Lối sống bền vững là gì

Người Việt mình quá thờ ơ với những vấn nạn môi trường

Lối sống bền vững [sustanable living] hay còn được gọi là sống xanh, sống thân thiện với môi trường, sống gần gũi với thiên nhiên không phải là thuật ngữ mới ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về nó.

Vì vậy với bài viết này, tôi hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ về lối sống bền vững và truyền cảm hứng đến bạn để bắt tay vào công cuộc lựa chọn cho mình một lối sống lành mạnh tốt cho bản thân và môi trường.

Lý do thôi thúc tôi cần phải viết về lối sống bền vững đó là khi tôi bắt đầu làm việc cho một tổ chức phi chính phủ với mục tiêu sứ mệnh bảo vệ môi trường và động vật vào năm 2017. Chỉ khi làm ở đó, tôi mới bắt đầu được tham gia vào các buổi hội thảo chuyên đề mà trước giờ tôi hoàn toàn mù tịt như Biến đổi Khí hậu [Climate Change], Quản lý Rác thải [Waste Management], Ô nhiễm Đại dương [Ocean Polution], Bảo tồn những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng [Engandered Animals Conservation]

Tôi may mắn được làm việc và học hỏi từ những chuyên gia đến từ khắp nơi trong nước và nước ngoài; được tiếp xúc với những nhà quản lý tâm huyết từ Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khi đó tôi mới thực sự hoảng hốt và thấy rằngtrái đất của chúng ta thực sự đang bị tận diệt trong khi người Việt mình lại quá thờ ơ với điều đó.

Khi còn làm trong tổ chức phi chính phủ đó, một trong những khối lượng công việc mà tôi chịu trách nhiệm là trực tiếp quản lý và điều phối Chương trình Giảm cầu Tiêu thụ [Demand Reduction Programe]. Nói ngắn gọn, chương trình này giúp tăng cường nhận thức và khuyến khích của cộng đồng cắt giảm/ triệt bỏ đi những nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm và tài nguyên khai thác từ thiên nhiên.

Tham gia vào chương trình này, tôi thấy người Việt mình ít ai quan tâm với những vấn nạn xảy đến với thiên nhiên môi trường trong khi cả thế giới đang sôi sục tìm cách để giải quyết chúng từ cấp cao là quốc gia [national level] cho đến cấp thấp là cá nhân mỗi người dân [individual level].

Lý do khiến người Việt chúng ta đứng ngoài cuộc là vì chúng ta không ý thức được thực trạng xung quanh ta. Chúng ta không hiểu ngọn ngành bản chất của biến đổi khí hậu là gì, những nguồn khí nhà kính nào gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, những hành động hàng ngày của chúng ta đã góp phần làm trầm trọng thêm nạn rác thải nhựa như nào, nguồn lực của trái đất hiện đã kiệt quệ và không thể phục hồi được ra sao

Vì không hiểu nên chúng ta không quan tâm và nghĩ rằng đó là việc chẳng liên quan gì đến ta dẫn đến những hành động vô thức chúng ta vẫn làm hàng ngày tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại làm tổn hại rất lớn đến môi trường.

Để thay đổi, chúng ta không nhất thiết phải làm những việc to tát, chỉ cần làm những việc nhỏ nhưng liên tục, hàng ngày, từng bước một, cộng hưởng lại sẽ đem đến những kết quả đáng ngạc nhiên.

Chẳng hạn như khi tắm, thay vì thay vì ngâm mình trong bồn tắm sẽ tiêu thụ trung bình 120L nước sạch/ lần tắm [tương đương 6 bình lavie 20L], nhưng nếu tắm dưới vòi sen chỉ tốn khoảng 40L/ lần tắm [tương đương 2 bình lavie 20L]. Vậy là đã tiết kiệm được 80L/ mỗi lần tắm rồi. Vậy là ta sẽ tiết kiệm được 2,400L/ tháng hay 876,000L/ năm. Với hơn 876,000L nước sạch này ta có thể dùng làm nước đun sôi để nguội uống liên tục trong vòng 1 năm 2 tháng.

Để tôi kể cho bạn nghe về những người đồng nghiệp cũ của tôi

Thomas, anh chàng châu Âu mắt xanh tóc vàng nói lắp bắp được vài câu tiếng Việt ngày nào cũng bắt 3 lượt xe bus từ nhà đến văn phòng [cộng thêm 3 lượt về] nói không với xe máy để giảm lượng khí thải carbon lên thành phố Hà Nội.

Aaron, một anh tiến sĩ đến từ Mỹ, ăn chay và hoàn toàn không động đến thịt bởi anh ấy ý thức được sự tàn nhẫn của ngành công nghiệp chăn nuôi và lượng khí metan [CH4] từ phân động vật bị nuôi trong trang trại đã góp phần làm trầm trọng thêm hiện tượng nhà kính [green house effect] như nào.

Josephine, cô bé intern đến từ Pháp, đi đâu cũng mang theo ống hút inox của mình, dùng túi vải tự may mỗi lần đi chợ và từ chối mọi thể loại túi nilon, hộp nhựa, hộp xốp để giảm thiểu rác thải nhựa.

Họ, ba cá thể khác nhau đến từ ba nền văn hoá khác nhau, nhưng đều có chung một điểm là họ quan tâm đến môi trường và đã chọn cho mình lối sống bền vững như một cách đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được để góp phần bảo vệ môi trường.Trong khi đó chúng ta đang làm gì?

