Kinh nghiệm mổ dây chằng chéo trước

Theo BS.CK2 Trần Văn Dương, hiện nay khoa Y học thể thao Bệnh viện Nhân dân 115 có thể triển khai tất cả các kỹ thuật mổ nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước khớp gối như: 2 bó 3 đường hầm, 2 bó 4 đường hầm, 1 bó 2 đường hầm và cho kết quả rất tốt.

Khớp gối là khớp bản lề, là một khớp yếu nhất của cơ thể. Khớp gối gồm 3 khớp là khớp chày-đùi, khớp chè-đùi và khớp chày-chè. Sự vững khớp gối được bảo đảm bởi các yếu tố cân cơ, dây chằng, bao khớp...Về mặt dây chằng, khớp gối có 4 dây chằng là: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Do khớp gối là khớp lỏng lẻo nên rất hay bị chấn thương như: trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương sụn… trong đó đứt dây chằng chéo trước là tổn thương hay gặp nhất. Theo thống kê ở Mỹ mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước.


Hình 1: Giải phẫu 2 bó dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước bị đứt khiến mâm chày sẽ bị di lệch ra trước so với xương đùi, làm cho khớp gối bị mất vững khiến người bệnh đi lại khó khăn. Tình trạng lỏng khớp kéo dài dẫn đến các tổn thương khác như: teo cơ, rách sụn chêm, thoái hóa khớp…Về mặt giải phẫu dây chằng chéo trước gồm 2 bó là: bó trước trong và bó sau ngoài. Bó trước trong là bó chính có tác dụng giữ vững gối khi gấp, bó sau ngoài là bó phụ có tác dụng giữ vững gối khi duỗi.

1- Nguyên nhân: có 2 loại

- Chấn thương trực tiếp chiếm khoảng 30% xảy ra khi va chạm trực tiếp vào vùng gối hay gặp ở các môn thể thao đối kháng: bóng đá, bóng chuyền… hoặc tai nạn giao thông té đập gối.- Chấn thương gián tiếp là loại hay gặp nhất như trong trường hợp đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng đột ngột trong lúc bàn chân giữ nguyên..


Hình 2: Hình ảnh đứt dây chằng chéo trước


2- Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán:+ Hỏi bệnh sử, có thể bệnh nhân nghe thấy tiếng “rắc” sau chấn thương, sau đó gối sưng nề và hạn chế vận động do chảy máu trong bao khớp gối. Dù có được điều trị hay không thì các triệu chứng cũng tự hết sau vài tuần.+ Lỏng gối- Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại.- Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng.- Khi chạy nhanh có cảm giác sụm chân, dễ vấp ngã.- Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác trẹo gối.- Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.+ Teo cơĐùi bên chấn thương nhỏ dần so với bên lành do teo cơ. Triệu chứng này thường xuất hiện muộn nguyên nhân vì khớp gối lỏng lẻo dẫn đến bệnh nhân ít vận động do đau.Teo cơ dễ xảy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng, học sinh… Tuy nhiên đối với vận động viên thể thao, triệu chứng lỏng gối thường biểu hiện không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo, mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.+ Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán:Các nghiệm pháp được bác sĩ thực hiện giúp chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước gồm: ngăn kéo trước, Lachsman, Pivot shift đều dương tính tùy mức độ phụ thuộc vào mức tổn thương dây chằng.Khi có các triệu chứng trên các bác sĩ sẽ cho chỉ định chụp X-quang và MRI khớp gối. Chụp X-quang giúp chẩn đoán các trường hợp bong dứt điểm bám và tình trạng xương. Chụp cộng hưởng từ khớp gối ngoài giúp chẩn đoán đứt dây chằng còn giúp phát hiện các tổn thương kèm theo như sụn chêm, sụn khớp, dây chằng chéo sau, dây chằng bên…


Hình 3: Hình ảnh MRI đứt dây chằng chéo trước


3- Điều trị:

3.1 Điều trị bảo tồn:

3.1.1 Chỉ định:- Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, khớp gối còn vững- Đứt dây chằng chéo trước ở bệnh nhân lớn tuổi.- Đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em còn sụn tăng trưởng3.1.2 Điều trị: chủ yếu dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tập vật lý trị liệu tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi.

