Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông cơ hội việc làm

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

Thông tin chung

- Tên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

- Mã ngành tuyển sinh: 7580205

-Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT [Phương thức 2].

+ Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT [Phương thức 3].

- Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa [A00];Toán, Lý, Tiếng Anh [A01].

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm.

Giới thiệu

- Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc trong các lĩnh vực xây dựng công trình giao thông trong nước và quốc tế như: quản lý; thiết kế; xây dựng; giám sát; khảo sát công trình cầu, đường, hầm; quy hoạch và quản lý dự án; các dự án đầu tư hỗ trợ phát triển của quốc tế [ODA]

-Sinh viên được trang bị những kiến thức khoa học nền tảng trong ngành xây dựng như: ngoại ngữ; vật liệu xây dựng; vẽ, đồ họa, trắc địa, cơ học đất, cơ học kết cấu; thủy lực, kết cấu bê tông, kết cấu thép… Từ đó sinh viên có thể tự học, nghiên cứu nâng cao trình độ theo sở thích riêng. Kiến thức chuyên sâu về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông được đào tạo cho sinh viên đủ khả năng làm việc trong các lĩnh vực xây dựng công trình giao thông như: thiết kế thi công cầu thép, cầu bê tông, thiết kế thi công đường, thiết kế hầm, quy hoạch và quản lý giao thông, vật liệu nhựa đường, thiết kế công trình đường trên nền đất yếu, kiểm định công trình cầu đường, và các kiến thức liên quan.

Vị trí việc làm

- Giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng công trỉnh giao thông.

- Kỹ sư thiết kế, thi công, dự toán trong xây dựng các công trình giao thông, công trình xây dựng.

- Trưởng phòng, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các cơ quan, xí nghiệp.

- Cán bộ quản lý kỹ thuật, giám sát thi công cho các công trình giao thông.

- Kỹ sư tư vấn thiết kế, thi công các công trình xây dựng, công trình giao thông.

- Chủ doanh nghiệp, thầu xây dựng tư nhân.

Nơi làm việc

- Các Viện/Trung tâm nghiên cứu, trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học về lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.

- Các dự án ODA.

- Các Sở, Phòng, Ban quản lý về xây dựng cơ bản: Sở xây dựng, Ban quản lý dự án công trình giao thông các cấp, Phòng kinh tế - kỹ thuật - hạ tầng của các Huyện.

- Các công ty tư vấn khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý dự án xây dựng, dự án công trình giao thông.

- Các trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên cho xây dựng công trình giao thông.

- Công ty thầu xây dựng công trình tư nhân.

→ Chuẩn đầu ra

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Xã hội không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cũng góp phần quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ngày càng được chú trọng và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ đam mê lĩnh vực xây dựng, giao thông. Cụ thể, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì, học gì và làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì? 

Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay,... cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung. 

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông học gì?

Theo học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông như: trắc địa, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép cầu đường; thiết kế đường ô tô; kiểm định công trình; quy hoạch tuyến và thiết kế tổng thể công trình, tổ chức công trường xây dựng và chỉ đạo thi công, phân tích kinh tế và quản lý chất lượng, khai thác và sửa chữa công trình giao thông,... Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, hạch toán kinh tế, kiểm tra an toàn lao động trong xây dựng. Đồng thời có kỹ năng thiết kế công trình để giải quyết các vấn đề về giao thông như: kẹt xe, hệ thống giao thông thông minh, tổ chức giao thông trong các khu đô thị mới. 

Học Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ra trường làm gì? 

Sau khi tốt nghiệp, các Kỹ sư xây dựng công trình giao thông có thể làm việc tại các công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng … đảm nhận những công việc sau: 

  • Xây dựng mới hay sửa chữa nâng cấp các công trình cầu đường, giải quyết các vấn đề về giao thông [kẹt xe, hệ thống giao thông thông minh, tổ chức giao thông trong các khu đô thị mới…].
  • Tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật xây dựng.
  • Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng.
  • Tổ chức và quản lý thi công các công trình xây dựng. 

Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 

Theo đánh giá độc lập của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2009, Việt Nam xếp thứ 111/134 quốc gia trên thế giới về chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, đứng sau hầu hết các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam. 

Mặt khác, theo Quy hoạch Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của chính phủ, nhân lực khối ngành Xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 8 - 9 triệu người vào năm 2020. Trong đó, nhu cầu của mảng Xây dựng Công trình Giao thông tăng được dự báo sẽ tăng cao do nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng của nước ta. 

Ngoài các vị trí cán bộ kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước về quy hoạch giao thông và hạ tầng kỹ thuật, Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông còn đảm trách vai trò kỹ sư tư vấn trong các doanh nghiệp khối tư nhân trong và ngoài nước; kỹ sư thi công, giám sát thi công, quản lý dự án xây dựng công trình giao thông; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện, trường đại học.

Video liên quan

Chủ Đề