Kiểm kê định kỳ theo phương pháp FIFO

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO và ví dụ hướng dẫn tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước

Chúng ta hiểu cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO hay còn gọi là nhập trước xuất trước áp dụng dựa trên gỉa định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Theo phương pháp fifo thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

Chúng ta vẫn thực hiện qua 3 bước:

B1: Chúng ta phải xác định số lượng nguyên vật liệu xuất theo từng loại, mục đích sử dụng

B2: Cần xác định giá từng loại nguyên vật liệu xuất nào được xuất trước

B3: Xác định tổng số lượng suất và tổng giá trị nguyên vật liệu xuất theo lô xuất trước

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO quy định như sau:

Nguyên vật liệu nào nhập trước sẽ được lấy giá để tính cho nguyên vật liệu xuất trước, nguyên vật liệu tồn cuối sẽ tính  theo giá những lần nhập sau cùng trong kỳ. Hay hiểu đơn giản thì lô nguyên vật liệu nào nhập kho trước sẽ được xuất kho trước, xuất hết lần nhập trước mới xuất đến lần nhập sau.

Ví dụ về phương pháp tính giá xuất kho FIIO nhập trước xuất trước

Tại doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nguyên vật liệu trong tháng 10/2021 như sau:

Tồn kho đầu tháng 6.000kg, đơn giá 130.000đ/kg

1. Ngày 1/10 mua nhập kho 4.500kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 130.600đ/kg. Đã thanh toán tiền vay ngân hàng

2. Ngày 6/10 xuất kho 6.000 kg cho sản xuất sản phẩm

3. Ngày 8/10 nhận vốn góp kinh doanh 12.000kg nguyên vật liệu, nhập kho theo giá trị trường là 131.000đ/kg.

4. Ngày 10/10 xuất kho 10.400 kg cho sản xuất sản phẩm

Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO như sau:

1.  Nợ TK 152: 4.500 x 130.600 = 587.700.000

     Nợ TK 133:  58.770.000

        Có TK 3411: 646.470.000

2. Nợ TK 621: 6.000 x 130.000= 780.000.000  [ Xuất hết 6.000 với giá 130.000]

       Có TK 152: 780.000.000

3. Nợ TK 152 : 12.000 x 131.000 = 1.572.000.000

        Có TK 411: 1.572.000.000

4. Nợ TK 621:  4.500 x 130.600 + 5.900 x 131.000 =587.700.000 + 767.000.000=1.354.700.000 [Xuất hết nguyên vật liệu giá 130.600 là 4.500 sau đó còn lại là giá nhập gần nhất 131.000]

Trên là cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO, Chúc các bạn thành công !

Xem thêm phương pháp tính giá xuất kho khác: Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền


Cách tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Cách tính giá nguyên vật liệu nhập kho khi mua trong nước, nhập khẩu, tự sản xuất chế biến, thuê ngoài gia công, góp vốn, viện trợ tặng thưởng

Ngày đăng: 15/09/2021 14:27:08

Kế toán các khoản phải thu phải trả

Kế toán các khoản phải thu phải trả tổng hợp tất các các kiến thức cơ bản về phương pháp hạch toán kế toán các khoản phải thu và kế toán các khoản phải trả tại doanh nghiệp

Ngày đăng: 12/09/2021 18:54:30

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước bao gồm kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán tiền đang chuyên, kế toán các khoản ứng trước

Ngày đăng: 11/09/2021 14:19:10

answer

Lý Hải Hà · Lý Hải Hà 02:10 18/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

Giá trị và số lượng của Tồn cuối luôn luôn = Tồn đầu + NHập - Xuất.

Đẳng thức đó gồm 4 số hạng. Nếu có 3 số hạng thì suy ra được số hạng còn lại.

KKTX: ta có trước số lượng của Tồn đầu, NHập, XUất và suy ra SL Tồn Cuối.