3.2 Điều trị phẫu thuật:

Phẫu thuật nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước đứt là phẫu thuật phổ biến hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương. Phẫu thuật viên có thể dùng mảnh ghép bằng gân khác thay thế dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt, có thể là mảnh ghép tự thân hoặc đồng loại. Tuy nhiên do hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng mô chưa phát triển nên chủ yếu vẫn là dùng các mảnh ghép tự thân là chính. Các mảnh ghép tự thân hiện nay hay được sử dụng là: mảnh ghép gân hamstring, mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài, mảnh ghép gân tứ đầu đùi…Việc sử dụng mảnh ghép nào là tùy theo sở thích và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên, tuy nhiên mảnh ghép hamstring vẫn là mảnh ghép được ưa thích và hay dùng hơn cả.


Hình 4: Nội soi tái tạo dây chằng chéo trước 1 bó và 2 bó

Có nhiều kỹ thuật mổ nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước khớp gối. Hiện nay tại khoa Y học thể thao Bệnh viện Nhân dân 115 chúng tôi có thể triển khai tất cả các kỹ thuật đó như: 2 bó 3 đường hầm, 2 bó 4 đường hầm, 1 bó 2 đường hầm và cho kết quả rất tốt. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào là tùy theo từng đối tượng bệnh nhân, kinh nghiệm và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên.

Sau mổ bệnh nhân sẽ được bất động chân phẫu thuật bằng nẹp Zimmer ở tư thế duỗi và đi 2 nạng không chống chân đau trong vòng 3 tuần. Sau mổ bệnh nhân sẽ được các kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn chườm đá chống sưng nề và tập vật lý trị liệu:

Quá trình tập vật lý theo từng giai đoạn:+ Giai đoạn 1: 2 tuần đầu sau mổMang nẹp Zimmer 24/24h trừ khi tập, chườm đá gối chấn thương ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 5-10 phút, tập lắc xương bánh chè, tập day sẹo vết mổ để chống dính, tập gồng cơ tĩnh, tháo nẹp tập gấp gối tới 60 độ. Tập nâng chân khỏi mặt giường.+ Giai đoạn 2: từ tuần thứ 3 - tuần thứ 4Tập gấp gối tăng dần, tiếp tục tập gồng cơ đùi và cẳng chân với lực cản tăng dần. Sau 3 tuần có thể bỏ nạng và nẹp Zimmer, tập đạp xe trong phòng.+ Giai đoạn 3: sau 4 tuần Tiếp tục tập gấp duỗi gối, tập gồng cơ với kháng lực tăng dần, tập lên xuống cầu thang, tập nhún đùi. Tập dáng đi bình thường.Bệnh nhân chỉ trở lại với thể thao 9 tháng sau mổ.

BS.CK2 Trần Văn Dương
Phụ trách khoa Y học thể thao - Bệnh viện Nhân dân 115


Tài liệu tham khảo
1-Benvennuti JF[1998], “Objective assesement of anterior tibial translation in Laschman test position”.2-Miller MD, Cole BJ,[2008], “Textbook of Arthroscopy”, Elsivier, 3-Murray MM at al[,2013], “The ACL handbook: Knee Biology,Mechanics, and Treatment”, Springer Science + Business Media Newyork4-Prentice W E, Voigh ML[2001], Rehabilitation of the knee, Techniques in musculoskeletal Rehabilation5- Nguyễn Văn Quang [1997], “Khám lâm sàng khớp gối”, Tạp chí y học Tp. Hổ Chí Minh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Chấn thương vùng khớp gối chiếm đến 40% trong các chấn thương thể thao, trong đó, có đến 30% các trường hợp là tổn thương các dây chằng của khớp gối mà nhiều nhất là tổn thương dây chằng chéo trước với khoảng 50% số ca tổn thương dây chằng khớp gối. Môn thể thao hay gặp chấn thương nhất là bóng đá [chiếm khoảng 1/3 số ca].

Dây chằng chéo trước nằm ở bên trong khớp gối, có vai trò quan trọng trong giữ vững khớp gối, giữ cho phần đầu trên xương chày [hay còn gọi là xương ống đồng] không bị trượt ra trước và xoay vào trong so với xương đùi.

