Kiểm tra năng lực nhà thầu xây dựng

Năng lực nhà thầu là yếu tố rất quan trọng khi đánh giá khả năng thực hiện gói thầu của các nhà thầu khi tham gia hoạt động đấu thầu đặc biệt là các gói thầu xây lắp. Chúng ta thường nghe nhiều đến chứng chỉ năng lực nhà thầu đặc biệt là trong đấu thầu những gói thầu xây dựng được các nhà thầu hết sức quan tâm. Vậy Năng lực nhà thầu là gì? Chứng chỉ năng lực nhà thầu là gì? Các lĩnh vực hoạt động xây dựng nào cần có chứng chỉ năng lực nhà thầu? Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng? Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.

NĂNG LỰC NHÀ THẦU?

Theo pháp luật hiện hành chưa có quy định về khái niệm năng lực nhà thầu là gì. Trên cơ sở ý nghĩa Tiếng Việt, có thể hiểu đơn giản năng lực nhà thầu là khả năng nhà thầu đảm bảo thực hiện được gói thầu mà nhà thầu tham dự thầu.

Quy định pháp luật hiện hành cũng chưa có khái niệm cụ thể về chứng chỉ năng lực nhà thầu. Trên cơ sở ý nghĩa Tiếng Việt, có thể hiểu đơn giản chứng chỉ năng lực nhà thầu là văn bản, tài liệu thể hiện khả năng nhà thầu đảm bảo thực hiện được các công việc trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.

Thực tế hiện này, các gói thầu xây lắp luôn được nhiều nhà thầu đặc biệt quan tâm, chính bởi lẽ đó mà các nhà thầu cũng rất quan tâm đến chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng [hay chính là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu] bởi đây chính là một trong những căn cứ chứng minh nhà thầu có đủ khả năng đảm bảo tham gia thực hiện gói thầu mà họ tham dự.

Căn cứ theo Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

  1. Khảo sát xây dựng;
  2. Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
  3. Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
  4. Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  5. Thi công xây dựng công trình;
  6. Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

Trừ các hoạt động sau khi tổ chức tham gia thực hiện thì không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

  1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực [trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này]; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
  2. Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
  3. Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
  4. Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
  5. Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
  6. Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.

Trên cơ sở Nghị định 15/2021/NĐ-CP , nhà thầu là tổ chức để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IVNghị định này;
  2. Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
  3. Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận [đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình];
  4. Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IVNghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  5. Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  6. Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai [đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II];
  7. Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình [trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt] đã thực hiện theo nội dung kê khai [đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II];

Lưu ý: Các tài liệu số  2, 3, 4, 5, 6 và 7 phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực và nộp lệ phí theo quy định pháp luật hiện hành

Nhà thầu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực và nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Theo quy định hiện hành thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực do:

  1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;
  2. Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.

Như vậy, tùy thuộc vào hạng chứng chỉ năng lực mà nhà thầu có nhu cầu đề nghị cấp để xác định cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ theo quy định hiện hành.

Bước 3:Đánh giá, quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực

 Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực đánh giá cấp chứng chỉ năng lực báo cáo kết quả đánh giá cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực theo quy định pháp luật hiện hành

Bước 4: Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho nhà thầu

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Năng lực nhà thầu theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

Tra cứu năng lực xây dựng? Có cách nào để biết chứng chỉ năng lực xây dựng giả hay thật của tổ chức, cá nhân? Dưới đây là bài hướng dẫn của Luật Hùng Sơn cho các tổ chức, cá nhân sau khi được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thể tra cứu thông tin của doanh nghiệp mình và xác thực yếu tố thật – giả , thông tin đúng – sai.

Căn cứ pháp lý

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

+ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Mục đích tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của công ty

Mục đích để tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng tổ chức, cá nhân là tránh tình trạng làm chứng chỉ giả không đúng quy định, làm cho các công trình xây dựng không đảm bảo theo quy định của pháp luật. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện được hành nghề trên phạm vi toàn quốc và được quản lý thống nhất bởi Bộ Xây Dựng.

Tất cả hệ thống kiểm tra, tra mã chứng chỉ hành nghề sẽ được công khai minh bạch trên website của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng. Các tỉnh thành phố trên toàn quốc khi được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải có công văn đưa lên Bộ Xây Dựng để lấy mã số cấp chứng chỉ.

Mỗi công ty/cá nhân sẽ được Bộ Xây Dựng cấp mã là duy nhất. Bộ Xây Dựng là cơ quan trực tiếp quản lý mã số chứng chỉ hành nghề trên. Thể hiện bởi nơi cấp và mã số chứng chỉ hành nghề.

Hướng dẫn cách tra mã chứng chỉ hành nghề xây dựng

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào website chính thức của Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng, bằng cách nhấn vào một trong 2 đường link dưới đây:

Đối với tổ chức, các bạn truy cập vào đây: //nangluchdxd.gov.vn/Tochuc

Khi đó, màn hình sẽ xuất hiện một giao diện như sau đây:

Đối với cá nhân, các bạn truy cập vào đây: //nangluchdxd.gov.vn/Canhan

Khi đó, màn hình sẽ xuất hiện một giao diện như sau đây:

Bước 2: Điền thông tin Số chứng chỉ được cấp

Đến đây, bạn cần điền thông tin/số chứng chỉ được cấp vào ô “Từ khóa” sau đó điền “Mã xác nhận” ở hình bên cạnh theo đúng ký tự. Mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức/cá nhân khi được cấp sẽ là duy nhất, không trùng lặp với nhau.

Ví dụ: Công ty được cấp hạng 1 thì nơi cấp là Bộ xây dựng, mã chứng chỉ là BXD-00000035. Đối với chứng chỉ hạng 2 và 3 do các sở xây dựng các tỉnh cấp. [Hà Nội mã cấp: HAN-00038835, TP Hồ Chí Minh: HCM-00010074…]. Lưu ý mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức sẽ là duy nhất.

Bước 3: Nhấn Nút “Tìm Kiếm”

Sau khi điền mã số chứng chỉ vào ô trống, bạn chỉ cần nhấn nút “Tìm kiếm” có màu xanh ở phía dưới.

Nếu chứng chỉ của cá nhân thì sẽ ra thông tin chi tiết: Họ tên; Ngày sinh; Số giấy tờ chứng thực cá nhân; Trình độ chuyên môn; Số chứng chỉ; Lĩnh vực hành nghề; Hạng và ngày hết hạn.

Nếu chứng chỉ của công ty thì sẽ ra thông tin chi tiết: Tên tổ chức; Người đại diện; Mã số thuế/ Quyết định thành lập; Địa chỉ; Mã chứng chỉ; Lĩnh vực; Lĩnh vực mở rộng; Hạng và ngày hết hạn.

Nếu không tìm thấy bạn có thể kiểm tra số quyết định cấp và gửi công văn đến đơn vị cấp yêu cầu xác nhận. Nếu cả 2 thông tin trên đều không chính xác thì chứng chỉ bạn có thể là không đúng.

Ví dụ: Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của tổ chức

Dưới đây Luật Hùng Sơn sẽ đọc và giải nghĩa các mã số có trên Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng để bạn đọc có thể tham khảo:                  

Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

  • Tên tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐẠI NAM
  • Số chứng chỉ: HAN-00038835
  • Phạm vi hoạt động xây dựng: Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

+ Dân dụng Hạng II

+ Công nghiệp nhẹ Hạng III

+ Hạ tầng kỹ thuật Hạng III

Ảnh: Kết quả tra mã chứng chỉ năng lực xây dựng

Bạn muốn xem thông tin chi tiết về tổ chức ấn vào phần bôi xanh sẽ hiện ra đầy đủ thông tin về tổ chức chứng chỉ năng lực xây dựng. Kết quả hiện ra thì thông tin chính xác. Chứng chỉ là thật.

Như vậy, với cách kiểm tra chứng chỉ năng lực như trên sẽ giúp chúng ta phân biệt được đâu là chứng chỉ thật, đâu là chứng chỉ năng lực xây dựng giả để xác định tính hợp pháp của các doanh nghiệp thi công xây dựng.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hùng Sơn về Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của Công ty và cá nhân – phân biệt thật giả. Nếu các bạn còn những vướng mắc, khó khăn bất cứ vấn đề nào nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Tổng đài: 19006518

Video liên quan

Chủ Đề