KKĐK: ta có trước số lượng của Tồn đầu, NHập, Tồn Cuối và suy ra SL Xuất .

Có SL Xuất rồi thì tính tiếp giá trị Xuất theo các PP LIFO, FIFO , BQ hoặc thực tế đích danh.

Sau đó tính ra giá trị Tồn Cuối .

Từ đó lấy Giá trị/SL của Tồn Cuối để có đơn giá Tồn Cuối .

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Trịnh Gia Khiêm · Trịnh Gia Khiêm 23:10 13/10/2015

Bác xem lại dùm em đoạn này đê!!!

Theo cách của bác thì e thấy đơn giá tồn cuối là bình quân hỗn hợp rồi. CÒn đâu phương pháp tính giá FIFO, LIFO, BQ, đích danh ?!

5 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Oanh Tuấn · Oanh Tuấn 02:10 10/10/2015

Đúng rồi.

Phải tính cụ thể từng lô hàng, ngay từ chỗ "suy ra giá trị tồn cuối".

Đơn gía = Gía trị / SL : là chuyện đương nhiên như thế. Vấn đề là phải ghi chi tiết đến mức nào thôi.

1 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Hoàng Tấn Vinh · Hoàng Tấn Vinh 21:10 11/10/2015

Không phải vậy đâu bác Muontennguoi à. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì không phải xác định số lượng xuất rồi tính giá trị xuất đâu bác à.

Từ lượng kiểm kê tồn => Tính giá trị tồn cuối => Tính giá trị xuất.

9 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Tạ Tuyết Nhi · Tạ Tuyết Nhi 20:10 12/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

Làm sao tính được giá trị tồn cuối nếu chưa tính được giá trị xuất?

8 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Huỳnh Thái Tân · Huỳnh Thái Tân 21:10 15/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

em cũng nghĩ như bác hientn. như ý kiến của bác muontennguoi là kê khai thường xuyên rồi

hem bít có fải hem ta!

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Lý Đức Hòa · Lý Đức Hòa 17:10 18/10/2015

Hông phải rồi.

KKTX là viết PX ngay khi xuất dùng.

KKĐK là viết PX cuối kỳ 1 lần. Khi đó số lượng sẽ là tổng số lượng xuất của cả kỳ, xem như 1 lần xuất, 1 lần tính giá.

Sau khi ta hạch toán các phát sinh Nợ, Có xong xuôi rồi thì mới khóa sổ được, và lúc đó trên sổ mới có chỗ để ghi SDCK.

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Trần Thảo Sương · Trần Thảo Sương 02:10 18/10/2015

muontennguoi nói: ↑ Làm sao tính được giá trị tồn cuối nếu chưa tính được giá trị xuất? Click to expand... Pác Mướn,

Từ lượng hh tồn cuối kỳ [ xác định bằng cách kiểm kê ], áp giá theo từng phương pháp [ nếu FIFO thì áp cho giá những số lượng nhập sau cùng đối với hàng hóa tồn cuối kỳ này, LIFO thì những hàng nhập đầu tiên, đích danh thì những hàng thực tồn, bình quân thì bác bít rùi... ] --> tính ra giá trị tồn.

Có thể tính trực tiếp ra giá trị xuất [từ số lượng hàng tồn cuối --> số lượng xuất ] và áp giá tương ứng. Nhưng làm đc hay ko còn tùy ở pp và tùy ở các pác

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Trịnh Hữu Hiệp · Trịnh Hữu Hiệp 21:10 09/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

hix hix, cảm ơn các bác nhìu nhưng em vẫn thấy làm sao ấy!các bác xem lại giùm em nhá: số lượng tồn cuối kì của KKTX và KKDK có giống nhau không?

