Biểu hiện nào không thuộc về quan hệ hỗ trợ năm 2024

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ hoặc đối địch?

Đề bài

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ hoặc đối địch?

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước và muối khoáng, năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp lên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng chất hữu cơ do tảo tổng hợp

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm

- Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ

- Rận và bét sống bám trên da trâu bò. Chúng sống được là nhờ hút máu của trâu bò

- Địa y sống bám trên cành cây

- Cá ép bám vào mai rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa

- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng

- Giun đũa sống trong ruột người

- Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu

- Cây nắp ấm bắt côn trùng

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Quan hệ hỗ trợ gồm:

- Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn trong nốt sần của rễ cây đậu.

- Hội sinh: cá ép và rùa; địa y bám trên cành cây.

Quan hệ đối kháng gồm

- Cạnh tranh: lúa và cỏ dại; dê và bò.

- Kí sinh: rận, bét kí sinh trên trâu, bò; giun đũa kí sinh trong cơ thể người.

- Sinh vật ăn sinh vật ăn sinh vật khác: hươu, nai và hổ; cây nắp ấm và côn trùng.

Loigiaihay.com

  • Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì? Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?
  • Bài 1 trang 134 SGK Sinh học 9 Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện.
  • Bài 2 trang 134 SGK Sinh học 9 Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
  • Bài 3 trang 134 SGK Sinh học 9 Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Bài 4 trang 134 SGK Sinh học 9

Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?

  1. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất có cấu trúc tương đối ổn định.
  1. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
  1. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 2: Các loài trong quần xã có mối quan hệ nào sau đây?

  1. Quan hệ hỗ trợ. B. Quan hệ đối kháng.
  1. Quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng. D. Không có quan hệ gì.

Câu 3: Hiện tượng khống chế sinh học biểu hiện:

  1. sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các loài
  1. sự cạnh tranh khác loài trong quần xã
  1. sự cân bằng trong phát triển của quần xã
  1. sự cạn kiệt nguồn sống của môi trường

Câu 4: Quan hệ đối địch trong quần xã biểu hiện ở:

  1. kí sinh, ăn loài khác, ức chế - cảm nhiễm
  1. cộng sinh, hội sinh và hợp tác
  1. cạnh tranh con cái vào mùa sinh sản
  1. quần tụ thành bầy hay hiệu quả nhóm

Câu 5: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

  1. cá rô phi và cá chép.
  1. chim sâu và sâu đo.
  1. ếch đồng và chim sẻ.
  1. tôm và tép.

Câu 6: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?

  1. Nhóm tuổi.
  1. Sự phân bố của các loài trong không gian.
  1. Tỉ lệ giới tính.
  1. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 7: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

  1. cộng sinh B. hội sinh
  1. hợp tác D. kí sinh - vật chủ

Câu 8: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

  1. ức chế cảm nhiễm. B. cạnh tranh.
  1. vật ăn thịt - con mồi. D. ký sinh.

Câu 9: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là mối quan hệ đối kháng?

  1. Chim sáo và Trâu rừng.
  1. Chim sâu và sâu ăn lá
  1. Lợn và giun đũa trong ruột lợn.
  1. Lúa và cỏ dại.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

  1. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
  1. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
  1. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
  1. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.

Câu 11: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ

  1. cộng sinh. B. hội sinh.
  1. cạnh tranh. D. ký sinh.

Câu 12: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

  1. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường
  1. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
  1. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng
  1. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng?

  1. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.
  1. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.
  1. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
  1. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.

Câu 14: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất?

  1. Rừng mưa nhiệt đới B. Savan
  1. Hoang mạc D. Thảo nguyên

Câu 15: Cho các ví dụ:

[1] Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.

[2] Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.

[3] Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

[4] Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là:

  1. [2] và [3] B. [1] và [4]
  1. [3] và [4] D. [1] và [2]

Câu 16: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về

  1. quan hệ cạnh tranh. B. quan hệ kí sinh.
  1. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ hội sinh.

Câu 17: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

Chủ Đề