PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Tài nguyên và Môi Trường cho biết.

Việc xây dựng khung giá đất lâu nay thấp để đảm bảo các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của người dân và doanh nghiệp như các thuế phí ở mức phù hợp giúp đảo an sinh xã hội và tạo động lực cho doanh nghiệp. Do vậy, trong dự thảo luật đất đai lần này khi bỏ khung giá đất, sẽ có quy định để xác định mức giá để tính nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai.

"Trong dự thảo về Luật Đất đai [sửa đổi] lần này, chúng tôi đã đưa ra quy định UBND các tỉnh sẽ quyết định bảng giá đất, sau đó xác định giá để thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính cuả người dân. Trong quy định, chúng tôi đưa ra là ổn định trong khoảng thời gian 5 năm và không quá 20% so với kỳ trước", GS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết.

Cũng theo ông Thọ, điều này hoàn toàn phù hợp với Nghị định 96 khi xây dựng khung giá đất 2019 để so sánh với khung giá đất 2014. Khung giá đất 2019 cũng quy định các định phương không xây dựng bảng giá đất quá 20% so với thị trường.

Dự thảo Luật Đất đai [sửa đổi] liên quan đến nội dung bỏ khung giá đất đang lấy ý kiến của người dân đến 25/9/2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Trung ương nêu rõ việc quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Nghị quyết nêu rõ, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, chính sách, pháp luật về đất đai đã có nhiều đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn, từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn.

Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản và chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai từng bước được hoàn thiện. Chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã góp phần quan trọng thu hút đầu tư, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn.

Chính sách đất đai về nhà ở xã hội đạt được một số kết quả quan trọng. Khung giá đất và bảng giá đất được xây dựng theo quy định, có tính đến giá đất phổ biến trên thị trường.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.

Mục tiêu đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Đến năm 2030, hệ thống pháp luật về đất đai cơ bản được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.

Về nhiệm vụ và giải pháp, Trung ương yêu cầu thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai là nguồn lực to lớn cần được phát huy, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; không để bị suy thoái, huỷ hoại, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm là sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển mới.

Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất.

Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.

Rà soát chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp. Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.

Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân; phát hiện và phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, sai phạm trong thi hành chính sách, pháp luật về đất đai để xử lý kịp thời, hiệu quả...

Chủ Đề