Cònddowwn giá của tồn cuối kì,theo em nghĩ chính là đơn giá của tồn đầu kì vì KKDK đâu có theo dõi những lần xuất nên không thể biết được.cái em k hiểu là số lượng tồn kho của 2 phương pháp ấy có khác nhau đâu mà sao em xem cách giải trong sách lại kahcs,bác nào giải thích rõ giùm em cái

11 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Đặng Kim Chi · Đặng Kim Chi 23:10 14/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

À. Giờ thì tớ hiểu rồi.

Dường như các bạn chỉ cố làm sao làm cho được bài tập mà thôi.

Còn kỹ năng làm việc thực tế hình như các bạn không quan tâm.

Nếu làm bài tập thì mọi số liệu có thể chỉ nằm trên vài trang giấy và bạn có thể bày cả trên mặt bàn.

Do đó bạn tính toán cộng trừ lấy cái nào trước cũng được. Đằng nào thì rồi bạn cũng được ra trường.

Nếu làm thực tế mà cuối tháng bạn bày cả sổ sách chứng từ lên mặt bàn thì bàn làm việc của bạn sẽ hết sức bừa bộn.

Việc tính số dư cuối kỳ trước tương đương với việc mở sổ năm mới.

Nếu tính theo PP bình quân thì sổ năm mới chỉ cần 1 dòng là đủ, nhưng ở các PP khác thì số đầu kỳ gồm nhiều dòng cho riêng từng lô hàng.

Trong khi chưa làm xong báo cáo năm nay mà đã vội lo mở sổ năm mới? Bừa bộn là cái chắc.

Cứ làm đơn giản. Hàng ngày không tiện làm PX thì cuối kỳ viết PX 1 lần.

Có PX rồi thì cứ làm tiếp như bình thường. Tính ngược sẽ mệt hơn là tính xuôi.

Các PP tính LIFO, FIFO, BQ hay thực tế đích danh người ta đều dạy cách tính xuôi mà thôi. Cứ theo đó mà làm cho dễ nhớ.

Sau khi làm xong giá thành, kết quả kinh doanh, BCTC ... thì nghỉ xả hơi vài ngày. Rảnh rỗi ta mới mở sổ năm mới. Khi đó tính xem SD gồm những lô hàng nào ...

Hơn nữa, khi định khỏan còn chia ra bao nhiêu xuất vào 631, bao nhiêu nhập trở lại kho 152 ...

Khối lượng công việc không nhỏ, lại phải làm dồn vào cuối kỳ.,

Áp dụng KKĐK là tùy thuộc ngành nghề SXKD.

KKĐK thường thấy ở DN SX hàng mỹ thuật hoặc DN mà khi xuất sử dụng thì thường là lắt nhắt nhiều lần.

Ở DN làm hàng mỹ thuật thì do nghệ nhân chọn lựa NVL mang ra làm, có khi mang ra ngoài rồi lại không ưng ý mang trả lại kho và lấy cái khác ...

Ví dụ: làm hòn non bộ, nghệ nhân hứng chỗ nào thì lấy ngay hòn đá ấy mà làm...

Số lượng DN áp dụng KKĐK là rất ít và tình cờ người kế toán nơi đó tham gia Diễn đàn này càng có xác suất thấp hơn...

Vậy nên khi tôi nói về thực hành thực tế thì chẳng ai tin...

-------

Tồn kho cuối kỳ cả 2 phương pháp đều có SL và giá trị như nhau. Bạn xem kỹ lại sách.

Giá trị chỉ khác nhau tùy theo PP tính LIFO, FIFO, BQ hay thực tế đích danh mà thôi.

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Trịnh Nguyên Ðan · Trịnh Nguyên Ðan 22:10 14/10/2015

E vào cả 2 nick để thanks bác nhưng đọc bài của pác xong e ko hiểu lun!

[ Bài dài quá nên làm biếng đọc! ]

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Đặng Khải Tuấn · Đặng Khải Tuấn 23:10 16/10/2015

Muốn hiểu thì đọc sách và cố tự hỏi tại sao người ta lại áp dụng kỹ thuật KKĐK.

