Lãi suất các ngân hàng 2023

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] sẽ tăng lãi suất lên 4,75-5% vào tháng 3/2023, cao hơn 0,25 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó.

Lộ trình tăng lãi suất của Fed cụ thể bao gồm lần tăng 0,75 điểm phần trăm tại cuộc họp diễn ra vào đầu tháng 11/2022, 0,5 điểm phần trăm vào tháng 12/2022, 0,25 điểm phần trăm vào tháng Hai và tháng 3/2023.

[Điều gì sẽ xảy ra nếu trái phiếu Chính phủ Mỹ gặp "sự cố" đột ngột?]

Dự báo trên được đưa ra trên cơ sở tình trạng lạm phát cao vẫn còn có diễn biến khó lường, yêu cầu hạ nhiệt nền kinh tế phát triển nóng và việc cần tránh nới lỏng các điều kiện tài chính quá sớm.

Fed được cho là sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp tại cuộc họp trong hai ngày 1-2/11.

Việc dự đoán Fed giảm tốc độ tăng lãi suất là điều khiến thị trường biến động trong năm nay.

Thị trường chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm từ mức thấp nhờ kỳ vọng Fed điều chỉnh chính sách, giảm mạnh trở lại khi số liệu mới cho thấy lạm phát cao kéo dài và Fed vẫn duy trì tốc độ tăng lãi suất./.

Kể từ ngày 23/9 tới nay, các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng gồm SHB, Kienlongbank, Eximbank, Vietcapital Bank, BacABank, VPBank, ACB... với nhiều kỳ hạn đã chạm trần mới...

Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất sau quyết định mới của Ngân hàng Nhà nước

Như VnEconomy đã đưa, Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định chính thức điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng tăng từ 4% lên 5%/năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 23/9/2022.

Đáng chú ý, ngay trong ngày đầu tiên quyết định trên có hiệu lực, hàng loạt ngân hàng thương mại đã tăng biểu lãi suất huy động ngắn hạn mới với nhiều kỳ hạn niêm yết ở mức tối đa cho phép.

Cụ thể, biểu lãi suất tiền gửi áp dụng cho khách hàng cá nhân từ ngày 23/9 của SCB đã được điều chỉnh tăng mạnh ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng. Trong đó, lãi tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 0,2%/năm lên kịch trần 0,5%/năm cho phép. Tương tự, lãi tiền gửi kỳ hạn 1-5 tháng trước đó được SCB trả lãi suất ở mức 4%/năm, thì hiện cũng tăng lên 4,9%/năm với kỳ hạn 1 tháng và kịch trần 5%/năm với kỳ hạn 2-5 tháng.

ACB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố biểu lãi suất huy động mới với lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn 1 – 3 tháng đã tăng lên mức tối đa cho phép là 5%/năm, áp dụng cho gói ‘’Tài Lộc’’, lĩnh lãi cuối kỳ. Trước đó, mức lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn này là 4%/năm.

Tương tự, kể từ 23/9, SHB áp dụng biểu lãi suất mới. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đều tăng 0,8 – 0,9 điểm phần trăm so với trước. Theo đó, các mức lãi suất này dao động trong khoảng 4,4 – 4,8%/năm.

Kết quả từ 23/9 đến nay, một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng gồm: Kienlongbank, Eximbank, Vietcapital Bank, BacABank, VPBank....

Trong khi các ngân hàng tư nhân đã đồng loạt tăng lãi suất, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước [Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank] vẫn chưa có thông báo mới. Hiện đối với kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, lãi suất của nhóm này chỉ ở mức 3,1-3,4%/năm.

Tại báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, tính tới ngày 14/9, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng thương mại tư nhân đã tăng lần lượt 0,44 điểm phần trăm và 0,51 điểm phần trăm so với cuối năm 2021. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng quốc doanh tăng chậm hơn đáng kể, lần lượt ở mức 0,03 điểm phần trăm và 0,07 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh lãi suất điều hành, room tín dụng vừa được điều chỉnh, tăng trưởng tiền gửi chậm trong 7 tháng đầu năm... nhóm phân tích tại VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022.

"Lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm phần trăm từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại [bình quân] sẽ tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022", nhóm nghiên cứu dự báo.

Sang năm 2023, VNDirect cho rằng đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì do Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, trong khi các ngân hàng thương mại phải tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Mức tăng lãi suất huy động dự kiến trong năm 2023 là 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng lên mức 6,6-6,8%/năm.