Về mặt cấu trúc, dây chằng chéo trước là một dải liên tục với chiều dài trong khớp khoảng 25-40 mm tùy vào kích thước xương của từng người. Dây chằng chéo trước gồm hai bó chức năng là bó trước trong và bó sau ngoài. Khi gặp chấn thương tại dây chằng chéo trước cần phải phục hồi, tái tạo đủ hai bó theo chức năng thì mới có thể khôi phục như dây chằng bình thường.

Chấn thương dây chằng trước là tình trạng phổ biến, thường gặp trong các tai nạn lao động và hoạt động thể thao. Phẫu thuật dây chằng chéo trước nếu không được thực hiện sớm và đúng cách có thể để lại những hệ quả lâu dài về chức năng vận động. Nhưng ngược lại, nếu được điều trị phẫu thuật sớm và chính xác thì người bệnh có thể rút ngắn thời gian hồi phục đồng thời vẫn giữ nguyên phong độ khi chơi thể thao.

Cấu tạo dây chằng chéo khớp gối.

Trong dây chằng chéo trước có các thụ cảm thần kinh cảm biến lực căng dây chằng để từ đó cơ thể tự động điều chỉnh lực co, sức căng của các nhóm cơ trong khi vận động. Khi đứt dây chằng chéo trước có thể dẫn tới hậu quả cơ đùi bị teo do giảm vận động và do các thụ cảm thần kinh mất tác dụng. Biến chứng nghiêm trọng hơn khi dây chằng chéo trước bị đứt là khớp gối bị lỏng. Người bệnh sẽ cảm thấy bị lỏng lẻo khớp gối và giảm cảm giác vận động [cảm giác bóng với cầu thủ bóng đá], không tự tin khi chạy và thực hiện các động tác đòi hỏi kỹ thuật khiến sụt giảm nghiêm trọng phong độ và khả năng kỹ thuật.

Nếu tình trạng đứt dây chằng chéo không được điều trị kịp thời kéo dài có thể dẫn đến tổn thương sụn khớp và sụn chêm và tiến triển thành thoái hóa khớp. phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước là điều trị tiêu chuẩn cho những người đam mê các môn thể thao sử dụng chân nhiều như đá bóng, bóng rổ... để phục hồi lại phong độ và khả năng thi đấu.

Vai trò giữ vững xoay của dây chằng chéo trước của khớp gối rất quan trọng, nhất là với những người chơi thể thao, những vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Kỹ thuật mổ tái tạo dây chằng chéo trước đối với đối tượng này cần phải đạt được độ vững trước sau và độ vững xoay mới có thể đảm bảo phục hồi tốt nhất phong độ như trước chấn thương.

Bác sĩ Tú Nam chia sẻ thêm, điều người bệnh lo ngại nhất khi thực hiện phẫu thuật tái tạo dây chằng là sau phẫu thuật sẽ mất phong độ chơi thể thao trở lại và khả năng vận động bị ảnh hưởng. Tỷ lệ chơi thể thao sau mổ dây chằng là 99% nếu cuộc phẫu thuật thành công và phục hồi chức năng sau mổ được thực hiện chính xác cùng với sự hỗ trợ của bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn cao.

Dây chằng chéo trước đứt có nguy cơ dẫn đến lỏng khớp gối và giảm cảm giác vận động.

Đối với các ca mổ nội soi thông thường để tái tạo dây chằng chéo trước, các bác sĩ sẽ đặt camera rất nhỏ vào trong khớp để từ đó quan sát cấu trúc của khớp và qua các vết mổ nhỏ khác để đưa dụng cụ mổ vào can thiệp và sửa chữa các tổn thương và tái tạo lại cấu trúc khớp gối.

Với phương pháp này, các bác sĩ phải quan sát qua ống kính rất nhỏ cũng như thao tác trong khoảng không gian chật hẹp nên không thể đảm bảo đặt chính xác mảnh ghép để tái tạo lại dây chằng gần như dây chằng nguyên thủy. Hiện nay, tại Việt Nam, hầu như các bác sĩ đều dựa trên việc tìm các mốc giải phẫu trong mổ để xác định vị trí đặt dây chằng. Do đó, kết quả mổ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

Theo ThS.BS Trần Anh Vũ - Trưởng khoa Y học thể thao & Nội soi, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, việc đặt vị trí mảnh ghép mới chẳng khác nào một xạ thủ thực hiện những phát bắn vào bia, không phải lúc nào cũng đạt 9, 10 điểm được, vẫn có những phát bắn vào vòng điểm thấp hoặc thậm chí ra ngoài. Phẫu thuật viên lão làng cũng như xạ thủ chuyên nghiệp, tỷ lệ bắn trúng vòng 9, 10 điểm sẽ cao hơn chứ vẫn có tỷ lệ đặt vào vùng điểm thấp hoặc thậm chí ra ngoài.

Yêu cầu của ca mổ tái tạo dây chằng chéo trước là phải đặt được mảnh ghép vào vị trí mà chống được cả lực xoay và lực trượt ra trước. Khi mảnh ghép đặt ra ngoài vị trí diện bám nguyên thủy của dây chằng chéo trước sẽ không đảm bảo chức năng sinh lý tự nhiên của dây chằng.

Bác sĩ Vũ Nam cho biết thêm, nếu coi vị trí lý tưởng là một điểm [hồng tâm] thì vòng tròn điểm 9, 10 để đặt tâm đường hầm chỉ trong bán kính không quá một mm. Khi mảnh ghép không được đặt đúng vị trí thì dù có tập phục hồi chức năng tốt và bài bản đến mấy thì dây chằng mới vẫn không đảm bảo chức năng cần có để có thể khôi phục phong độ và kỹ thuật tốt nhất và dễ bị chấn thương, đứt lại khi chơi thể thao. Do đó, đặt chính xác vị trí mảnh ghép chính là chìa khóa, là bước khởi đầu quyết định thành công của mỗi ca mổ tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối.

Với sự phát triển của công nghệ cùng sự cộng hưởng tài năng của các chuyên gia bác sĩ, khoa Y học thể thao & Nội soi, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu và ứng dụng robot trong phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo.

Robot Pheno Artis với khả năng quét và dựng hình ảnh 3D chính xác giải phẫu trong mổ, từ đó giúp phẫu thuật viên tính toán và chọn ra điểm đặt mảnh ghép đồng thời giảm thiểu các sai sót về vị trí đặt dây chằng. Độ chính xác khi đặt dây chằng mới mức độ chuẩn xác đến từng 0,1 mm.

Ca mổ dây chằng chéo với sự hỗ trợ của Robot Pheno Artis.

"Việc ứng dụng Robot trong phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước giúp đặt mảnh ghép chính xác theo kế hoạch ở 100% các ca mổ. Kết hợp với tập phục hồi chức năng sau mổ, người bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng và có thể quay lại với niềm đam mê thể thao như trước chấn thương. Đây có thể nói là bước đột phá trong phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước. Chúng tôi hoàn toàn tự tin trong vấn đề phẫu thuật và phục hồi chức năng cho cả các vận động viên chuyên nghiệp của các đội tuyển quốc gia. Các kỹ thuật mà chúng tôi thực hiện tại khoa Y học thể thao & Nội soi, Bệnh viện Tâm Anh thậm chí còn có những điểm vượt trội hơn các nước khác trong khu vực và thế giới", bác sĩ Trần Anh Vũ chia sẻ.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh xem phim chụp và tư vấn cho bệnh nhân.

Là một trong những đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ Robot vào phẫu thuật tái tạo dây chằng, áp dụng đồng thời các công nghệ tiên tiến vào điều trị và phục hồi chức năng, khoa Y học thể thao & Nội soi, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đã mang lại những thành công mới trong chẩn đoán, điều trị và giúp người chơi thể thao, các vận động viên chuyên nghiệp phục hồi nhanh chóng sau chấn thương để tiếp tục với niềm đam mê với phong độ ổn định.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

Hệ thống BVĐK Tâm Anh

Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858

TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 102 6789

Fanpage: //www.facebook.com/benhvientamanh

[Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh]

Video liên quan

Chủ Đề