Còn làm cụ thể thì làm từng bước theo các bài trên đã nói.

Lý thuyết chẳng có gì ghê gớm cả.

Chỉ là giải quyết khó khăn trong những ngành nghề đặc biệt thôi.

4 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Dương Quang Vũ · Dương Quang Vũ 20:10 13/10/2015

giữa 2 pp KKTX và KKDK hạch toán hoàn toàn khác nhau bạn nhé. nếu bạn đang làm bài tập thì tôi nghĩ bạn đang sử dụng pp KKTX và sử dụng FIFO, LIFO, bình quân hoặc đích danh gì đó. Mỗi pp sẽ cho trị giá xuất khác nhau, bạn phải hiểu được bản chất của từng pp thì mới xác địh giá xuất kho chinh xác. Ví dụ nếu dùng pp FIFO là nhập trước xuất trước thì những hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất trước, giá xuất bằng đúng giá nhập ban đầu. ví dụ cụ thể nhé:

ngày 2/3 nhập 30tấn giá 10000đ/tấn

ngày 5/3 nhâp 50tấn giá 15000đ/tấn

ngày 7/3 xuất 40 tấn

khi đó giá trị hàng xuất bằng 30 tấn lần nhập trước X 10000đ/tấn + 10tấn lần nhập sau X 15000đ/tấn = 450000đ. trong kho còn tồn 40 tấn đơn giá 15000

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Bùi Quốc Minh · Bùi Quốc Minh 03:10 18/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

hi!

Phương pháp KKTX tức là cứ phát sinh hoạt động nhập xuất là phải kiểm tra về số lượng hàng hoá trong kho,như vậy là ta biết luôn ngay được trị giá xuất kho---> tồn cuối kỳ và đơn giá tồn cuối.

Phương pháp KKDK chỉ sử dụng khi hết kỳ kế toán,lúc đó kế toán kiểm tra hàng hoá trỏng kho 1 lần vào thời điểm cuối kỳ để biết số lượng tồn cuối là bao nhiêu----> số lượng đã xuất dùng trong cả kỳ.

Sử dụng từng PP để tính ra đơn giá hàng đã xuất,tương ứng với mỗi đơn giá xuất đó sẽ tính được giá trị hàng tồn cuối và đơn giá hàng tồn cuối kỳ

[ tớ thấy sói con nói đúng rồi mà ]

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

le khac duy · le khac duy 01:10 16/10/2015

[FONT="]KKĐK thường sử dụng với kế toán yếu kém trong việc quản lý HTK nữa chứ ạ. [/FONT] [FONT="] [/FONT]

[FONT="]Tồn kho cuối kỳ ở 2 pp chưa chắc đã bằng nhau đâu pác.

[/FONT]

[FONT="]Ex: hàng thất thoát ở pp KKTX thì nằm ở tồn kho. Nhưng hàng tt ở pp KKĐK lại nằm ở số lượng xuất kho. [/FONT]

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Trần Thịnh Cường · Trần Thịnh Cường 19:10 14/10/2015

Không đúng.

PP KKĐK được công nhận vì tính khoa học của nó.

Yếu kém trong quản lý thì phải điều chỉnh bằng quản lý, kế toán không thể khỏa lấp điều đó.

Hàng thất thoát ở PP KKTX thì làm gì nằm ở tồn kho. Đã thất thóat thì nó phải đi mất khỏi cty rồi. Chứ sao gọi là thất thoát?

Ở PP KKĐK hiển nhiên BGĐ phải rào khuôn viên và kiểm sóat vào ra, treo bảng "Gửi túi xách nơi quy định", giống như vào siêu thị ấy.

Đúng là giá trị tồn kho có thể khác nhau, duy nhất ở PP tính giá bình quân liên hoàn . Còn các PP khác thì vẫn bằng nhau.

