Lễ hội phật đản là gì

Lễ Phật đản năm 2022 sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 15/5 Dương lịch, tức ngày rằm tháng 4 năm Nhâm Dần.

Nguồn gốc ngày lễ Phật đản 

Từ xa xưa, Đại lễ Vesak - Phật đản hay lễ Tam hiệp, là ngày lễ kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca [Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn]. Đại lễ được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka, sau đó truyền sang Myanmar, Thái Lan, Lào... Phật giáo Tây Tạng cũng coi ngày này là ngày Tam hiệp. 

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Trung Hoa, Phật đản chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca. Ngày Phật đản hay Vesak, Tam hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo quốc gia. Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông [như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản] thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 Âm lịch hay là ngày trăng tròn tháng 5 Dương lịch.

Ngày 28/10/1999, đại biểu các nước của 34 nước trên thế giới đệ trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc dự thảo nghị quyết công nhận Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn.

Đến ngày 12/11/1999, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết công nhận ngày trăng tròn tháng 5 Dương lịch là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn của Đức Phật.

Nghị quyết viết: "Lời dạy của Đức Phật, và thông điệp về từ bi, hòa bình và thiện tâm của ngài đã chuyển hóa hàng triệu người... Thừa nhận ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm là ngày thiêng liêng nhất của Phật tử, kỷ niệm ngày sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Đức Phật".

Lễ Phật đản là ngày gì? Nhiều quốc gia coi đây là ngày Tam hiệp, kỷ niệm ngày Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn.

Từ đó, năm 1999 đến nay, mỗi năm tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở New York và nhiều nơi trên thế giới, Liên Hợp Quốc đều tổ chức lễ kỷ niệm Đại lễ Vesak. Đặc biệt, các nước có truyền thống Phật giáo lâu đời tại châu Á, mỗi năm đều theo tinh thần của nghị quyết Liên Hợp Quốc mà long trọng tổ chức Đại lễ Vesak, trong đó có Việt Nam vào năm 2008 và năm 2014.

Đại lễ này diễn ra với nhiều nội dung, bên cạnh nội dung sinh hoạt tôn giáo, còn có hội thảo về các chủ đề Phật giáo đối với đời sống xã hội, triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian của các nước đăng cai, du lịch tham quan thắng cảnh, thắng tích Phật giáo.

Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon từng phát biểu nhân Đại lễ Vesak 2007: "Hơn 2.500 năm qua, những lời dạy của Đạo sư Giác ngộ, Phật Thích Ca vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.

Việc tổ chức hàng năm đại lễ này là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo lý của ngài, đồng thời phát huy tinh thần từ bi - trí tuệ và hòa bình mà Phật đã truyền trao".

Ý nghĩa ngày Phật đản

Phật đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Maylaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Campuchia...

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng [qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng] và thực hành ăn chay và giữ ngũ giới, tứ vô lượng tâm [từ bi hỷ xả], thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesak, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ.

Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ.

Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễu hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen Yeon Deung Hoe rất lớn.

Lễ Phật đản là một trong những đại lễ vô cùng to lớn với người con Phật không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Đây là ngày kỷ niệm sự ra đời của một đấng Tối Thượng tôn quý - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về nguồn gốc và ý nghĩa quan trọng của ngày Phật đản sinh.

Nhân dịp Đại lễ Phật đản [PL 2566 - DL 2022], chùa Ba Vàng xin gửi đến quý độc giả bài viết “Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phật đản” để trau dồi những thông tin cơ bản về ngày lễ Phật đản qua lời chia sẻ của Đại đức Thích Trúc Thái Minh.

Lễ Phật đản là gì?

Lễ Phật đản là một sự kiện quan trọng, đánh dấu việc ra đời của một đấng tối tôn quý - Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Đây là một lễ hội tôn giáo lớn nhất và có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới.

Bởi vậy, khi những cánh hoa sen đua nở đón chào mùa Phật Đản về, hàng triệu trái tim người con Phật lại hân hoan mừng ngày Đức Thế Tôn thị hiện nơi đời.

Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng [ảnh năm 2020]

Nguồn gốc của lễ Phật đản

Đức Phật Thích Ca tên thật là Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Ngài đản sinh vào năm 624 TCN và nhập Niết bàn vào năm 554 TCN. Cha Ngài là Đức vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng hậu Ma Da. Tiền thân của Ngài là Bồ Tát Hộ Minh, vị Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ tại cung trời Đâu Suất, nghĩa là chỉ còn một kiếp cuối cùng ở thế gian, Ngài sẽ chứng đạo trở thành một vị Phật Toàn Giác.