Từ khoá: ngân hàngtài chínhlãi suấtngân hàng nhà nướclãi suất tiết kiệmtăng lãi suấtlãi suất tiền gửi

Nhóm chiến lược gia của JPMorgan dự báo Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 12 và thêm 0,25 điểm phần trăm vào quý 1/2023 trước khi chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ...

JPMorgan Chase dự báo các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ ngừng tăng lãi suất từ đầu năm 2023 - Ảnh: Getty Images

Ông Marko Kolanovic, chiến lược gia trưởng về thị trường toàn cầu của ngân hàng JPMorgan Chase, vừa trở thành chuyên gia mới nhất trên Phố Wall dự báo chu kỳ tăng lãi suất hiện tại trên toàn cầu - chu kỳ tăng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua - đang sắp kết thúc.

“Sự thay đổi trong những phát ngôn từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu [ECB], căng thẳng tài khóa giảm dần ở Anh và tốc độ tăng lãi suất chậm lại ở Canada và Australia đang thúc đẩy sự lạc quan rằng chu kỳ thắt chặt tiền tệ đang diễn ra trên toàn cầu có thể kết thúc vào đầu năm 2023”, ông Kolanovic và nhóm chiến lược gia của JPMorgan Chase viết trong báo cáo gửi khách hàng mới đây.

Nhóm này dự báo các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Mỹ có thể sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 12 và thêm 0,25 điểm phần trăm vào quý 1/2023 trước khi chấm dứt chu kỳ thắt chặt.

Dù dự báo chu kỳ thắt chặt tiền tệ sẽ sớm chấm dứt, nhưng nhóm của ông Kolanovic cho rằng điều này không có nghĩa là các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ ngừng cuộc chiến chống lạm phát của mình.

“Họ vẫn cần giảm áp lực giá tiêu dùng để kịch bản này diễn ra [kịch bản chu kỳ thắt chặt chấm dứt]”, nhóm chiến lược gia nhận định.

ECB trước đó đã phát tín hiệu rằng họ đang đạt được bước tiến trong cuọc chiến chống lạm phát cao kỷ lục khi tăng gấp đôi lãi suất cơ bản. Trong khi đó, bà Mary Daly, người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang San Francisco, đầu tháng này cho biết ngân hàng trung ương Mỹ nên bắt đầu lên kế hoạch giảm mức tăng lãi suất.

“Nếu dự báo của chúng tôi đúng, chu kỳ tăng lãi suất hàng loạt và mạnh nhất trong 40 năm qua sẽ chấm dứt vào đầu năm sau”, các chiến lược gia của JPMorgan viết trong báo cáo. "Yếu tố hỗ trợ quan trọng cho các thị trường rủi ro đến từ những tín hiệu cho thấy nhịp độ thắt chặt của các ngân hàng trung ương đã đạt đỉnh và bất kỳ đợt tăng lãi suất tới đây cũng sẽ có bước nhảy nhỏ hơn”.

Nhiều nhà phân tích hiện dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp tại cuộc họp chính sách kết thúc vào ngày 2/11. Đây sẽ là lần tăng lãi suất thứ 6 của ngân hàng này kể từ khi bắt đầu chu kỳ thắt chặt hồi tháng 3.

Trong khi đó, một số nhà giao dịch hiện dự báo khả năng Fed tăng lãi suất 0,75 và 0,5 điểm phần trăm trong tháng 12 là 50-50.

Các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao những bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell về định hướng các động thái trong tương lai của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới sau cuộc họp vào ngày thứ Ba và thứ Tư tuần này.

Trước nhóm của ông Kolanovic, ông Michael Wilson, giám đốc về chiến lược cổ phiếu Mỹ của Morgan Stanley, cũng nhận định nhiều chỉ báo - như sự đảo ngược đường cong giữa lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm và 3 tháng - cho thấy Fed sẽ sớm đảo chiều chính sách.

Nhóm chiến lược gia của Goldman Sachs gần đây cũng dự báo tốc độ tăng lãi suất của Fed sẽ chậm lại, đồng thời nhận định kết quả kinh doanh quý 4 sẽ giúp S&P 500 tăng điểm mạnh sau đó.

“Thị trường chứng khoán sẽ tăng điểm mạnh hơn nếu các nhà hoạch định chính sách chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn khi công bố quyết định về lãi suất vào ngày 2/11”, bộ phận giao dịch của JPMorgan dự báo. “S&P 500 có thể tăng ít nhất 10% trong một phiên nếu Fed giảm bước nhảy lãi suất còn 0,5 điểm phần trăm lần này”. 

Chủ Đề