1 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Ngô Kim Sa · Ngô Kim Sa 03:10 11/10/2015

Thực ra chỗ trên Soicon viết chưa rõ nên bác Muon hiểu nhầm.

Đáng lẽ phải nói là phương pháp KKTX giúp kiểm soát hàng tồn kho, việc mất mát hàng tồn kho có thể được xác định thông qua đối chiếu kết quả kiểm kê với sổ chi tiết hàng tồn kho [vì các công ty áp dụng KKTX duy trì hệ thống số chi tiết hàng tồn kho theo từng danh điểm tồn kho].

PP KKĐK che dấu hàng tồn kho bị thất thoát, việc tính trị giá xuất kho theo công thức : XK = Tồn đầu + Mua - Tồn cuối vô tình đã che dấu hàng tồn kho bị thất thoát trong giá trị hàng xuất kho.

Như vậy PP KKTX giúp kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn PP KKĐK.

Đúng là giá trị tồn kho có thể khác nhau, duy nhất ở PP tính giá bình quân liên hoàn . Còn các PP khác thì vẫn bằng nhau. Click to expand... Chưa hẳn đâu bác Muon à, phương pháp nhập sau xuất trước cũng phát sinh sự khác biệt về giá trị hàng tồn kho giữa KKTX và KKĐK.

10 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Đặng Hồng Điệp · Đặng Hồng Điệp 00:10 18/10/2015

Hơ hơ, thật ko ạ ?!

-----------------------------------------------------------------------------------------

Ex pp LIFO:

Số dư đầu 1 Đơn giá 12

Nhập 1 Đơn giá 13

Nhập 1 Đơn giá 14

Xuất 2

Kết quả dư:

Theo KKDK 1 giá trị 12

Theo KKTX 1 giá trị 12

Đố pác bít e nói sai chỗ nào ?

-----------------------------------------------------------------------------------------

Hàng thất thoát ở PP KKTX thì làm gì nằm ở tồn kho. Đã thất thóat thì nó phải đi mất khỏi cty rồi. Chứ sao gọi là thất thoát? Click to expand... Ý cháu mún nói đến hàng thất thoát nhưng chưa được phát hiện đóa bác!

5 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Trần Tiền Giang · Trần Tiền Giang 22:10 15/10/2015

Đó là sự ngẫu nhiên thôi.

Ví dụ khác về LIFO:

- Tồn đầu: 3, đơn giá 2

- Ngày 7 nhập 5 đơn giá 2,1

- Ngày 20 nhập 8 đơn giá 2,5

- Cuối tháng tồn 4.

Nếu tính theo KKĐK: Trị giá tồn cuối = 3 x 2 + 1 x 2,1 = 8,1.

Nếu tính theo KKTX:

Giả sử ngày 3 xuất 2, ngày 10 xuất 4, ngày 25 xuất 6.

Trị giá xuất kho trong tháng:

2 x 2 + 4 x 2,1 + 6 x 2,5 = 27,4

Trị giá tồn cuối tháng = trị giá tồn đầu + trị giá nhập - trị giá xuất

= 3 x 2 + 5 X 2,1 + 8 x 2,5 - 27,4 = 36,5 - 27,4 = 9,1

Như vậy trị giá hàng tồn kho theo LIFO khác nhau giữa KKTX và KKĐK đấy chứ.

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Ngô Hảo Nhi · Ngô Hảo Nhi 22:10 15/10/2015

Hơ hiểu "khác nhau" là theo nghĩa này ư?

Bản thân KKTX tự nó đã khác nhau nếu như ngày xuất, nhập khác đi.

Như lấy lại ví dụ trên mà ngày xuất là vào các ngày 19, 20, 21 với khối lượng y như cũ thì giá trị tồn cũng đã khác, dù cũng vẫn là KKTX.

