Lịch sử bóng đá nữ seagame 31

TPO - Myanmar bất ngờ để thua Philippines trong trận tranh HCĐ môn bóng đá nữ chiều nay. Với trận thắng này, bóng đá nữ Philippines đã có tấm HCĐ lịch sử SEA Games [không tính giải đấu năm 1985 khi SEA Games chỉ có 3 đội tham dự môn bóng đá nữ].

Với trình độ cá nhân, lối đá uyển chuyển và bài bản hơn, các tuyển thủ nữ Myanmar đã nắm thế chủ động trong phần lớn thời gian hiệp 1 trận tranh HCĐ môn bóng đá nữ SEA Games 31. Nhưng 15 phút đầu, Philippines lại nhập cuộc tốt hơn. Họ muốn tận dụng việc đối thủ chưa vào guồng để sớm tạo lợi thế.

Nhưng kỹ năng xử lý bóng của các cô gái áo trắng còn yếu, vậy nên ở hai cơ hội hiếm hoi, Philippines đều bỏ phí. Phút thứ 8, Anicka nhận bóng thuận lợi từ đồng đội. Nhưng cú đánh đầu của cô vừa nhẹ vừa không hiểm tạo điều kiện cho thủ thành Myanmar cản phá.

Sau đó 4 phút, Tahnai Lauren có pha làm tường hợp lý cho Sofia Harrison dứt điểm nhưng vẫn không xuyên thủng được mành lưới của Myanmar.

Cũng kể từ thời điểm đó, Myanmar dâng cao đội hình, giành lại thế trận. Hàng tiền vệ đội bóng này vận hành tốt, giúp họ kiểm soát bóng nhiều hơn. Trong khi, Philippines phải tập trung quân số ở phần sân nhà để phòng ngự.

Ngay trong pha dứt điểm nguy hiểm đầu tiên, Myanmar đã có bàn mở tỷ số. Phút 24, sau pha phạm lỗi của đối thủ, Myanmar được hưởng 11m và trên chấm phạt đền, Win Theigi Tun dễ dàng mở tỷ số trận đấu.

Lợi thế bàn thắng càng giúp Myanmar nắm thế chủ động. Những phút còn lại của hiệp 1, họ có thêm một tình huống nguy hiểm nữa. Phút 35, từ đường tạt của cầu thủ vào sân thay người Aye Moe, bóng đập trúng cột dọc khung thành Philippines trong sự tiếc nuối của các cầu thủ Myanmar.

Philippines mất thế trận ở hiệp 1 nhưng vùng lên mạnh mẽ trong hiệp 2

Vào hiệp 2, Philippines nỗ lực thay đổi hòng tạo nên thế trận tốt hơn. Nhưng vì thua kém ở kỹ năng xử lý bóng nên họ không thể có nhiều hy vọng. Ở những tình huống then chốt, các cô gái áo trắng xử lý vụng về, đỡ bóng hụt hoặc để bóng bật ra xa cả mét “giúp” đối thủ dễ dàng thu hồi.

Thế trận cứ diễn ra như thế trong sự chủ động của Myanmar. Phút 50, Myat Noe Khin đã có cơ hội nhưng pha xử lý quá chậm của cô đã khiến đội nhà lỡ thời cơ nâng tỷ số lên 2-0.

Không thể gia tăng cách biệt, các cầu thủ Myanmar còn tỏ ra khá chủ quan trong nửa cuối hiệp 2. Các hậu vệ của họ liên tục sơ hở trong kèm người, dẫn đến hệ quả là hai bàn thua liên tiếp ở hai tình huống không có gì nguy hiểm.

Phút 74, Isabel Bolden vượt qua sự truy cản của hàng thủ đối phương rồi dứt điểm gỡ hòa 1-1 cho Philippines. Hai phút sau, Bolden và Quinley Quezada có một tình huống phối hợp tấn công khá đơn giản. Nhận đường chuyền từ đồng đội, Quezada dứt điểm, đưa bóng vào góc hiểm đánh bại thủ thành Myanmar, nâng tỷ số lên 2-1.

Bị thua ngược, Myanmar lúc này mới luống cuống vùng lên tìm bàn gỡ. Nhưng tất cả đã quá muộn. Các hậu vệ lừng lững của Philippines đã rất hiệu quả trong khâu kèm người. Vì vậy, 15 phút cuối diễn ra với không nhiều hy vọng cho đội bóng áo đỏ. Chung cuộc, họ chấp nhận để thua 1-2 trước đối thủ dưới cơ.

Chức vô địch bóng đá nữ SEA Games 31 là danh hiệu thứ 10 của Việt Nam trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á. Trước đó, đội tuyển sáu lần đoạt HC vàng SEA Games năm 2001, 2003, 2005, 2009, 2017, 2019 và ba lần vô địch Đông Nam Á năm 2006, 2012 và 2019.

Tiền vệ Tuyết Dung [số 7] cùng toàn đội cầm cờ đi quanh sân mừng HC vàng SEA Games 31 trên sân Cẩm Phả, Quảng Ninh tối 21/5. Ảnh: Giang Huy

Chiến tích trên sân Cẩm Phả giúp Việt Nam vượt qua chín danh hiệu của Thái Lan, gồm bốn lần vô địch Đông Nam Á năm 2011, 2015, 2016, 2018 và năm HC vàng SEA Games năm 1985, 1995, 1997, 2007 và 2013. Nhưng nếu xét cả thành tích ngoài khu vực, Thái Lan cũng đã đoạt 10 danh hiệu, gồm chức vô địch châu Á năm 1983, khi giải diễn ra trên sân nhà của họ.

Trong 10 danh hiệu của Việt Nam, HLV Mai Đức Chung góp công vào sáu chức vô địch, gồm SEA Games 2003, 2005, 2017, 2019, 2021 và AFF Cup 2019. Bốn danh hiệu còn lại thuộc về Steve Darby [SEA Games 2001], Trần Ngọc Thái Tuấn [AFF Cup 2006] và Trần Vân Phát [SEA Games 2009, AFF Cup 2012].

Ông Chung vượt qua thành tích của Đoàn Thị Kim Chi, để thành HLV giàu thành tích nhất bóng đá Việt Nam với chín danh hiệu. Ngoài sáu chức vô địch cùng đội tuyển nữ Việt Nam, HLV 72 tuổi còn giành Cup Quốc gia cùng Navibank Sài Gòn, và giúp Bình Dương đoạt cú đúp danh hiệu quốc gia năm 2015.

Trung vệ Chương Thị Kiều và tiền vệ Nguyễn Thị Tuyết Dung cũng lần thứ năm vô địch cùng đội tuyển nữ. Còn đội trưởng Huỳnh Như đứng trước cơ hội vượt qua đàn chị Kim Chi và đàn anh Phạm Thành Lương để thành cầu thủ đầu tiên năm lần đoạt Quả Bóng Vàng Việt Nam. Cầu thủ gốc Trà Vinh đã bốn lần nhận giải thưởng này, và tại SEA Games 31, cô ghi bàn duy nhất ở cả hai trận bán kết lẫn chung kết. Huỳnh Như còn góp công không nhỏ đưa Việt Nam tới VCK World Cup 2023.

Chủ Đề