Logic học đại cương là gì

Chắc hẳn, “logic học là gì?”, “khái niệm, phán đoán, suy luận, quy luật”, “mô hình hoá khái niệm”, “tam đoạn luận”, “tính đẳng trị”,… sẽ là những vấn đề mà bạn cần phải giải quyết khi bắt đầu học môn Logic hình thức [Logic học đại cương] ở trường đại học.

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng thể và bao quát nhất về các phần học [90% sẽ học nha]. Cùng theo dõi ngay nhé!

Phần thứ nhất – Nhập môn logic học

Phần này không có gì xa lạ vì bạn sẽ thấy ở bất kỳ môn học đại cương nào cũng sẽ xuất hiện phần này. Nội dung cụ thể bạn sẽ được học trong phần 1 này đó là:

1.1. Giải mã thuật ngữ logic học

1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của logic học

1.3. Quá trình hình thành và phát triển của logic học

1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học

1.5. Yêu cầu của môn học

Phần thứ hai – Nội dung chính của logic học đại cương

2.1. Khái niệm

- Đặc điểm chung của khái niệm

- Hình thức ngôn ngữ thể hiện của khái niệm

- Kết cấu logic của khái niệm

- Các loại khái niệm

- Quan hệ giữa các khái niệm

- Các thao tác logic đối với ngoại diên

- Định nghĩa khái niệm

- Phân chia khái niệm

2.2. Phán đoán

- Đặc điểm chung của phán đoán

- Hình thức ngôn ngữ thể hiện của phán đoán

- Các loại phán đoán

- Phán đoán đơn đặc tính [nhất quyết đơn]

- Tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán A, I, E, O

- Mối quan hệ giữa các phán đoán A, I, E, O có cùng chủ từ và vị từ

- Hình vuông logic

- Phán đoán phức

- Phán đoán đa phức

- Tính đẳng trị của phán đoán

2.3. Các quy luật cơ bản của logic hình thức

- Khái niệm về “quy luật cơ bản của logic hình thức”

- Quy luật đồng nhất

- Quy luật cấm mâu thuẫn

- Quy luật loại trừ cái thứ ba

- Quy luật lý do đầy đủ

2.4. Suy luận

- Đặc điểm chung của suy luận

- Suy luận quy nạp

- Suy luận quy nạp hoàn toàn

- Suy luận quy nạp không hoàn toàn

- Các phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong suy luận quy nạp khoa học

- Suy luận suy diễn

- Suy luận suy diễn trực tiếp

- Suy luận suy diễn gián tiếp

- Luận ba đoạn đơn

- Luận hai đoạn đơn

- Luận ba đoạn phức

- Suy luận suy diễn từ các tiền đề là các phán đoán phức

- Suy luận tương tự

2.5. Chứng minh và bác bỏ

- Đặc điểm chung của chứng minh

- Kết cấu của chứng minh

- Các phương pháp chứng minh

- Bác bỏ

- Các quy tắc của chứng minh và bác bỏ

- Nguỵ biện

2.6. Giả thuyết

- Đặc điểm chung của giả thuyết

- Phân loại giả thuyết

- Quá trình hình thành và phát triển giả thuyết

Với từng phần và mục nhỏ, mình sẽ có những bài viết ngắn khác để chia sẻ kỹ hơn. Trong giới hạn bài hôm nay, mình chỉ đưa lên nội dung bao quát nhất để bạn khỏi bỡ ngỡ về môn học này. Các bạn có thể theo dõi các bài viết tại:

Thuật ngữ “Logic” có nguồn gốc là từ “Logos” từ tiếng Hy Lạp [logos có nghĩa là lời nói, lập luận, trí tuệ, tư tưởng].

Hình minh họa [Nguồn: sieutrinao.com]

Logic học

Khái niệm

Logic học trong tiếng Anh là Logics.

Thuật ngữ logic được dùng với hai nghĩa chính:

- Logic khách quan, dùng để chỉ tính qui luật cụ thể là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng; hoặc mối liên hệ nội tại của mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Các khoa học cụ thể [như vật lí, hóa học, triết học] chủ yếu nghiên cứu logic khách quan – tìm ra các qui luật tất nhiên giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

- Logic chủ quan, dùng để chỉ mối liên hệ có tính tất yếu, có qui luật giữa các tư tưởng của con người, xem như phản ánh chân thực hiện thực khách quan. Logic chủ quan được các môn logic học và toán học nghiên cứu.

Khoa học nghiên cứu logic chủ quan và sự chi phối giữa logic khách quan và chủ quan là logic học.

Vì vậy có thể định nghĩa logic học như sau:

Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy.

Đối tượng của logic học

Logic học nghiên cứu các hình thức logic của tư duy, vạch ra những qui tắc, qui luật của quá trình tư duy. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của tư duy. Tuân theo các qui tắc, qui luật là điều kiện cần để đạt tới chân lí trong quá trình phản ánh hiện thực.

Phương pháp nghiên cứu của logic học

Đối tượng của logic học là nghiên cứu hình thức, qui luật, các qui tắc tư duy đúng đắn. Muốn hiểu biết đúng đắn các hình thức, các qui luật, các qui tắc của tư duy, chúng ta phải phân tích kết cấu logic của tư tưởng được thể hiện trong đó, nghĩa là phải chỉ ra được các bộ phận, các yếu tố cấu thành và các kiểu liên kết đúng của tư tưởng.

Việc phân chia một sự vật phức tạp thành các mặt phải dùng các kí hiệu để chỉ các thành phần, các yếu tố và các kiểu liên kết. Việc kí hiệu hóa một quá trình tư tưởng phức tạp, làm rõ kết cấu của nó như vậy được gọi là sự hình thức hóa kết cấu logic của tư tưởng.

Vậy phương pháp cơ bản mà người ta sử dụng trong logic học là phương pháp phân tích và hình thức hóa.

Ngoài phương pháp trên, chúng ta còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa… thậm chí sử dụng cả những phương pháp của bản thân môn logic như diễn dịch, qui nạp…

Ý nghĩa của việc học tập logic học

Học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao trình độ tư duy của mỗi người. Logic rèn luyện tính hệ thống trong quá trình tư duy của mỗi người.

Khái niệm logic học là gì?

Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy.

Mục đích của logic học là gì?

➢ Logic học giúp chuyển lối tư duy logic tự phát thành tư duy logic tự giác đem lại lợi ích: Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn. Phát hiện được những lỗi logic trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.

Logic học là gì cho ví dụ?

Là quá trình phản ánh hiện thực một cách khái quát và gián tiếp, diễn ra dưới ba hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán, suy luận. Ví dụ: Khái quát những thuộc tính chung của con người: có khả năng lao động, tư duy, trao đổi tư tưởng bằng ngôn ngữ, … b.

Logic học gồm những gì?

Thế nào là ngành logic học. Logic là một nhánh của ngành triết học. Nó chủ yếu tập trung nghiên cứu về các quy luật của tư duy. Sự phát triển của lôgic học đã trải qua ba giai đoạn đó là logic cụ thể , logic trừu tượng và logic đối xứng có sự thống nhất giữa logic trừu tượng và logic cụ thể.

Chủ Đề