9 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Hoàng Ðức Siêu · Hoàng Ðức Siêu 02:10 16/10/2015

Ví dụ khác về LIFO:

- Tồn đầu: 3, đơn giá 2

- Ngày 7 nhập 5 đơn giá 2,1

- Ngày 20 nhập 8 đơn giá 2,5

- Cuối tháng tồn 4.

Giả sử ngày 3 xuất 2, ngày 10 xuất 4, ngày 25 xuất 6.

- Nếu tính theo KKĐK: Trị giá tồn cuối = 4 x 2,5 = 10.

- Nếu tính theo KKTX:

Trị giá xuất kho trong tháng:

2 x 2 + 4 x 2,1 + 6 x 2,5 = 27,4

Trị giá tồn cuối tháng = trị giá tồn đầu + trị giá nhập - trị giá xuất

= 3 x 2 + 5 X 2,1 + 8 x 2,5 - 27,4 = 36,5 - 27,4 = 9,1

Như vậy trị giá hàng tồn kho theo LIFO khác nhau giữa KKTX và KKĐK đấy chứ. Click to expand... Vậy đã được chưa pác Mướn ?!

-----------------------------------------------------------------------------------------

E xin phép chỉnh bài bác Hientn tý:

Đó là sự ngẫu nhiên thôi.

Ví dụ khác về LIFO:

- Tồn đầu: 3, đơn giá 2

- Ngày 7 nhập 5 đơn giá 2,1

- Ngày 20 nhập 8 đơn giá 2,5

- Cuối tháng tồn 4.

Nếu tính theo KKĐK: Trị giá tồn cuối = 3 x 2 + 1x 2,1 = 10.

Nếu tính theo KKTX:

Giả sử ngày 3 xuất 2, ngày 10 xuất 4, ngày 25 xuất 6.

Trị giá xuất kho trong tháng:

2 x 2 + 4 x 2,1 + 6 x 2,5 = 27,4

Trị giá tồn cuối tháng = trị giá tồn đầu + trị giá nhập - trị giá xuất

= 3 x 2 + 5 X 2,1 + 8 x 2,5 - 27,4 = 36,5 - 27,4 = 9,1

Như vậy trị giá hàng tồn kho theo LIFO khác nhau giữa KKTX và KKĐK đấy chứ.[/quote]

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Bùi Thanh Trà · Bùi Thanh Trà 19:10 13/10/2015

Trong file đính kèm của em còn có các so sánh khác giữa KKTX và KKĐK.

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Lê Phương Quang · Lê Phương Quang 23:10 10/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

cảm ơn các bác nhiều.bác hientn ơi,em không đọc được file bác gửi, làm thế nào để đọc được file .pdf?

Giá trị hàng tồn kho cuối kì là khác nhau chỉ có số lượng là giống nhau trừ trường hợp xảy ra thất thoát thôi.

9 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Vũ Phú Hải · Vũ Phú Hải 22:10 18/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

số lượng tồn cuối kỳ của 2 pp sẽ như nhau nếu như ở PP KKDK không có sự mất mát, thiếu hụt, nhưng cách tính trị giá tồn lại khác nhau theo từng pp. ví dụ, cùng là FIFO nhưng kqua của KKTX và KKDK là khác nhau. Nói chung phải làm cụ thể 1 bài nào đó thì mới thấy rõ được điều này. Trong slide bài giảng của lớp tớ có, bạn vào trang hvtc.edu.vn/bmkt rùi tìm bài giảng chương 3 tham khảo nhé

6 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Lê Hải San · Lê Hải San 20:10 15/10/2015

Nguyên nhân chênh lệch đó có thực là do PP KKĐK ?

Ví dụ:

DN kế toán hàng tồn kho theo PP KKTX:

Trong cùng 1 ngày có 2 lần nhập hàng và 3 lần xuất hàng.

PN và PX chỉ ghi ngày chứ có ghi giờ nhập-xuất đâu?

Kết quả là muốn cái nào trước cái nào sau lại chả được.

Và kết quả có khác nhau không?

