Kinh tế văn hóa thế kỉ xvi xviii năm 2024

I. Kinh tế

1. Nông nghiệp

- Ở Đàng Ngoài, khi chiến tranh Nam - Bắc triều chưa diễn ra, thời Mạc Đăng Dung được mùa, nhà nhà no đủ. Sau đó, xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng - Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam và vùng Thanh - Nghệ. Nông dân phải đi phiêu bạt đi nơi khác - Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, lập làng ấp.. - Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định. Mĩ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập. Đến giữa thế kỉ XVIII, đồng bằng sông Cửu Long có thêm thôn xã mới - Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, năng suất lúa cao - Sự phát triển này dẫn đến hình thành tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất.

2. Sự phát triển của nghệ thủ công và buôn bán

- Ở thế kỉ XVIII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công. Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà, Bát Tràng, làng dệt Hà Khê... - Việc buôn bán cũng được mở rộng, các huyện vùng dồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này xuất hiện thêm một số phố phường như Thăng Long với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến, Đàng Trong có Thanh Hà, Hội An... - Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân chấu Á, châu Âu đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập - Chúa Trinh, chúa Nguyễn cho họ vào buôn ban để nhờ họ mua vũ khí. Nhưng sau, thi hành chính sách hạn chế ngoại thương nên các thành thị dần suy tàn ở nửa sau thế kỉ XVIII.

II. Văn hóa

1. Tôn giáo

- Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phóng kiến đề cao trong học tập, thi cử, tuyển quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay được phục hồi. Nhân dân ta vẫn giữ nếp văn hóa truyền thống văn hóa ở nông thôn - Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm, bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước - Từ năm 1533, các đạo sĩ theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động truyền đạo này ngày càng tăng.

2. Sự ra đời chữ Quốc ngữ

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt - Chữ Quốc ngữ ra đời. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

3. Văn học và nghệ thuật dân gian

- Trong thế kỉ XVI - XVII, văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càn nhiều. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...đều có tác phẩm bằng chữ Nôm - Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú. Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn..., truyện tiếu lâm. - Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Điêu khắc gỗ trong các đình chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn, nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát - Nghệ thuật sấn khấu đa dạng và phong phú. Nội dùng các vở chèo, tuồng... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình thương yêu con người.

Lịch Sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII - Kết nối tri thức

Luyện tập trang 43 Lịch Sử 8: Hãy lập bảng tóm tắt nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII theo các tiêu chí sau: lĩnh vực, sự chuyển biến.

Quảng cáo

Trả lời:

Lĩnh vực

Sự chuyển biến

Kinh tế

Nông nghiệp

- Ở Đàng ngoài: sản xuất sa sút; nông dân bị thiếu ruộng trầm trọng, lâm vào cảnh đói khổ, bần cùng.

- Ở Đàng Trong: sản xuất phát triển; hình thành tầng lớp đại địa chủ; tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng như Đàng Ngoài.

Thủ công nghiệp

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng.

- Thủ công nghiệp trong nhân dân tiếp tục phát triển: đa dạng nhiều ngành, nghề; sản phẩm phong phú, tinh tế; xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng.

Thương nghiệp

- Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

- Ngoại thương phát triển mạnh, có quan hệ giao thương với nhiều nước trên thế giới.

- Nhiều đô thị được hưng khởi.

Tôn giáo, tư tưởng

- Nho giáo vẫn giữ địa vị thống trị.

- Đạo giáo và Phật giáo được phục hồi.

- Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây được ảnh hưởng trong nhân dân.

Văn hóa

Văn học

- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.

- Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.

- Văn học dân gian phát triển với nhiều thế loại.

Chữ viết

- Chữ Quốc ngữ ra đời và dần được sử dụng phổ biến.

Văn nghệ dân gian

- Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.

- Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình.

Quảng cáo

Lời giải Lịch Sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII hay khác:

  • Mở đầu trang 40 Bài 9 Lịch Sử 8: Ở các thế kỉ XVI - XVIII, trong dân gian phổ biến những câu sau:....
  • Câu hỏi trang 40 Lịch Sử 8: Hãy giới thiệu nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI - XVIII.....
  • Câu hỏi trang 41 Lịch Sử 8: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII...
  • Câu hỏi trang 42 Lịch Sử 8: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.....
  • Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử 8: Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.....
  • Câu hỏi 2 trang 43 Lịch Sử 8: Hãy nêu nhận xét về sự chuyển biến đó trong các thế kỉ XVI - XVIII. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? ....
  • Vận dụng 1 trang 43 Lịch Sử 8: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy cho biết: Làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI - XVIII và vẫn tồn tại....
  • Vận dụng 2 trang 43 Lịch Sử 8: Em biết những con đường, ngôi trường.... nào mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?....

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

  • Lịch Sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ [cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX]
  • Lịch Sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch Sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 - 1918] và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
  • Lịch Sử 8 Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
  • Lịch Sử 8 Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 8, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử 8 hay, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề