Kiềng 3 chân là gì

Bệnh cơ xương khớp ở giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm thì có thể đáp ứng điều trị tuyệt đối. Người bệnh đến khám muộn khiến việc tìm nguyên nhân gây đau chính gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy để có thể đạt hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh cần được chẩn đoán đúng, điều trị đúng và chăm sóc đúng.

Trong buổi tọa đàm BS Nguyễn Ánh Vân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hệ thống Vietlife Healthcare đã cho biết: “Nguyên tắc trong điều trị xương khớp của Vietlife là chẩn đoán đúng, điều trị đúng và chăm sóc đúng cho từng giai đoạn bệnh trên từng người bệnh”. Đây chính là chiếc kiềng 3 chân giúp Vietlife mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho từng người bệnh.

Hình ảnh về “Giải pháp cho triệu chứng viêm và đau mỏi xương khớp tăng mạnh hậu Covid”

Nguyên lý “Kiềng 3 chân” trong điều trị xương khớp tại Vietlife

1. Chẩn đoán đúng

Để chẩn đoán đúng cần phải có hệ thống phối hợp, chẩn đoán của bác sĩ lâm sàng và hệ thống cận lâm sàng bao gồm: chẩn đoán hình ảnh, chụp cộng hưởng từ…để đánh giá vào giai đoạn sớm nhất của thoái hóa khớp. Rồi đánh giá tình trạng các dây chằng, các tổ chức mềm xung quanh khớp, các biến dạng ở khớp nói chung. 

Hệ thống siêu âm, hệ thống điện cơ, để đánh giá xem có ảnh hưởng gì đến điểm bám cơ, các xung điện để giúp cho hệ thống cơ vận động tốt hơn hay không?Hệ thống xét nghiệm để đánh giá các yếu tố viêm ảnh hưởng. Đây là cái kiềng đầu tiên về chẩn đoán.

2. Điều trị đúng

Khi xác định được giai đoạn bệnh, sẽ đến phần thứ 2 là điều trị đúng. Đây là phần quan trọng nhất. Điều trị đúng sẽ có 3 yếu tố điều trị: điều trị đúng giai đoạn, điều trị đúng với từng cá nhân, các phương pháp chỉ định đúng. 

Không thể lạm dụng vì có rất nhiều phương pháp ví dụ: Hiện tại có nhiều đơn vị họ sử dụng phương pháp là tiêm trực tiếp vào khớp để làm giảm đau nhanh chẳng hạn. Nó có tác dụng tốt nhưng cũng có tác dụng không tốt…Ảnh hưởng đến hồi phục và chức năng của khớp trong tương lai. 

BSCKII Nguyễn Thị Lan – Nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Hữu Nghị 

– Bác sĩ Cơ Xương Khớp Phòng khám Vietlife.

Khi điều trị đúng phải đủ lộ trình. Thông thường thì một lộ trình điều trị bệnh cơ xương khớp thường phải trải qua đủ 3 giai đoạn đó là tấn công, duy trì và phục hồi [củng cố].  Cụ thể như sau:

– Giai đoạn điều trị tấn công

Đây là giai đoạn đầu của bệnh cơ xương khớp, mục đích của điều trị giai đoạn này là cắt giảm nhanh nhất những biểu hiện sưng đau khớp hay viêm khớp.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân bị bệnh cơ xương khớp có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau chống viêm [corticoid, NSAIDs] hay thuốc giảm đau opioids hoặc cũng có thể là thuốc điều trị triệu chứng khác có liên quan. Ở những bệnh nhân đau phức tạp, bác sĩ thường sử dụng các phác đồ thuốc điều trị đau đa mô thức.

Tuy nhiên có một lưu ý đó là những loại thuốc điều trị trong giai đoạn này không được lạm dụng uống trong thời gian dài vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bệnh nhân chẳng hạn như hiện tượng tích nước, phù nề hay suy giảm hệ miễn dịch, viêm loét dạ dày và có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tim mạch.

– Giai đoạn điều trị duy trì và phục hồi củng cố

Mục đích của giai đoạn điều trị bệnh cơ xương khớp này là giúp tình trạng của bệnh nhân giảm xuống hoặc ít nhất là không tiến triển nặng hơn. Còn đối với điều trị phục hồi là điều trị bệnh cơ xương khớp bị tổn thương bằng cách phục hồi nó.

Bệnh cơ xương khớp là loại bệnh có khả năng tiến triển mãn tính cao và dễ tái phát. Vì vậy mà việc phòng và phục hồi cho những cơ quan xương khớp bị tổn thương là rất quan trọng. Lựa chọn phương pháp phục hồi gồm có vật lý trị liệu, bài tập phục hồi,..

– Không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần trao đổi với bác sĩ ngay khi các triệu chứng đa không có cải thiện để có thể điều chỉnh phác đồ hợp lý không được lạm dụng thuốc trong một thời gian dài vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc và tác dụng phụ không mong muốn.

Nhìn chung thì nguyên tắc điều trị bệnh cơ xương khớp chủ yếu là đúng và đủ lộ trình của bệnh để không gặp phải tái phát hay biến chứng nguy hiểm.

3. Chăm sóc đúng

Có chế độ nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý. Sau khi điều trị tại chỗ bằng các phương pháp can thiệp hoặc không can thiệp, sau này phải là các phương pháp điều trị nội khoa và theo dõi chăm sóc tại nhà. 

Một nguyên tắc điều trị bệnh cơ xương khớp tiếp theo chính là có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bệnh nhân cần phải vận động nhẹ nhàng và trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường sau điều trị để tránh hiện tượng dính khớp hay teo cơ xảy ra.

Việc luyện tập vừa giúp điều trị bệnh cơ xương khớp lại vừa giúp phòng ngừa bệnh. Một vài lựa chọn luyện tập có thể tham khảo như bơi lội, đạp xe, đi bộ,.. để tăng sức bền và sự dẻo dai của vùng cơ khớp. Nhưng bệnh nhân nên chọn hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để có kết quả tốt nhất. Liên hệ Hotline 024 7307 8999 – 028 3868 0909 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Chủ Đề