50% DN sẽ nhập bằng máy, PN và PX cái nào trước cái nào sau là hên xui à. Không nói trước được.

50% DN sẽ ghi 2 PN trước rồi đến 3 PX sau. Khi đó kết quả tồn kho giống như KKĐK nhưng mà kỳ là ngày chứ không phải tháng hay năm.

9 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Đỗ Hoàng Hà · Đỗ Hoàng Hà 22:10 10/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

Theo mình nghĩ số lượng tồn cuối kì của KKTX và KKDK là giống nhau và có thể chênh lệch chút xíu do hao hụt gì đó. 2 PP này chỉ khác nhau là do có những mặt hàng khi áp dụng PP KKDK sẽ dễ dàng hơn là KKTX và ngược lại.

Đơn giá khác nhau giữa 2 PP khác nhau khi số lượng tồn bằng nhau thì đợi mình về xem sách lại nhe lâu quá quên hehehehe mong các bác thông cảm

11 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Vũ Danh Thành · Vũ Danh Thành 17:10 12/10/2015

tất nhiên là số lượng tồn thì bằng nhau rùi. nhưng giá trị tồn lại khác nhau đó. tuỳ thuộc vào cách tính giá xuất LIFO, FIFO, hay bình quân... và ngày nhập, ngày xuất giống bạn SÓI tính ở trên nhé bạn

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Đặng Thùy Nhi · Đặng Thùy Nhi 22:10 14/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

Mình đồng ý cách giải thích của "muontennguoi&

039; chỉ bổ sung một chút là:

Cả 2 phương pháp này đều cho ra kết quả như nhau về SL tồn cuối kỳ. Nhưng giá trị thì sẽ khác tuỳ theo PP tính giá bạn dùng là FiFo,LiFo,BQGQ,hay đích danh[tuy nhiên theo PPKKDK sẽ khó tính giá theo PP đích danh vì như ta biết là PP KKDK ko theo dõi đơn giá xuất và số lượng xuất,chỉ theo dõi ĐG và SL nhập]

KKTX:cách tính giá trị xuất sử dụng các phương pháp tính giá FiFo,LiFo,BQGQ,hay đích danh chắc bạn đã nắm rõ...

KKDK: PP FiFo. GTrị xuất=SLxuất x ĐG của những lần nhập sau cùng

PP LiFo GTrị xuất=SLxuất x ĐG của những lần nhập đầu tiên

KKDK vẫn theo dõi đơn giá nhưng chỉ là đơn giá nhập thui[ bằng chứng là TK611 có 2TK cấp 2 là "giá mua" và "chi phí khâu mua"]

Đây là những chia sẻ của mình, rất mong các bạn bổ sung hoặc sửa chữa nếu thấy có sai sót.Thanks!

7 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Võ Tuấn Khoa · Võ Tuấn Khoa 23:10 16/10/2015

Ðề: Hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kì ??

khi hạch toán thì KKTX khác KKDK như thế nào. em ko thể phân biệt đc để xác định

2 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

answer

Huỳnh Diễm Liên · Huỳnh Diễm Liên 19:10 09/10/2015

KKTX thì ghi nhận nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho ngay khi nhập xuất, để từ hàng nhập xuất sẽ tính ra được hàng tồn kho cuối kỳ mà không phải kiểm kê.

còn pp KKĐK thì trong kỳ chỉ theo dõi hàng tồn kho nhập thui, cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho còn lại bao nhiêu , từ đó tính ra hàng đã xuất dùng trong kỳ. thường thì pp kkdk hay dùng theo dõi hàng tồn kho có số lần xuất dùng nhiều, giá trị nhỏ.

hai cái màu xanh trên nó khác nhau chưa bạn???????????

với lại khi sử dụng pp kkdk thì có một số tài khoản chỉ sử dụng cho pp này mà thôi: 611, 631.

3 hữu ích 0 bình luận chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề