Ký quỹ l/c là gì

LC là gì trong xuất nhập khẩu? Với những ai đã và làm việc trong mảng xuất nhập khẩu thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với khái niệm LC. Để hiểu rõ hơn về LC mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

  1. Nội dung bài viết:

    1. Mở LC là gì?
    2. Điều kiện để mở LC
    3. Thủ tục mở LC cho doanh nghiệp
      1. 3.1 Bước 1
      2. 3.2 Bước hai
      3. 3.3 Bước ba
      4. 3.4 Một số lưu ý cần ghi nhớ
    4. Yêu cầu phát hành bảo lãnh
    5. Điều kiện để ngân hàng phát hành thư bảo lãnh:
    6. Thanh toán, hủy bỏ LC
    7. Một số câu hỏi pháp lí liên quan
      1. 7.1 Những yêu cầu đối với nguồn vốn khi mở LC
      2. 7.2 Những giấy tờ nào cần phải nộp bản gốc khi mở LC?

    Mở LC là gì?

  • LC [Letter of Credit] hay còn gọi là thư tín dụng do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của đối tác.
  • Mục đích: nhằm cam kết trả một khoản tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể cho nhà xuất khẩu trong trường hợp NXK xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện trong thư tín dụng.
  1. Điều kiện để mở LC

  • Giấy phép kinh doanh.
  • Tài khoản ngoại tệ ngân hàng
  • Quyết định thành lập công
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng.
  1. Thủ tục mở LC cho doanh nghiệp

Yêu cầu mở LC

3.1 Bước 1

Thứ nhất, nguồn vốn

  • LC phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%.
  • Thư tín dụng phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và có yêu cầu miễn/giảm mức ký quỹ thì phải được Giám đốc ngân hàng phê duyệt trước.
  • LC phát hành bằng vốn vay của NHCTVN, khách hàng liên hệ với bộ phận tín dụng thẩm định để được xem xét.
    là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.

    Cách thức mở thư tín dụng [L/C]

    Mục lục

    • 1] Ðiều kiện mở L/C
    • 2] Cách thức mở L/C
      • * Các giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng để mở L/C
      • – Ðối với L/C trả ngay:
      • – Ðối với L/C trả chậm
      • * Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành mở thư tín dụng cho doanh nghiệp
      • * Hệ thống ngân hàng hoạt động, chuyển giao thư tín dụng đến đối tác, người thụ hưởng.
    • 4] Cách thức ký quỹ

    1] Ðiều kiện mở L/C

    Ðể được mở L/C, doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng:

    – Giấy đăng ký kinh doanh

    – Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng

    Và cùng với các giấy tờ sau:

    + Quyết định thành lập Công ty

    + Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng

    2] Cách thức mở L/C

    * Các giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng để mở L/C

    – Ðối với L/C trả ngay:

    + Giấy phép nhập khẩu [nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép]

    + Quota [ đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch]

    + Hợp đồng nhập khẩu[bản sao]

    + Ðơn xin mở L/C at sight [ theo mẫu in sẵn của Ngân hàng]. Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương

    đã ký kết.

    – Ðối với L/C trả chậm

    + Giấy phép nhập khẩu[nếu có] hoặc quota nhập

    + Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu

    + Ðơn xin mở L/C trả chậm [theo mẫu in sẵn của Ngân hàng].Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương

    đã ký kết.

    + Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ [ theo mẫu của Ngân hàng]

    * Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành mở thư tín dụng cho doanh nghiệp

    Nếu ngân hàng đồng ý thì đóng dấu đơn xin mở thư tín dụng và gửi cho doanh nghiệp một bản. 

    Sau đó ngân hàng trích tài khoản doanh nghiệp mở tài khoản tín dụng.Tiếp theo, ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho bên xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu.

    * Hệ thống ngân hàng hoạt động, chuyển giao thư tín dụng đến đối tác, người thụ hưởng.

    Ngân hàng mở L/C gửi thư tín dụng đến ngân hàng đại diện nhà xuất khẩu thông qua hệ thống các ngân hàng thông báo.

    Các ngân hàng phải kiểm tra tính chính xác của L/C

    3] Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C

    – Đơn xin mở thư tín dụng phải được viết tối thiểu 2 bản.

    – Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.

    – Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác

    – Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.

    – Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình

    Ký quỹ mở L/C:

    Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ [ 100%; dưới 100% hoặc không cần ký quỹ] đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

    – Uy tín thanh toán của doanh nghiệp

    – Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng

    – Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp

    – Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu

    – Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu

    4] Cách thức ký quỹ

    – Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện

    – Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng hai cách sau:

    + Mua ngoại tệ để ký quỹ

    + Vay ngoại tệ để ký quỹ.

    Thanh toán phí mở L/C:

    Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ

    Trên dây là bài viết về cách thức mở thư tín dụng [L/C] tại Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được cũng như thành thạo trong việc mở thư tín dụng.

Chủ Đề