Kinh tế thái lan 2023

Phát biểu tại một diễn đàn do Bộ Ngoại giao Thái Lan tổ chức hôm 8/12, ông Sethaput cho rằng sự phục hồi sẽ diễn ra chậm và không đồng đều giữa các lĩnh vực kinh doanh, đồng thời nhấn mạnh rằng Thái Lan phải đảm bảo sự phục hồi kinh tế vẫn tiếp tục và các chính sách tài khóa và tiền tệ luôn phù hợp để hỗ trợ sự phục hồi.

Theo ông Sethaput, đại dịch COVID-19 đã gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Thái Lan, đặc biệt là ngành du lịch vốn chiếm tới 12% Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của nước này. Năm 2019, Thái Lan đón gần 40 triệu lượt khách nước ngoài. BoT dự kiến sẽ có khoảng 6 triệu khách du lịch nước ngoài tới Thái Lan trong năm 2022.

Trong khi đó, bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Thương mại Siam [SCB] đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Thái Lan năm 2022 từ 3,4% xuống 3,2% do biến thể Omicron dự kiến sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và trì hoãn sự phục hồi du lịch của nước này cho đến ít nhất là đầu năm tới.

Tuy nhiên, những tác động lên nền kinh tế của biến thể Omicron dự kiến sẽ nhẹ hơn so với các tác động của biến thể Delta. Yunyong Thaicharoen, nhà kinh tế trưởng tại Trung tâm Thông tin Kinh tế SCB [SCB EIC], nhận định nhìn chung, nền kinh tế vào năm 2022 sẽ phục hồi chậm, nhưng ổn định. Kinh tế Thái Lan đã sẵn sàng phục hồi trong năm tới, nhưng tốc độ sẽ chậm và vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. SCB EIC kỳ vọng nền kinh tế sẽ trở lại mức trước đại dịch của năm 2019 vào giữa năm 2023.

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok. [Ảnh: AFP/ TTXVN]

Vào năm 2022, SCB EIC kỳ vọng nhu cầu trong và ngoài nước sẽ phục hồi, dẫn đầu bởi xuất khẩu tăng mạnh, phù hợp với kinh tế và thương mại toàn cầu đang được cải thiện. Khu vực du lịch có thể sẽ lấy lại tốc độ khi tỷ lệ tiêm chủng cao hơn ở Thái Lan và các nước khác giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại quốc tế. Trung tâm này dự đoán sẽ có khoảng 5,9 triệu du khách nước ngoài tới Thái Lan trong năm tới và 330.000 lượt trong năm nay.

Theo ông Yunyong, SCB EIC đánh giá nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ở mức 1,1% vào năm 2021, tăng so với ước tính trước đó là 0,7%, do các ca mắc COVID-19 mới trong nước đang giảm, nhiều người được tiêm chủng hơn và những hạn chế của Chính phủ đang nới lỏng, cho phép nối lại các hoạt động kinh tế khác nhau.

SCB EIC cho biết lượng khách du lịch có thể sẽ tăng lên sau khi Thái Lan mở cửa trở lại, giúp thúc đẩy sự phục hồi. Xuất khẩu sẽ duy trì tăng trưởng mạnh mẽ nhờ hiệu ứng cơ bản thấp từ năm ngoái và sự mở rộng kinh tế và thương mại toàn cầu, mặc dù sự trỗi dậy của dịch COVID-19 gần đây ở châu Âu và tình trạng tắc nghẽn nguồn cung có thể tác động đến hàng xuất khẩu của Thái Lan vào cuối năm 2021.

Hôm 8/12, Ủy ban Thường trực Hỗn hợp về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng [JSCCIB] cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Thái Lan năm 2022 là 3-4,5%, so với ước tính tăng trưởng 0,5-1,5% trong năm nay. GDP của Thái Lan sụt giảm 6,1% trong năm 2020 - số liệu kém nhất trong vòng hai thập niên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Chính phủ Thái Lan dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này vào năm 2022 là từ 3,5% đến 4,5%./.

Chính phủ Thái Lan dự kiến doanh thu du lịch sẽ đạt khoảng 80% so với mức trước đại dịch nhờ quá trình phục hồi tích cực sau khi mở cửa toàn bộ biên giới. Ảnh: Getty Images

Theo số liệu của chính phủ Thái Lan công bố hôm 19/9, doanh thu từ các hoạt động du lịch của nước này trong năm 2023 sẽ đạt ngưỡng 64,5 tỷ USD, tương đương khoảng 80% so với mức trước đại dịch.

Nikkei Asia trích lời phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho biết, kịch bản tốt nhất là ngành du lịch phục hồi 80% so với mức trước đại dịch trong năm 2023. Cụ thể, doanh thu từ khách du lịch nước ngoài có thể đạt ngưỡng 40,6 tỷ USD trong khi du khách nội địa đóng góp khoảng 23,8 tỷ USD.

Theo ông, Thái Lan đang trên đà phục hồi tích cực và chính phủ cũng cho rằng kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không sẽ phù hợp với lượng khách ngày càng tăng, đặc biệt là trong mùa cao điểm cuối năm.

Ngành du lịch vốn là một động lực tăng trưởng quan trọng cho kinh tế Thái Lan khi nó chiếm tới 18% GDP đất nước. Vào năm 2019, Thái Lan từng đón tới 39 triệu lượt khách du lịch với chi tiêu 91 tỷ USD. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau khi đại dịch lây lan ra toàn cầu và nhiều quốc gia buộc phải phong tỏa, doanh thu đạt được từ khách du lịch nước ngoài tại Thái Lan sụt giảm mạnh chỉ còn 8,9 tỷ USD.

Tới tháng 7 này, khi Thái Lan quyết định mở cửa lại hoàn toàn đất nước, ngành du lịch bắt đầu phục hồi đáng kể. Trong năm nay, Tổng cục Du lịch Thái Lan dự kiến sẽ có từ 7 triệu đến 10 triệu khách du lịch nước ngoài, với hơn 1 triệu lượt khách dự kiến chỉ trong tháng 9.

Thêm vào đó, con số này có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong 3 tháng còn lại của năm, đặc biệt là vào cuối tháng 11 khi những cơn mưa gió mùa giảm dần và các lễ hội cuối năm làm tăng sức hấp dẫn của Thái Lan đối với du khách.

Chính phủ Thái Lan hy vọng sự trở lại của du khách tại Phuket có thể tạo tiền đề cho nhiều hoạt động và sự kiện quốc tế hơn trong tương lai. Ảnh: Vijitra Duangdee

Để có thể tận dụng thời cơ tốt nhất, chính phủ đang làm việc với các doanh nghiệp khu vực Nhà nước và tư nhân, để thực hiện các chiến dịch khuyến mãi nhằm thu hút thêm nhiều khách du lịch sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền. Bangkok Post cho biết Tổng cục Du lịch Thái Lan cũng đang phối hợp với các hãng hàng không đối tác để triển khai các chương trình bán hàng và tiếp thị trong mùa du lịch cao điểm.

Ở Phuket, một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu của Thái Lan, tình hình phục hồi du lịch cũng đang rất tích cực. Tỉnh này đã chứng kiến tới 84% lưu lượng hành khách nội địa tại sân bay so với mức trước đại dịch Covid-19. Ngoài ra, khoảng 40% lượng khách quốc tế cũng đã quay trở lại, hầu hết đến từ Trung Đông và Ấn Độ.

Theo ông Pichet Panapong, Phó thống đốc Phuket, du khách đến từ Trung Quốc dự kiến sẽ trở lại vào tháng 1 năm sau, trong khi số lượng các chuyến bay thuê từ Nga có thể sẽ tăng lên từ tháng tới.

Tỉnh Phuket sẽ tổ chức một loạt các sự kiện văn hóa và lễ hội bắt đầu với lễ hội ăn chay hàng năm từ ngày 26/9 đến ngày 4/10. Đây sẽ là lần đầu tiên trong 2 năm xảy ra đại dịch, lễ hội được tổ chức trọn vẹn. Các sự kiện này sẽ đóng vai trò như tiền đề cho nhiều sự kiện thể thao và các cuộc họp, hội nghị quốc tế. Phó thống đốc Phuket cho biết tỷ lệ lấp đầy khách sạn được dự báo là trung bình 80% trong thời gian còn lại của năm.

Đọc tiếp

De Heus khánh thành Nhà máy Premix đầu tiên tại châu Á

Ngày 9/11, Tập đoàn De Heus khánh thành Nhà máy Premix trị giá 200 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, chuyên sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho chăn nuôi.

Viên kim cương hồng quý hiếm được bán đấu giá hơn 24 triệu USD

Tại buổi đấu giá của Christie's được tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 8/11, viên kim cương hồng khổng lồ đặc biệt quý hiếm mang tên Fortune Pink đã được bán với mức giá 24,8 triệu USD cho một cá nhân người châu Á.

Mỹ tuyên bố không có ý định hối thúc Ukraine đàm phán với Nga

Ông Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách cho biết Washington không có ý định hối thúc Ukraine tham gia đàm phán với Nga khi chính quyền Kiev chưa sẵn sàng.

GDP quý III của Indonesia tăng nhanh, nhưng chưa đạt kỳ vọng

Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia cho biết, GDP của nước này trong quý III/2022 tăng 5,72%, so với mức 5,44% của quý trước. Đây cũng là mức tăng GDP nhanh nhất so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự khởi sắc trong lĩnh vực xuất khẩu.

Nga không đặt điều kiện đàm phán tiên quyết, miễn là Kiev 'thể hiện thiện chí'

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko ngày 8/11 tuyên bố, Moscow không đàm phán với Mỹ về Ukraine. Tuy nhiên, quan chức này khẳng định Moscow hoàn toàn mở cửa cho các cuộc đàm phán với Kiev. 

Ukraine tuyên bố chỉ sẵn sàng cho các cuộc đàm phán 'thực sự' với Nga

Phát biểu trước Hội nghị Biến đổi Khí hậu COP27 ngày 8/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev chỉ sẵn sàng cho các cuộc đàm phán “thực sự” với Nga, nếu mục đích là nhằm khôi phục biên giới của nước này cùng một số điều kiện khác.

Tắc nghẽn đơn hàng ô tô tại cảng xuất nhập chính của Đức

Do khối lượng giao dịch lớn kèm theo việc thiếu lao động, hàng loạt các đơn hàng ô tô đang tắc nghẽn tại cảng Bremerhaven – cảng xuất nhập hàng hóa chính của Đức và là một trong những trung tâm trung chuyển ô tô lớn nhất thế giới.

WHO: Ít nhất 15.000 người châu Âu tử vong vì nắng nóng năm 2022

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], ít nhất 15.000 người ở khu vực châu Âu đã tử vong vì thời tiết nắng nóng kỷ lục và hạn hán trong mùa hè năm nay, trong đó Tây Ban Nha và Đức nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

AMRO: Khu vực ASEAN+3 phục hồi tích cực nhưng vẫn còn yếu tố không chắc chắn

Theo AMRO, các nền kinh tế ASEAN+3 đang cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực, song vẫn còn rất nhiều yếu tố không chắc chắn khi đối mặt với những sóng gió toàn cầu ngày càng nghiêm trọng.

Nga hoàn thành thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới

Trong thông báo chính thức ngày 7/11, các nhà sản xuất tàu tại doanh nghiệp đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk cho biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới của Nga mang tên Generalissimo Suvorov gần như đã sẵn sàng cho hải quân nước này sử dụng.

Cận cảnh chiếc đồng hồ nội địa Campuchia tặng khách dự Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 7/11 đăng tải trên trang Facebook chính thức hình ảnh chiếc đồng hồ "made in Cambodia" sẽ được dùng làm quà tặng cho các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan.

Hàng loạt công ty Mỹ cắt giảm nhân sự do lo ngại suy thoái

Trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế ngày càng gia tăng, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang bắt đầu cắt giảm hàng nghìn nhân sự cũng như tái cơ cấu công ty để tối ưu hóa chi phí.

Xuất nhập khẩu Trung Quốc trong tháng 10 sụt giảm lần đầu sau 2 năm

Theo dữ liệu được công bố bởi Hải quan Trung Quốc ngày 7/11, tháng 10 vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này đã chứng kiến mức suy giảm đầu tiên kể từ tháng 5/2020 trong bối cảnh nhu cầu suy yếu.

Nga từ chối xác nhận đàm phán bí mật với Mỹ về xung đột Ukraine

Điện Kremlin ngày 7/11 từ chối bình luận về một báo cáo của tờ Wall Street Journal rằng Mỹ đã tổ chức một cuộc đàm phán bí mật với các quan chức hàng đầu của Nga về việc tránh leo thang trong cuộc chiến tại Ukraine.

'Chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng'

Trước thềm chuyến thăm chính thức Campuchia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính [từ ngày 8-13/11], Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí liên quan tới các hoạt động của chuyến đi quan trọng này. 

Khoản hỗ trợ 100 tỷ USD ứng phó biến đổi khí hậu thành tâm điểm của COP27

Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP27, việc thúc giục các quốc gia phát triển thực hiện lời cam kết cung cấp 100 tỷ USD ứng phó biến đổi khí hậu cho các quốc gia thu nhập thấp đang là một trong các tâm điểm được thảo luận.

Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi cả nước về thảm kịch giẫm đạp Itaewon

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm nay xin lỗi cả nước về thảm kịch giẫm đạp tại Itaewon hôm 29/10, khiến 156 người thiệt mạng, đồng thời cam kết cải cách hệ thống cảnh sát và quản lý an toàn.

Cận cảnh vụ máy bay chở khách lao xuống hồ ở Tanzania khiến 19 người chết

Thủ tướng Tanzania Kassim Majaliwa xác nhận có ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay chở khách lao xuống hồ Victoria hôm 6/11.  

Liên Hợp Quốc cảnh báo khủng hoảng khí hậu ngày COP27 khai mạc

Tổ chức Khí tượng Thế giới hôm 6/11 đã đưa ra lời cảnh báo về tình hình khí hậu ngày càng cấp thiết trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2022 [COP27] vừa khai mạc.

Nga: Ukraine pháo kích đập thủy điện Kherson bằng hệ thống HIMARS

Một đại diện của cơ quan dịch vụ khẩn cấp Nga lên tiếng cáo buộc các cuộc pháo kích của lực lượng Ukraine đã khiến đập thủy điện Kakhovka ở tỉnh Kherson bị hư hại và cảnh báo hành động này có nguy cơ dẫn đến thảm họa nhân đạo.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề