Liệt kể những sai lầm thường mắc phải của sinh viên khi học bậc đại học

Đại học là một trong những giai đoạn quan trọng để phát triển, hoàn thiện nhân cách con người, là hành trang trước khi ta bước vào cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên năm nhất lại không nhận ra điều đó. Thay vì dành thời gian để tập trung phát triển bản thân thì họ lại thường mắc những sai lầm nghiêm trọng.

1. Lãng phí quá nhiều thời gian để nghỉ xả hơi

Phần đa các sinh viên khi vừa bước vào đại học thường cho rằng đây là khoảng thời gian để họ nghỉ ngơi sau 12 năm học tập vất vả. Việc không duy trì ý thức học tập ngay từ khi bắt đầu sẽ khiến họ dần hình thành thói quen lơ là việc học. Hậu quả của việc này đó là khi muốn dành thời gian để quay trở lại việc học, những sinh viên này lại gặp khó khăn vì không biết phải bắt đầu học từ đâu hay học như thế nào. 

Hầu hết các sinh viên gặp những trường hợp như vậy thường sẽ cảm thấy chán nản, có suy nghĩ tiêu cực về việc học, điều này lại là một tác động lớn khiến họ dễ trượt dài với tình trạng học cũng như điểm số nghèo nàn của mình. Và nếu như tình trạng này kéo dài thì điều mà họ sẽ mất không chỉ là 4 năm đại học lãng phí mà còn rất nhiều năm để bắt đầu thay đổi và hoàn thiện phát triển bản thân.

2. Không xác định rõ mục tiêu cho bản thân

Tuổi 18 là khoảng thời gian mà bạn bắt đầu được tự do hơn vì cha mẹ cũng dần giảm sự giám sát đối với bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng đây lại là một trong những thời điểm cực kỳ quan trọng để bạn hoàn thiện tính cách, để trưởng thành và quan trọng là nỗ lực để tìm tra câu trả lời quan trọng nhất trong cuộc đời: Mình là ai? Mình sống vì điều gì? Đam mê của mình thực sự là gì? Mình phải làm gì để thực hiện ước mơ mà mình luôn ấp ủ?

Phần đa nhiều bạn sinh viên thường bỏ qua những câu hỏi đó hoặc chán nản, bỏ cuộc khi chưa tìm ra câu trả lời và chấp nhận lối sống hiện tại của bản thân. Hậu quả của việc này là ngoài những thời gian trên giảng đường, thời gian dành cho những cuộc vui với bạn bè thì thời gian còn lại họ hoàn toàn không làm bất cứ điều gì để phát triển cho bản thân vì họ đã không xác định mục tiêu để định hướng cuộc sống của mình. Và để khi bạn trưởng thành hơn, mọi thứ sẽ là những bứt rứt, nuối tiếc vì họ đã chọn sống một cuộc đời nhàm chán không biết mình là ai.

3. Không rèn luyện bản thân

Thời gian học đại học là thời gian lý tưởng để bạn phát triển những kỹ năng còn thiếu để phục vụ cho cuộc sống và công việc sau này, đó có thể là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện, học ngoại ngữ và rất nhiều điều khác nữa. Nhưng tâm lý xả hơi, và cuộc sống mơ hồ không có mục tiêu đã làm cho bạn bỏ qua những điều đó.

Những kỹ năng trên đều đòi hỏi bạn phải có ý thức học tập và rèn luyện trong một thời gian dài, do đó nếu bạn không chịu bắt đầu thay đổi học những kỹ năng dù đơn giản nhất thì bạn sẽ không bao giờ có được chúng. Nhiều sinh viên bào chữa rằng học những kỹ năng trên vào năm ba, năm bốn vẫn chưa muộn. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng cuộc sống hiện đại này đòi hỏi con người phải có rất nhiều kỹ năng để không bị thụt lại và không có cá nhân nào có thể tự tin rằng mình đã đủ hết các kỹ năng cần thiết dù là người tài giỏi, xuất sắc nhất. 

Hãy nghĩ thử, trước khi thực sự bước ra cuộc sống đang tấp nập ngoài kia, bạn dành toàn bộ thời gian cho những cuộc vui hay những trận game, những cuốn tiểu thuyết, những cuộc vui chơi không bờ bến … thì sau khi kết thúc 4 năm đại học, vị trí của bạn sẽ là ở đâu trong xã hội này khi rất nhiều người đã dành tất cả thời gian ấy để tập trung rèn luyện và phát triển bản thân.

