Lãi suất nợ quá hạn la bao nhiêu

Lãi chậm trả và lãi quá hạn? Cách tính lãi suất chậm trả và quá hạn?                         Hướng dẫn tính lãi chậm trả, lãi quá hạn

Khái niệm lãi quá hạn hay lãi chậm trả? Cách tính lãi suất chậm trả và lãi suất quá hạn? Các quan điểm khác nhau về tính lãi quá hạn, lãi chậm trả? Thanh toán tiền lãi quá hạn trong hợp đồng vay tiền? Nghĩa vụ thanh toán lãi quá hạn, lãi chậm trả theo quy định mới nhất năm 2021?

Tục ngữ có câu Đồng tiền đi liền khúc ruột, có thể nói tiền bạc là mồ hôi là công sức, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chính bởi vậy khi đem tiền của mình đi cho người khác vay, dù là để giúp đỡ, dù là để kiếm lời từ việc cho vay thì người vay tiền cũng mong muốn được nhận đủ tiền sớm nhất hoặc ít nhất là đúng hạn. Tuy nhiên trên thực tế, người vay thường sẽ không thể trả nợ được đúng hạn, vì làm ăn thua lỗ, ốm đau, tai nạn, không thể nào thu xếp đủ tiền để trả nợ.

Điều này, ít nhiều sẽ gây thiệt hại cho người cho vay tiền. Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong mối quan hệ dân sự này, pháp luật có quy định về việc tính lãi chậm trả và lãi quá hạn. Vậy nội dung trên được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn luật về lãi suất chậm trả, lãi suất quá hạn: 1900.6568

1. Khái niệm lãi quá hạn hay lãi chậm trả

Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm lãi quá hạn, hay lãi chậm trả. Tuy nhiên,căn cứ theo quy định tại Điều 357, 466 Bộ luật dân sự năm 2015, thì có thể hiểu:

Lãi chậm trả [hay còn gọi là tiền lãi chậm trả]

Có thể hiểu, lãi chậm trả là khoản tiền lãi phát sinh mà bên vay/mượn phải trả cho bên cho vay khi đến hạn mà bên vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trong đó, số tiền lãi này được tính trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Lãi quá hạn [hay còn gọi là tiền lãi quá hạn].

Cũng như lãi chậm trả, đối với khái niệm lãi quá hạn cũng không có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015, có thể hiểu, lãi quá hạn được hiểu là khoản tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả [thời gian quá hạn], mà người vay phải trả cho bên cho vay tính đến thời điểm trả nợ. Trong đó, thời gian chậm trả [thời gian quá hạn] được hiểu là một khoảng thời gian tính từ ngày hết hạn trả nợ đến này tính tiền trả nợ. Lãi quá hạn thường được áp dụng đối với trường hợp xác định nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay tính có lãi.

Dù lãi chậm trả, lãi quá hạn được hiểu như thế nào thì có thể thấy, đây cũng là một trong những khoản tiền lãi phát sinh do bên vay tiền/vay vốn không tuân thủ hợp đồng vay, thời hạn vay. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của bên cho vay, nhất là đảm bảo quyền phát sinh cơ hội đầu tư từ số tiền đã cho vay của bên cho vay thì theo nội dung quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên, bên cho vay tiền/vay vốn phải trả thêm khoản tiền lãi chậm trả, lãi quá hạn.

Xem thêm: Trả chậm là gì? Lãi suất trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần

2. Cách tính lãi suất chậm trả và lãi suất quá hạn

Cách tính lãi suất chậm trả:

Về mặt nguyên tắc, trong quan hệ vay vốn, vay tiền thì bên vay phải có trách nhiệm trả đủ tiền khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào, bên vay cũng thực hiện được thỏa thuận này. Trường hợp này, khi đến hạn trả nợ mà bên vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay ngoài việc thanh toán nghĩa vụ trả nợ, phải trả thêm một khoản tiền lãi chậm trả.

Về lãi suất chậm trả,căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 357, Khoản 4, 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất này trước hết sẽ do các bên tự thỏa thuận. Lãi suất thỏa thuận này có thể được ghi nhận trước đó trong hợp đồng vay vốn, hợp đồng vay tiền được ký kết trước đó. Lãi suất này cũng có thể do hai bên tự thỏa thuận tại thời điểm tính tiền trả nợ, nếu trong giấy/hợp đồng vay tiền không có quy định về lãi suất này.

Trường hợp không thỏa thuận được về vấn đề lãi suất chậm trả thì lãi suất chậm trả sẽ được xác định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất chậm trả sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất cho vay giới hạn tại thời điểm trả nợ là 20%/năm, tương đương với mức lãi suất chậm trả là 10%/năm.

Trên cơ sở này, khoản tiền lãi chậm trả sẽ được xác định bằng 10%/năm [tương đương 0,83 %/tháng]tính trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về mức lãi suất chậm trả.

Có thể thể hiện bằng công thức như sau:

Lãi chậm trả = nợ gốc chưa trả x lãi chậm trả [0,83%/tháng] x thời gian chậm trả.

[Công thức này áp dụng cho trường hợp cho vay không có lãi, theo quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015].

Xem thêm: Quy định mới về lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2015

Lãi chậm trả = nợ gốc x lãi suất vay theo thỏa thuận trong hợp đồng x thời hạn vay x 0,83%/tháng x thời gian chậm trả.

[Công thức này áp dụng cho trường hợp cho vay có lãi, theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015].

Ví dụ: A cho B vay số tiền là 300 triệu đồng, không tính lãi. Thời hạn hợp đồng vay là 12 tháng, từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. Đến thời điểm tháng 31/03/2019, anh B mới thanh toán nợ gốc cho anh B. Trường hợp này, anh B đã chậm thực hiện việc trả nợ so với thời hạn là 03 tháng. Vậy B sẽ phải trả cho A ngoài khoản tiền gốc là 300 triệu đồng; đồng thời phải trả thêm một khoản tiền lãi chậm trả được tính như sau:

Tiền lãi chậm trả = 300.000.000 đ x 0,83%/tháng x 03 tháng = 7.470.000 đồng.

Vậy, do đây là khoản vay không có lãi nên khi đến hạn mà anh B không trả được nợ, hơn nữa còn trả chậm 03 tháng so với thời hạn vay, và A, B không thỏa thuận được lãi suất chậm trả nên căn cứ theo khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, B phải trả: 300.000.000 đồng [tiền nợ gốc] và 7.470.000 đồng tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Cách tính lãi suất quá hạn:

Về lãi suất quá hạn, còn được hiểu là lãi suất tính trên nợ gốc quá hạn, sẽ được xác định theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, lãi suất quá hạn [tức lãi suất tính trên nợ gốc quá hạn chưa trả] sẽ được xác định theo sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ vay tiền. Tuy nhiên, trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thì lãi suất quá hạnđược tính bằng 150% [tương đương 1,5] lãi suất vay theo hợp đồng vay.

Trên cơ sở này, tiền lãi quá hạn [tiền lãi tính trên nợ gốc quá hạn chưa trả] = nợ gốc quá hạn chưa trả x lãi suất vay theo hợp đồng vay x 1,5 x thời gian chậm trả [thời gian quá hạn].

Xem thêm: Lãi suất cho vay là gì? Lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi?

Ví dụ: Anh C cho anh D vay 100.000.000 đồng với lãi suất 1,5%/tháng. Thời hạn hợp đồng vay là 15 tháng, từ 01/04/2017 đến 01/07/2017. Đã quá hạn 4 tháng, D mới thanh toán gốc và lãi cho C. Vậy giả sử C, và D không thỏa thuận về lãi suất chậm trả, hay lãi quá hạn cụ thể, thì căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 D phải có trách nhiệm trả cho C các khoản tiền:

Nợ gốc: 100.000.000 đồng [100 triệu đồng]

Lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay: = 100.000.000 đồng x 15 tháng x 1,5%/tháng = 22.500.000 đồng.

Lãi chậm trả = 100.000.000 đồng x 1,5% x 15 x 0,83% x 4 = 747.000 đồng.

Lãi trên nợ gốc quá hạn [lãi quá hạn] = 100.000.000 đ x 1,5% x 4= 6.000.000 đồng.

Như vậy,dù là lãi chậm trả hay lãi quá hạn thì đây cũng là những khoản tiền lãi được phát sinh khi đến thời hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ khoản tiền vay, được hiểu như là một sự bù đắp cho thiệt hại xảy ra với bên cho vay khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khoản vay này là khoản vay có lấy lãi hay khoản vay không có lãi mà người vay nợ có thể ngoài việc trả khoản tiền gốc thì có thể phải trả lãi chậm trả [áp dụng trong trường hợp vay không có lãi] hoặc phải trả cả lãi chậm trả và lãi quá hạn [áp dụng đối với khoản vay có lãi].

3. Các quan điểm khác nhau về tính lãi quá hạn, lãi chậm trả

Đối với loại hợp đồng vay tài sản có lãi, quy định về cách tĩnh lãi nợ quá hạn có vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề này được quy định tại Khoản 5, Điều 474 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lái suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Quy định như trên dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về cách tính lãi đối với hợp đồng vay có kì hạn và có lãi trong thời gian nợ quá hạn [lãi nợ quá hạn]:

Quan điểm 1: Lãi chỉ tính trên nợ gốc, không tính lãi trên lãi. Ứng với quan điểm này, cách tính lãi nợ quá hạn như sau:

Xem thêm: Lãi suất là gì? Các loại lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất?