Theo truyền thống xưa của Phật giáo Bắc Tông, lễ Phật đản thường được tổ chức vào mùng 08 tháng 4 âm lịch. Theo thống nhất mới, từ năm 1950, Đại hội Phật giáo Quốc tế lại thống nhất lấy ngày Rằm tháng tư âm lịch là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh. Bởi theo kinh điển Nguyên Thủy, Thái tử Tất Đạt Đa ra đời vào ngày trăng tròn tháng Vesak. Tháng Vesak là tháng tư âm lịch còn ngày trăng tròn thì chỉ có ngày Rằm hoặc ngày 16. Do vậy, Đại hội Phật giáo Quốc tế thống nhất lấy ngày giữa tháng tư âm lịch [tức ngày 15/4] là ngày chính thức kỷ niệm Phật đản.

Kết hợp giữa Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nguyên Thủy, ngày nay, chúng ta có cả tuần lễ Phật đản [từ 08/4 đến Rằm tháng tư] hoặc có nhiều nơi tổ chức từ mùng 01/4 âm lịch đến hết tháng.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh phát biểu trong Đại lễ Phật Đản [năm 2021]

Năm 1999, Liên Hợp Quốc ra quyết định công nhận ngày lễ Vesak là ngày lễ Tam hợp [hợp ba lễ vào làm một]: Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết Bàn thành một lễ được tổ chức vào ngày Rằm tháng tư âm lịch. Liên Hợp Quốc công nhận ngày lễ Vesak trở thành một ngày lễ của thế giới về Phật giáo.

Tuy có sự khác biệt về ngày Đức Phật đản sinh giữa Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng tựu chung lại, chúng ta chắc chắn rằng, Đức Phật hoàn toàn có thật. Ngài là một con người bằng xương bằng thịt, hiện hữu trên cuộc đời này!

Ý nghĩa của ngày lễ Phật đản

Trong kinh Đại thừa Vô Lượng Thọ, phẩm thứ ba Đại giáo duyên khởi, Đức Phật dạy: “Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần sanh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện,...”

Quả đúng như vậy, sự kiện Đức Phật giáng sinh xuống trần thế là một sự kiện vô cùng hy hữu, như hoa ưu đàm ngàn năm mới nở một lần. Bởi chúng sinh trầm luân muôn kiếp, chìm đắm trong luân hồi sinh tử, đau khổ vô cùng. Nếu không có ánh sáng Phật Pháp thì chúng ta không biết đi về đâu, cuộc đời này thật vô nghĩa, không biết vì sao mình sinh ra rồi loanh quanh, luẩn quẩn thỏa mãn các dục và chết, chết rồi thì không biết đi về đâu, không biết còn hay hết. Ngẫm lại, quán chiếu cuộc đời nhiều lúc thấy nó thật phù du, vô vị thế nhưng con người lại cứ hăm hở tranh danh, tranh lợi,... rồi kết cục là ra đi với hai bàn tay trắng. Từ đó, chúng ta mới thấy quý Phật Pháp để tu tập thoát khỏi kiếp sống đau khổ trầm luân, bởi ở đời mà không học đạo thì thật vô vị.

Trước khi giáng sinh, Ngài là một vị Bồ Tát trên cung trời Đâu Suất, vị Bồ Tát “nhất sanh bổ xứ” sẽ thành Phật trong đời này. Ngài quán sát thấy rằng tất cả chúng sinh không chỉ ở cõi Nam Diêm Phù Đề này mà trong tất cả pháp giới đối với Ngài đều từng là thân nhân quyến thuộc nhiều kiếp. Ngài thấy được tất cả chúng sinh cùng với Ngài đều từng là cha, là mẹ, anh em ruột thịt nhiều kiếp.

Không chỉ vậy, Ngài cũng quán sát thấy tất cả chúng sinh đều có đầy đủ khả năng để giác ngộ, đầy đủ đức tướng trí tuệ Như Lai.

Thứ nữa, Ngài lại thấy giữa Ngài và chúng sinh không có gì sai khác, đều chung một bản tính chân như, đều như nhau không khác biệt. Từ những sự thấy biết đó, Ngài đản sinh mang theo bản hoài là cứu độ chúng sinh, giúp cho tất cả các chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ được giải thoát.

Chính vì sự cao quý của Đức Phật nên khi Ngài đản sinh, chư Thiên từ các cung Trời cũng hân hoan chào đón, muôn hoa nở rộ, chim hót líu lo đón mừng bậc đại Giác Ngộ ra đời. Cho đến tận ngày nay, để tôn vinh sự kiện trọng đại của toàn nhân loại; người con Phật trên khắp năm châu lại cùng nhau hân hoan, hạnh phúc đón mừng ngày lễ Phật đản. Đây là một dịp đặc biệt quan trọng để hai hàng đệ tử Phật trên khắp thế giới tưởng nhớ, dâng lòng thành kính tri ân đến đấng Cha lành của khắp trời, người.