4. Đánh mất niềm tin vào những điều tốt đẹp

Khi mới vào đại học, do chưa có kinh nghiệm về việc học tập trong môi trường mới cũng như cuộc sống thực tế nên phần nhiều sinh viên hoặc sẽ đi xin sự tư vấn của các anh chị khóa trên. Nếu bạn cũng đang là sinh viên năm nhất thì chắc hẳn đã hơn một lần bạn được nghe ai đó trong trường bảo với mình rằng: “Học đại học không để làm gì đâu”, “Sinh viên ra trường hầu hết toàn thất nghiệp thôi”, “Con vua thì vẫn làm vua” …

Những suy nghĩ tiêu cực như vậy lại cộng thêm lời chia sẻ của những người đã đi làm kể về cuộc sống mệt mỏi, chán nản sau khi ra trường mà họ đang sống chắc chắn sẽ là một nhân tố lớn tác động tiêu cực để khiến bạn mất niềm tin vào những điều tốt đẹp. Từ một người tràn đầy năng lượng, hăng hái cho những điều sắp tới, giờ đây bạn sẽ sống khép mình lại và bỏ qua những cơ hội để phát triển bản thân

Tuy nhiên, nếu bạn đang rơi vào trường hợp như vậy thì mong bạn hiểu rằng cuộc sống luôn có nhiều mảng màu cả tươi sáng lẫn đen tối, không có bùn thì hoa cũng chẳng nở thành sen, chính vì vậy điều quan trọng nhất chính là thái độ sống của bạn. Khi bạn vẫn còn tin vào những điều tốt đẹp thì bạn sẽ tìm được cách để biến nó thành sự thật.

Kết luận

Như vậy, hướng nghiệp GPO đã chia sẻ cho bạn 4 sai lầm nghiêm trọng của sinh viên năm nhất thường mắc phải. Nếu bạn đang hoặc sắp bước vào cánh cửa đại học, hãy cố gắng tránh những sai lầm bên trên để dành thời gian cho những điều quan trọng với bản thân nhé.

Đọc thêm: 5 Cách lấy lại động lực học tập, làm việc sau kỳ nghỉ dài.

Minh Châu

Những lầm tưởng về cách học, cách sinh hoạt và quan niệm sai lầm về những hoạt động xã hội đã khiến nhiều sinh viên sử dụng các chiến lược không hiệu quả. Dẫn đến những kết quả không tốt. Sau đây, TUDUYMOINGAY.COM liệt kê 10 sai lầm sinh viên dễ mắc phải:

1. Chỉ nghe giảng mà không viết bài

Mặc dù đã được chứng minh là một trong những cách học kém hiệu quả nhất. Nhưng mức độ phổ biến của việc học lại vẫn cao một cách đáng lo ngại. Một nghiên cứu gần đây báo cáo rằng 84% sinh viên chỉ nghe giảng bài chứ không ghi chép. Điều này làm giảm khả năng ghi nhớ và hiểu sâu bài học. Việc ghi chép sẽ giúp bạn hiểu bài học một cách tốt nhất.

Hãy luôn chăm chú lắng nghe và chịu khó chép bài

2. Bỏ qua bữa sáng

Cuộc sống sinh viên rời xa sự chăm sóc của bố mẹ, bạn có thể tự do trong sinh hoạt. Và rất nhiều sinh viên cú đêm dậy rất muộn vào buổi sáng đã bỏ bữa. Điều này, đã được khoa học chứng minh rất có hại cho sức khỏe. 

Có rất nhiều lợi ích khi đảm bảo học sinh ăn sáng . Hãy cố gắng ăn sáng đúng bữa, để không phải hối hấn về sức khỏe

3. Không học ngoại ngữ sớm

Dù ban học bất kì ngành gì, trường gì thì học ngoại ngữ vô cùng quan trọng. Ngoại ngữ là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng trên thực tế tỉ lệ thành thạo ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam rất thấp. Bạn phải tranh thủ mọi thời rảnh để học ngoại ngữ để có hành trang vững chắc khi tốt nghiệp.

4. Nghỉ xả hơi quên nhiệm vụ học tập

Tôi biết bạn cũng rất vui mừng vì công sức “dùi mài kinh sử” suốt 12 năm đã thu được trái ngọt. Trong đầu các bạn hẳn sẽ nảy ra vô số kế hoạch “ăn chơi” để bù đắp cho khoảng thời gian ôn thi Đại học vất vả. Bên cạnh đó, nhiều bạn trước khi vào đại học thường hay được nghe những câu nói như: “Học đại học nhàn lắm”, “Đi học như đi chơi”,… dẫn tới tâm lý chủ quan. 

Thực tế, nhiều bạn lầm tưởng rằng học đại học là dễ dàng, không để ý chuyện bài vở, rèn luyện. Có nhiều bạn không chỉ nghỉ “xả hơi” năm nhất mà chơi cả năm thứ hai. Khi vào học chuyên ngành mới chú ý. Những hậu quả của việc nghỉ ngơi quá lâu sẽ làm bạn quên việc học, điểm số thấp. Kéo theo các hệ quả như thi lại, học cải thiện, …. Sai lầm này phổ biến ở nhiều sinh viên hiện nay.

5. Sống khép kín, ngại tham gia các hoạt động xã hội

Đây là suy nghĩ và thói quen sai lầm đối với các bạn tân sinh viên. Có vô vàn kĩ năng mềm như giao tiếp, chịu áp lực với công việc, làm việc nhóm,… mà các bạn cần trang bị cho bản thân trước khi ra trường. Mà chỉ khi các bạn sống cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động tập thể mới có được.