Lãi nợ quá hạn = nợ gốc x lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x thời gian quá hạn

Quan điểm 2: Cứ quá hạn thì tính lãi quá hạn, không quan tâm đó là tiền nợ gốc hay tiền lãi. Ứng với quan điểm này, cách tính lãi nợ quá hạn như sau:

Lãi nợ quá hạn = [nợ gốc + Lãi trong hạn] x lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x thời gian quá hạn

Trong đó, lãi trong hạn = nợ gốc x lãi suất thỏa thuận x thời hạn vay.

Ví dụ sau sẽ cụ thể hai cách tính lãi trên:

A cho B vay 100 triệu trong vòng 12 tháng [từ ngày 1/1/2013 đến 31/12/2013] với lãi suất thỏa thuận là 1.5%/tháng. Hết 12 tháng B không trả được nợ [cả gốc lẫn lãi]. Đến 1/7/2014 A khởi kiện [Quá hạn 6 tháng]. Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 1%/tháng. Tính lãi nợ quá hạn B phải trả cho A.

Lãi trong hạn = 100 x 1.5% x 12 tháng = 18 triệu

Lãi nợ quá hạn:

Xem thêm: Lãi suất vay quá cao không có khả năng thanh toán xử lý thế nào?

+ Cách tính 1 [theo quan điểm 1]:

Lãi nợ quá hạn = 100 x 1% x 6 tháng = 6 triệu

+ Cách tính 2 [theo quan điểm 2]:

Lãi nợ quá hạn = [100 + 18] x 1% x 6 tháng = 7.08 triệu

Phải hiểu quy định tại Khoản 5 Điều 474 theo cách tính 2 [Theo quan điểm 2]. Điều này xuất phát từ các cơ sở pháp lí sau đây:

Khoản 2, Điều 290 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khoản 2, Điều 305 có chỉ rõ: Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán..

Như vậy, phải hiểu lãi nợ quá hạn là số tiễn lãi quá hạn chứ không hiểu một cách máy móc tiền lãi phải tính trên tiền gốc, không tính lãi trên tiền lãi như quan điểm thứ 1. Nói cách khác, Khoản 5, Điều 474 nên hiểulãi trên nợ gốc chính là lãi theo nợ gốc.

Mặt khác, Khoản 5 Điều 474 còn quy định: tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Vậy, tương ứng với thời hạn vay được hiểu như thế nào? Có ý kiến cho rằng nó có nghĩa là khoảng thời gian quá hạn này tương ứng với thời hạn của loại cho vay nào [ngắn hạn, trung hạn, dài hạn] của Ngân hàng Nhà nước quy định thì áp dụng mức trần lãi suất cho vay của loại vay đó. Quan điểm khác lại nói phải hiểu nó có nghĩa là cả kì hạn vay.

Ý kiến khác lại cho rằng, tương ứng với thời hạn vay đồng nghĩa với tương ứng thời hạn chậm trả trong hợp đồng vay không có lãi như quy định tại Khoản 4 Điều 474. tương ứng với thời hạn vay ở đây phải được hiểu là tương ứng với thời gian nợ quá hạn. Nói cách khác có thể hiểu về cách tính lãi nợ quá hạn một cách chính xác và dễ hiểu nhất là: Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không tra hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ.

4. Thanh toán tiền lãi quá hạn trong hợp đồng vay tiền

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có vay trả góp điện thoại 08 triệu từ tháng 06/2011 đến tháng 06/2012 hết hạn thanh toán nhưng tôi không thanh toán đến hiện tại và trong khoảng thời gian từ lúc vay đến nay tôi vẫn không nhận được thông báo nào từ công ty cho vay. Thời gian vay đến nay đã hơn 5 năm, đến bây giờ tôi mới nhận thông báo của công ty cho vay và bên luật sư yêu cầu thanh toán số tiền là hơn 11 triệu. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi phải làm thế nào? Tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Và tôi có nên thanh toán tiền cho công ty hay không?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Luật sư tư vấn:

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo thông tin bạn cung cấp, ban giao kết hợp đồng vay từ năm 2011, nên sẽ áp dụng quy định tạiBộ luật Dân sự 2015

Căn cứ Điều 474 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vay trả góp điện thoại 8 triệu từ tháng 6/2011 đến 6/2012, đến nay đã hết thời hạn thanh toán mà bạn không thanh toán theo thỏa thuận hai bên do đó công ty cho vay có quyền yêu cầu bạn phải trả đủ tiền gốc lẫn lãi [bao gồm cả lãi quá hạn]. Trong trường của bạn, bạn vay tiền tuy nhiên nếu bạn không có dấu hiệu bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc không dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền vay hay sử dụng tiền vay không đúng mục đích [dùng tiền vay để đánh bạc,] thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự2015

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Lãi suất là gì? Các loại lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất?
  • Lãi suất vay quá cao không có khả năng thanh toán xử lý thế nào?
  • Mức lãi suất áp dụng cho các khoản vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP
  • Lãi suất cho vay, khởi kiện khi không thực hiện nghĩa vụ trả nợ
  • Lãi suất cho vay của ngân hàng VPBank

Chủ Đề