Kỳ thị và phân biệt đối xử là gì năm 2024

Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về phòng chống HIV/AIDS [UNAIDS] định nghĩa kỳ thị là một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân hay một nhóm người dưới mắt của những người khác. Trong một nền văn hóa hoặc một bối cảnh cụ thể, một số đặc tính nhất định bị coi là lệch khỏi chuẩn mực chung.

Kỳ thị có thể dẫn tới phân biệt đối xử khi nó thể hiện thành hành động và đó có thể là bất kỳ một hành vi phân tách, loại bỏ hay hạn chế những cá nhân bị kỳ thị. Như vậy, kỳ thị là một quá trình liên tục và thể hiện ở các dạng, hình thức khác nhau, từ quan điểm đánh giá, thái độ cho đến hành vi, hành động.

Kỳ thị là gì? Kỳ thị người lao động nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không? [Hình từ Internet]

Kỳ thị người lao động nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] 2006 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
...

Theo đó, kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

Căn cứ Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] 2006 quy định như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hành vi kỳ thị người nhiễm HIV là hành vi vi phạm quy định pháp luật.

Gây khó khăn trong quá trình làm việc vì lý do người lao động nhiễm HIV bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b] Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c] Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d] Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
đ] Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a] Buộc tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b] Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
c] Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều này;
d] Buộc điều chuyển lại vị trí công tác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ] Buộc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
e] Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
g] Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được thì buộc tiêu hủy sản phẩm truyền thông.

Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy hành vi gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV, người sử dụng lao động sẽ chịu mức phạt tiền sau đây:

Kỳ thị và phân biệt đối xử khác nhau như thế nào?

Như vậy, kỳ thị là thái độ, còn phân biệt đối xử là hành vi hoặc hành động cụ thể đối với người nhiễm HIV. Kỳ thị là tiền đề của phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Muốn chống phân biệt đối xử phải bắt đầu từ việc chống kỳ thị với người nhiễm HIV.

Ví dụ phân biệt đối xử về giới là gì?

Phân Biệt Đối Xử & Quấy Rối Về Giới Tính Quấy rối có thể bao gồm “quấy rối tình dục” chẳng hạn như mời gọi tình dục không mong muốn, đề nghị cho phép quan hệ tình dục và quấy rối về tính dục thông qua lời nói hoặc hành động cơ thể.

Phân biệt đối xử trực tiếp là gì?

Phân biệt đối xử có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp. Phân biệt đối xử trực tiếp xảy ra khi có sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi rõ ràng dựa trên một hoặc nhiều nguyên nhân. Ví dụ, quảng cáo tuyển dụng chỉ “dành cho nam giới” sẽ bị coi là phân biệt đối xử trực tiếp.

Tại sao không nên phân biệt đối xử?

Các nhà nghiên cứu định nghĩa phân biệt đối xử là "các trường hợp bất công hoặc đối xử không bình đẳng tại nơi làm việc do tính cách cá nhân, chủng tộc, giới tính và tuổi tác". Cũng theo nghiên cứu, hệ tim mạch của người bị phân biệt đối xử lâu ngày sẽ yếu dần vì các phản ứng căng thẳng liên tục, dẫn đến tăng huyết áp.

Chủ Đề