Niềm hân hoan đón mừng ngày Đức Thế Tôn đản sinh của Phật tử chùa Ba Vàng [Ảnh năm 2020]

Nhờ có Đức Phật ra đời mà chúng ta mới nhận ra mình có một “kho tài sản” vô giá nhưng lại bỏ quên từ bao kiếp đến nay. Hơn thế nữa, Ngài còn tạo dựng cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt rằng tất cả chúng sinh đều sẽ chứng đắc quả vị Phật như Ngài.

Ngoài ra, Đức Phật ra đời giúp chúng ta thấy được những giá trị nhân văn hết sức to lớn mà trước đó không thể tìm thấy ở bất kỳ xã hội nào, đó chính là sự bình đẳng, tôn trọng con người cũng như tất cả mọi loài.

Từ đây, chúng ta thấy được sự ra đời của Đức Phật Thích Ca mang một ý nghĩa vĩ đại đối với toàn nhân loại, là một sự kiện hy hữu bởi Ngài là sự kết tinh của tất cả những gì cao quý nhất trong vũ trụ. Ngài đã chỉ ra con đường đưa đến sự giác ngộ tối thượng nhất, giúp chúng ta tìm được “kho báu” Phật tính trong tâm mình.

Cho nên, đến tận ngày nay, để tôn vinh sự kiện trọng đại của toàn nhân loại; người con Phật trên khắp năm châu lại cùng nhau hân hoan, hạnh phúc đón mừng ngày lễ Phật đản. Đây là một dịp đặc biệt quan trọng để hai hàng đệ tử Phật trên khắp thế giới tưởng nhớ, dâng lòng thành kính tri ân đến đấng Cha lành của khắp trời, người. Không những vậy, lễ Phật đản cũng là nhân duyên thù thắng để xương minh, phát triển và hoằng dương Phật Pháp.

Hình ảnh lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng qua các năm

Hằng năm, cứ mỗi độ sen nở tháng tư, hàng triệu trái tim của những người con Phật lại hân hoan vui đón ngày Đấng Thế Tôn ra đời. Hòa trong sự hân hoa ấy, Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để phát huy tinh thần Phật đản, bày tỏ niềm tôn kính đối với Đấng Cha Lành vĩ đại, tri ân sự thị hiện của Ngài nơi thế gian này. Mời quý vị cùng nhìn ngắm những khoảnh khắc ấn tượng của Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng qua các năm.

Hình ảnh đoàn diễu hành kính mừng Phật đản. [Ảnh năm 2018]

Các Phật tử trong trang phục dân tộc truyền thống hân hoan kính mừng Tết Phật đản. [Ảnh năm 2019]

Các Phật tử rực rỡ cờ hoa diễu hành mừng ngày Đức Phật đản sinh. [Ảnh năm 2019]

Hình ảnh Phật tử thành kính tham gia tắm Phật [ảnh năm 2020]

Các Phật tử hân hoan, rạng rỡ trong những bộ sari đầy màu sắc đón mừng Phật đản. [Ảnh năm 2020]

Hình ảnh chư Tăng chùa Ba Vàng trang nghiêm đi nhiễu quanh tôn tượng đản sinh của Đức Thế Tôn. [Ảnh năm 2021]

Niềm vui mừng khánh đản ngập tràn trong tâm những người con Phật. [Ảnh năm 2021]

Phật tử chùa Ba Vàng tại Singapore và người thân hân hoan tổ chức lễ Phật đản tại nhà. [Ảnh năm 2021]

Gia đình Phật tử hân hoan đón mừng Tết Phật đản. [Ảnh năm 2021]

Phật tử hân hoan chụp ảnh lưu niệm trong buổi hái hoa cúng dường kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh. [Ảnh năm 2021]

Lễ Phật đản là nhân duyên thù thắng để xương minh, phát triển và hoằng dương Phật Pháp. Chính vì thế, năm nay, để đón mừng sự kiện Đức Phật đản sinh ngày 08/4 âm lịch, chùa Ba Vàng sẽ tổ chức Đại lễ Phật đản [PL.2566 - DL.2022] với quy mô lớn cùng nhiều hoạt động ý nghĩa như: Lễ rước đăng quanh tượng Đức Phật đản sinh, lễ tắm Phật, lễ diễu hành, các chương trình văn nghệ đón mừng đặc sắc, Phật tử dâng y cúng dường Sư Phụ và chư Tăng,...

Chủ Đề