Lịch sự trường Tiểu học Dịch Vọng B

[Arttimes] - Hồ Chí Minh - lãnh tụ giải phóng dân tộc, lại viết trong Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 về "ham muốn tột bậc: Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Ước mong ấy, đến nay sau gần 80 năm dường như chưa trọn.

Nơi xứ sở canh tác lúa nước lâu đời, trên "đất nước 4.000 năm vất vả và gian lao" [thơ Thanh Hải, Trần Hoàn phổ nhạc thành ca khúc Mùa Xuân nho nhỏ] thì có mấy khi nhân dân thảnh thơi, mà dặm dài liên miên thử thách. Từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Đều là Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, sống cách nhau nửa thiên niên kỉ, ở thời đại khác nhau mà Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều cùng ao ước về sự an dân, no ấm. Lẽ ra tâm nguyện vị nhân sinh ấy đã gần đến đích toại thành nếu không có đại dịch Covid-19 xảy ra gây ảnh hưởng nặng nề.

Hai đời Thủ tướng gần đây đều quan tâm nhân dân với những câu nói được ghi nhớ. Lúc còn đương nhiệm Thủ tướng, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần nhấn mạnh: "Không để ai bị bỏ lại phía sau". Còn Thủ tướng hiện nay Phạm Minh Chính thì nhiều lần chỉ đạo dứt khoát: "Không để ai đói trong các đợt cách ly xã hội" trước đại dịch Covid-19. Mục tiêu "Ai cũng có Tết" là một nỗ lực ấm áp tình đời.

Vậy nhưng, vẫn còn những người nghèo không mua sắm được gì. Chật vật lo ăn từng ngày, nhà trú ẩn không có. Nên no ấm toàn dân vẫn là khát vọng. Và Tết là dịp cưu mang san sẻ cho nhà nhà "già có bát canh, trẻ manh áo mới".

Tình đời ấy, ấm từ ngôi trường Tiểu học Dịch Vọng B 48 năm tuổi - trường công lập nổi bật nhất quận Cầu Giấy - Hà Nội. Lịch sử tiếp truyền trong tình gắn bó khi có gia đình mấy đời học tại đây. Vào lớp 1 sau tôi 35 năm, con gái tôi đang theo học tại trường đẹp mọi nghĩa này: cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại đạt chuẩn quốc gia và giáo viên giỏi chuyên môn, tận tình với nghiệp sư phạm ở cấp đầu tiên của hành trình phổ thông. Xưa tôi học, chỉ là nhà cấp 4 mái ngói. Nay con được học cơ ngơi khang trang, các cô thầy yêu thương rộng lượng với trò như thể đây là ngôi nhà lớn với hơn 2.500 học sinh các em dù trong hoàn cảnh nào đều được quan tâm, dạy dỗ bằng những trái tim cao cả. Niên khóa 2021 - 2022, giáo viên và học sinh phải hứng chịu virus tai ác gây khó khăn với việc dạy và học. Loại "giặc" khó tiêu diệt này làm tất cả hành tinh khổ, tội nhất là trẻ thơ. Trong hoàn cảnh ấy, Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường vẫn chăm lo chu đáo cho học sinh nghèo, có túi quà Trung thu hôm 18/9, được cấp máy tính bảng Samsung Galaxy A7 chiều 29/10, tặng sim Viettel để học trực tuyến chiều 1/12/2021. Đặc biệt là lần nào trao quà cũng được tổ chức trang trọng ở trung tâm sân trường gần sân khấu, có mic, âm nhạc, các trò nghèo đến cùng mẹ hoặc bà, phía nhà trường có đủ BGH.

Tôi đã xúc động lắm khi thấy ảnh 3 cô giáo là lãnh đạo mặc áo dài vàng trên sân trường mùa thu ướt nước mưa và vắng ngắt. Năm học trước nghỉ sớm 1 tháng, năm học này học kì I vất vả mà cô trò vẫn đạt thành tích cao tại quận và thành phố.

Năm học 2022 - 2023, vượt muôn vàn khó khăn, cô giáo hiệu trưởng mới về đây nhận công tác chưa đầy năm đã nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cô hiệu phó Nguyễn Thị Đào nhận Kỷ niệm chương "Vì thế hệ trẻ" của Trung ương Đoàn.

Ba cô giáo Ban Giám hiệu Tiểu học Dịch Vọng B và Luật sư Tiến Quang trao quà cho học sinh hoàn cảnh khó khăn. Ảnh Nguyễn Văn Hiếu

Sáng 21/1/2022, chương trình trao quà Tết của trường diễn ra cảm động. Cô Hải Trà - Chủ tịch Công đoàn trường cầm khăn lau từng chiếc ghế ướt mưa kê cách nhau so le cho các trò và mẹ trò, khách. Luật sư Nguyễn Tiến Quang, 48 tuổi, giám đốc Văn phòng Luật Key Lawfirm, có con lớn lớp 11, con nhỏ lớp 5 đều học ở đây, 11 năm anh được tín nhiệm bầu là Trưởng Ban phụ huynh học sinh toàn trường. Mỗi lần có dịp giúp trẻ nghèo, anh Quang đều bỏ tiền túi tặng mỗi cháu 500 nghìn đồng. Trung thu, trường tặng bao gạo 5kg và 2 triệu cùng túi quà có đồng phục mới, hộp bánh nướng dẻo 4 cái thì Tết cũng có túi quà bánh kẹo, mừng tuổi 1 triệu đồng... Thầy Tổng phụ trách Đội TBTP Nguyễn Văn Quyết làm MC, thầy Nguyễn Hiếu - giáo viên Mỹ thuật chuyên chụp ảnh tư liệu, ba cô Ban giám hiệu mặc đồng phục kẻ xanh trang trọng. Con gái tôi hồn nhiên cười mà tôi không lần nào ngăn nổi lệ tuôn nhòa mắt khi cô hiệu trưởng Thanh Huyền ân cần trao quà Tết cho con. Các bé được dạy dỗ, yêu thương từ Trường Dịch Vọng B này, mãi nhớ. Tôi được động viên, tiếp sức vì niềm tin của yêu thương từ các cô giáo nhân hậu của con mình.

Thiên Đan, học sinh duy nhất của khối 2 trong tổng số 13 học sinh khó khăn của Trường Tiểu học Dịch Vọng B được nhận quà Tết sáng 21/1/2022. Ảnh Nguyễn Văn Hiếu
Thầy Tổng phụ trách Đội Nguyễn Văn Quyết [trái] và Luật sư Nguyễn Tiến Quang - Trưởng Ban PHHS Trường Tiểu học Dịch Vọng B trao quà Tết, động viên học sinh hoàn cảnh khó khăn sáng 21/1/2022. Ảnh Nguyễn Văn Hiếu

Các lớp lớn còn tổ chức thi tạo mẫu bao đựng tiền mừng tuổi bằng cách vẽ tranh hoặc thiết kế online. Lớp 5A9 do cô giáo Trần Thị Thùy Dung chủ nhiệm lớp cuối cấp đã nhiệt tình tham gia thiết kế là 42 mẫu. Có 6 mẫu được chọn để in 5.700 bao lì xì. Tổng số tiền lãi quyên góp ủng hộ: 11.330.000 đồng đã được dành để ủng hộ học sinh Lù A Minh, lớp 5 trường Tiểu học Hồ Thầu, Thị xã Tam Đường, Lào Cai: 5.000.000đ [Năm triệu đồng]. Lớp còn tặng lì xì và quà Tết cho các bạn trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn, Tân Lạc, Hoà Bình: 6.330.000đ [chuyển khoản 4.830.000 và 1.500.000 lì xì], cùng với thư tay các em trực tiếp viết và gửi. Các em lớp 4 A9 in 5.100 bao lì xì. Toàn bộ số tiền thu được, lớp của Cô giáo Vân Anh gửi từ thiện cho điểm trường Phiêng Chỉ thuộc trường mầm non Phúc Lộc, thôn Nà Ma, xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Lớp 4 A9 và 5A9 là hai lớp phát động "chiến dịch bao lì xì từ thiện" sôi nổi nhất trong các khối lớp. Ảnh Nguyễn Văn Hiếu

Những mùa xuân nhỏ ngời xanh từ những bé nhi đồng. Năm nào trường tiểu học Dịch Vọng B cũng phát động các phong trào gây quỹ từ thiện, thành nếp sống biết san sẻ, nhân văn.

VTV1 đưa tin Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị cho học sinh trở lại học trực tiếp sau kì nghỉ Tết. Năm học bão táp đã sang học kì 2. Gọi mãi "Vừng ơi!" rồi cửa cũng sẽ mở. Dịch Vọng B hay tất cả những nơi nào trên đất nước này, thế giới này, đều góp phần làm xuân thành mùa kỳ diệu nhất!

Cô hiệu phó Nguyễn Thị Đào trên sân trường vắng ngày đầu Xuân, nóng lòng mong ngày đón học sinh trở lại Trường Tiểu học Dịch Vọng B [quận Cầu Giấy]. Ảnh Nguyễn Văn Hiếu

Cây đào sum suê hoa lá biếc chi chít nụ ngay cạnh sân khấu chắc hắt sáng gương mặt hồng tươi của cô, trò và mọi người trong nhịp rộn rã bài hát đón Tết do hai học sinh của trường mặc áo dài vừa hát vừa nhảy, phát qua clip trên màn hình lớn mở mà chương trình, vẫn còn vang theo những bước chân tôi đang được con tung tăng dắt về thời thơ bé trên sân trường quen con đường thân mà cảnh quan đã hoàn toàn khác.

