Learning effect là gì

Learning Curve / Đường Cong Học Tập

Định nghĩa

Thuật ngữ Đường cong học tập đề cập đến mối quan hệ giữa quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm đối với kết quả là những tiến bộ đạt được. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong môn tâm lý học mảng chuyên nghiên cứu về nhận thức, qua thời gian thuật ngữ đã được giải thích và diễn đạt bằng nhiều từ khác nhau như Đường cong kinh nghiệm, đường cong cải thiện, đường cong tiến bộ, đường cong hiệu quả... Trên thực tế, những từ này được sử dụng thay cho nhau tùy thuộc vào bối cảnh, nhưng những thuật ngữ này cũng có thể mang nghĩa khác nhau.

Thông thường cong học tập có dạng dốc đứng - steep learning curve - được hiểu theo 2 cách. Cách thứ nhất phản ánh sự tiến bộ nhanh chóng trong giai đoạn đầu và sau đó là những cải thiện chậm hơn cộng thêm với thực hành ở giai đoạn sau. Một cách hiểu sai lệch thì cho rằng: hình ảnh đường cong dốc đứng nói lên rằng một vấn đề nào đó cần có rất nhiều nỗ lực mới có thể học được bởi vì bản chất của từ dốc đứng đã rất khó "trèo." Các cách hiểu này thực sự là không thống nhất.

Một cách hiểu khác, đường cong học tập nhằm chỉ những nỗ lực cần thiết để học được kĩ năng mới sau một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, những cách diễn đạt như "đường cong học tập nhanh - fast learning curve, đường cong học tập ngắn - short learning curve, hoặc đường cong học tập dốc đứng - steep learning curve được sử dụng. Cách hiểu này tạo ra một cách giải thích khác đối với những tiến bộ ban đầu, đó là mức độ tiến bộ đạt được trong mỗi giai đoạn học tập. Theo đó, đường cong dốc đứng yêu cầu phải đạt được tiến bộ trong những giai đoạn ban đầu điều này cho phép cá nhân sử dụng kĩ năng mới với mức độ hiệu quả hợp lí, yêu cầu này thường liên quan tới việc tăng cường nỗ lực học tập. Ngược lại, trường hợp đường cong thoải hoặc nằm ngang ám chỉ rằng việc học tập tiến triển chậm chạp, vì vậy việc vận dụng hợp lí kĩ năng mới học được là có thể thực hiện được nếu có sự kết hợp của đào tạo.

Video liên quan

Chủ Đề