Ngoài ra, từ việc tích cực tham gia các hoạt động trường lớp, bạn sẽ có cơ hội mở rộng mối quan hệ thầy cô và các anh chị khóa trên. Thậm chí sẽ cũng giúp bạn có cơ hội gặp gỡ với các nhà tuyển dụng, công việc sẽ thuận lợi hơn.

Sinh viên tình nguyện

6. Không đi làm thêm

Nhiều bậc phụ huynh khuyên con, thậm chí cấm con đi làm thêm trong thời gian học Đại học để con tập trung việc học. Thực tế làm một công việc bán thời gian, kể cả là bán hàng,… cũng sẽ đem lại những trải nghiệm rất có ích cho các bạn.

Trải nghiệm cảm giác độc lập, tự mình đi kiếm tiền sẽ rất hạnh phúc và có ý nghĩa lớn với các bạn sinh viên. Tuy số tiền không lớn nhưng có thêm một khoản tiêu vặt mà lại do chính mình làm ra cũng sẽ rất thú vị. Từ đó, bạn cũng sẽ biết được số tiền kiếm ra thực sự không dễ dàng. Và vì thế bạn phải cố gắng học tập để tránh phải học lại tốn tiền. Tuy nhiên bản thân SV phải biết cân bằng giữa việc học và làm thêm

Xem thêm các phương pháp kiếm tiền, tại đây

7. Chi tiêu tài chính không hiệu quả

Mỗi bạn sinh viên chắc chắn hàng tháng bố mẹ sẽ gửi tiền học, tiền ăn, thuê trọ và các tiền tiêu vặt khác. Để sống hết 1 tháng trọn vẹn, các bạn phân bổ chi tiêu hợp lý. Hiện nay, nhiều bạn sinh viên lúc được nhận tiền đầu tháng thì tiêu quá tay dẫn đến cuối tháng ăn mì tôm, thâm chí nhiều bạn còn vay mượn. Tiêu tiền vào các trò chơi vô bổ như game, lô đề, cờ bạc. Việc chi tiêu không hợp lí sẽ làm bạn mất cân bằng tài chính hằng tháng và cũng có thể đánh rơi nhưng đồng tiền mồ hôi của bố mẹ một cách lãng phí. 

Hãy xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý cho cả tháng.

8. Để thời gian trôi đi lãng phí

Học đại học, bạn chỉ học 1 buổi/ngày và được nghỉ khá nhiều. Đồng nghĩa, bạn có rất nhiều thời gian rảnh. Nhiều bạn sử dụng thời gian này để ngủ, chơi game. Không chịu khó học hành, rèn luyện bản thân. Khiến thời gian trôi đi lãng phí suốt quãng đường sinh viên nhưng không trao dồi đổi mới thân. 

Các tân sinh viên phải luôn nhớ rằng: Thời gian còn rất ít. Các bạn đừng nghĩ còn nhiều thời gian, đủ để mình cứ thong thả, giải lao đi rồi sẽ chạy sau. Thời gian sẽ không chờ đợi một ai cả, sẽ trôi đi “vô tình” đủ để mình hối hận nếu không biết trân trọng.

9. Quen dần với sự tầm thường

Kỳ đầu tiên, nhiều bạn sinh viên năm nhất có thể sẽ kinh ngạc và thất vọng khi nhận điểm những môn thi đầu tiên của thời sinh viên. Thực sự đó là những kết quả khó tưởng tượng và khó chấp nhận. Thấp lẹt đẹt và chưa từng thấy trong thời học sinh “hoàng kim” của mình. Thế rồi thêm một kỳ nữa, các em trượt một số môn. Các em có buồn và thất vọng nhưng không còn thấy cắn rứt như trước. Dần dần, các em quen dần với sự tầm thường, điểm thấp. Các bạn không còn trách móc bản thân nữa, không còn buồn khi nhìn thấy kết quả đang tụt dốc của mình nữa.

10. Thiếu kỉ luật, quá dễ dãi với bản thân

Bước vào cổng trường đại học, ai cũng đặt quyết tâm, mục tiêu về sự thành công. Nhưng sự thiếu kỉ luật, thiếu người nhắc nhở, dần dần bạn đánh mất chính mình, dễ dãi với bản thân đã làm cho ta quên đi rất nhiều thứ. Chúng ta luôn tự an ủi chính mình “Không sao đâu, lo gì!”. Và tiếp thu những điều xấu, biến chúng thành những thói quen. 

Do đó,  ngay khi bắt đầu vào đại học, hãy xây dựng cho mình một nếp sống lành mạnh, kỉ luật, đây sẽ là mẫu chốt tạo nên nền tảng thành công trong tương lai.

Sinh viên ngủ gật trong lớp

Video liên quan

Chủ Đề