Giữa sân trường, cây đào bích rực nụ bung hoa mầm biếc và quất vàng trĩu quả do Ban phụ huynh học sinh tặng trường như mong mỏi các mầm non trở lại và làm trung tâm không gian học - vui chơi khi cuộc sống chuyển sang bình thường mới.

None

[NTD] - Báo Người tiêu dùng thực thiện cuộc phỏng vấn hiệu trưởng Trường Tiểu học Dịch Vọng B để tìm ra câu trả lời chính xác về việc đạt chuẩn quốc gia.

Trường Tiểu học Dịch Vọng B [Cầu Giấy] hiện tại vẫn chưa đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Đức Nguyễn

Liên quan đến thông tin dư luận cho rằng hiện tại Trường Tiểu học Dịch Vọng B [quận Cầu Giấy, Hà Nội] vẫn chưa đủ điều kiện để được công nhận là trường chuẩn quốc gia, bà Đỗ Thị Mai – Hiệu trưởng nhà trường xác nhận với phóng viên Báo Người tiêu dùng đây là thông tin chính xác.

Cụ thể bà Mai cho biết, Trường Tiểu học Dịch Vọng B đã từng được công nhận là trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2008  - 2013. Tuy nhiên hiện nay trường đang tiến hành hoàn thiện những thủ tục để giai đoạn 2014 – 2019 tiếp tục được công nhân là trường chuẩn quốc gia.

Lý giải về những nguyên nhân khiến Trường Tiểu học Dịch Vọng B nhiều năm liên tiếp được công nhận là chuẩn quốc gia, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp lại danh hiệu đó, bà Mai cho biết: “Hiện nay về cơ sở vật chất trường lớp trường vẫn chưa đáp ứng được yêu câu để công nhận đạt chuẩn. Ví dụ như chuẩn quốc gia 1 lớp quy định chỉ khoản 40 học sinh, nhưng trên thực tế hiện nay trường Dịch Vong B mỗi lớp lên đến 50 đến 60 học sinh”.

“Để khắc phục tình trạng này trước mắt trường đã thực hiện chủ trương xã hội hoá quyên góp từ các bậc phụ huynh đầu cấp để mua điều hoà cho các cháu mát. Còn về lâu dài để đảm bảo mỗi lớp có 40 cháu như quy định của Bộ GD&ĐT chúng tôi đang xây dựng thêm một toà nhà 3 tầng có thể đưa vào hoạt động trong năm học mới” – Bà Mai cho biết thêm.

Trước đó như Báo Người tiêu dùng đã phản ánh, thông qua Ban phụ huynh học sinh [Trường Tiểu học Dịch Vọng B, Cầu Giấy, Hà Nội] đã huy động quỹ điều hoà của 40 em học sinh khối 2, 3, 4, 5 với tổng số tiền 17,6 triệu đồng. Sau khi Báo Người tiêu dùng phản ánh, ông Phạm Ngọc Anh trưởng phòng GD&ĐT Cầu Giấy đã yêu cầu bà Đỗ Thị Mai – hiệu trưởng trường Dịch Vọng B trả lại toàn bộ số tiền vô lý trên cho phụ huynh học sinh.

Mặc dù đã bị Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy “tuýt còi” về khoản đóng góp nói trên, nhưng thông qua hình thức xã hội hoá Ban phụ huynh học sinh trường tiểu học Dịch Vọng B lại tiếp tục huy động số tiền hàng trăm triệu đồng cho “quỹ điều hoà” tại 6 lớp khối 1. Và vào thời điểm làm việc với phóng viên Báo Người tiêu dùng bà Đỗ Thị Mai cho biết, Ban phụ huynh học sinh đã thu được gần 400 học sinh với mức đóng góp 500 nghìn đồng, thậm chí có trường hợp đóng 2 triệu động.

Bên cạnh đó phụ huynh cũng phản ánh rằng hiện nay trường Dịch Vọng B không còn là trường chuẩn quốc gia như giai đoạn trước [2008 – 2013]. Thậm chí hiện nay nếu trường có làm hồ sơ thì khó có thể được công nhận bởi chưa đáp ứng một số tiêu chí như cơ sở vật chất, mật độ học sinh trung bình/lớp…

Đức Nguyễn

Xuất hiện nhiều chùm ca thủy đậu tại trường học

Trường học không đủ điều kiện an toàn để dạy bơi cho trẻ

Đột nhập trường học ăn trộm hàng loạt máy tính

Thảm sát trường học tại Nigeria, 43 người chết

Video liên quan

Chủ Đề