Là một người Việt hiện đại, có tri thức và được tiếp cận với thế giới từng ngày, tôi mong bạn dừng lại một chút, suy nghĩ về lối sống hiện tại của mình, đặt cho mình câu hỏi liệu lối sống đó có lợi cho sức khoẻ của mình, có lợi cho môi trường sống xung quanh mình không? Và hãy nhớ:If we are not part of solution, we are part of of the problem.

Trái đất của chúng ta thực sự đang bị tận diệt trong khi người Việt mình lại quá thờ ơ Ảnh: Google Image

HÃY CHỌN LỐI SỐNG BỀN VỮNG VÌ TRÁI ĐẤT

Vài hôm trước, tôi đọc được bài báo của CNN nói về Ngày vượt quá của Trái đất [Overshoot Day], 29/07/2019 là ngày mà con người đã sử dụng hết lượng tài nguyên có khả năng tái tạo được trên trái đất trong năm theo Global Footprint Network [Dấu chân Sinh thái Toàn cầu].

Kể từ ngày này, chúng ta bắt đầu sử dụng lẹm vào nguồn tài nguyên và sinh thái của thế hệ tương lai. Giống như việc bạn tiêu vượt mức thẻ tín dụng vậy đó, và bạn sẽ phải trả nợ cho lần tiêu xài quá tay này của mình. Nhưng khác một điều là trái đất không dễ gì tái tạo lại nguồn năng lượng mà con người đã lạm dụng nhanh như bạn trả nợ thẻ tín dụng.

Hãy ý thức được rằng, trái đất đang kiệt quệ với hàng tỉ vấn nạn môi trường do con người gây ra. Dân số thế giới dự đoán sẽ đạt tới 9,6 tỉ người vào năm 2050 [hiện tại năm 2019 đang là 7,7 tỉ người], theo United Nation thì chúng ta sẽ cần tới 5 trái đất để duy trì lối sống hiện tại. Điều này rõ ràng là không thể vì chúng ta chỉ có một trái đất mà thôi.

Cách dễ nhất, thực tế nhất, và có tác dụng nhất chúng ta có thể làm đó là mỗi cá nhân hãy chọn cho mình lối sống bền vững để góp phần giúp cho Trái Đất tiếp tục nuôi dưỡng nhân loại.

LỐI SỐNG BỀN VỪNG LÀ GÌ?

Lối sống bền vững là lối sống của một cá nhân/ tổ chức/ cộng đồng/ xã hội, ở đó người ta giảm thiểu sử dụng tài nguyên tự nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiênứng xử với thiên nhiên một cách có trách nhiệm nhất có thể trong khả năng của họ.

Những người theo đuổi lối sống bền vững không coi con người là loài thượng đẳng, vượt trên tất cả, mà con người chỉ là một phần của hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất, con người cũng cần phải tôn trọng mối quan hệ cộng sinh bình đẳng với những loài động vật và các nguồn tài nguyên khác trên trái đất để duy trì sự sống của mình.

Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã áp dụng lối sống bền vững ở cấp độ quốc gia. Tức là toàn thể xã hội bao gồm bất cứ ai, từ bất cứ tổ chức chính phủ hay phi chính phủ, doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, cộng đồng, người dân, ai ai cũng phải có trách nhiệm phải có những thái độ ứng xử bền vững với thiên nhiên thông qua cách vận hành tổ chức và sinh hoạt hàng ngày.

Ở Việt Nam, tăng trưởng bền vững [tăng trưởng xanh] cũng là vấn đề cấp bách mà nhà nước đang ưu tiên nhưng nguồn lực còn thiếu nên vẫn chỉ ở quy mô nhỏ, rải rác, chưa triệt để, thậm chí luật pháp cũng cũng còn chưa đi kịp với tốc độ phát triển của xã hội, chưa có những điều luật xử lý tội phạm môi trường.

Những người theo đuổi lối sống bền vững cấp độ cá nhân tuy có nhưng số lượng còn rất ít, thậm chí còn bị người xung quanh cho là lập dị và khác thường.

Năng lượng gió và mặt trời Ảnh: Google Image

SỐNG BỀN VỮNG TRÊN CẢ 6 LĨNH VỰC CỦA CUỘC SỐNG

Chúng ta đơn giản chỉ nghĩ sống bền vững là tiết kiệm điện, đi xe đạp, không dùng ống hút nhựa, tái chế đồ cũ, nhưng thực tế sống bền vững cần được áp dụng trên 6 lĩnh vực của cuộc sống như sau:

  1. Công trình, nhà cửa [shelter]
  2. Năng lượng [power]
  3. Thực phẩm [food]
  4. Phương tiện giao thông [transportation]
  5. Nguồn nước [water]
  6. Rác thải [waste]
  • 1. Công trình, nhà cửa [shelter]:

Trên phạm vi toàn cầu, giao dịch mua bán nhà đã thải ra 25{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} lượng khí thải nhà kính, và việc sử dụng đất và sinh hoạt của các hộ gia đình thải ra 26{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} lượng khí thái nhà kính.

Chính vì vậy mà công trình xanh [green building] hay công trình bền vững [sustainable building] đang là giải pháp mới được áp dụng khắp nơi trên thế giới. Những công trình xanh này, năng lượng và vật liệu sẽ được sử dụng hiệu quả để giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, đồng thời sẽ được thiết kế để hạn chế tối đa những tác động xấu của môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con người với những tiêu chí sau:

  • Sử dụng năng lượng, nước và các tài nguyên khác một cách hiệu quả
  • Sử dụng năng lượng thay thế [năng lượng mặt trời, gió]
  • Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, phế thải và tái chế, tái sử dụng
  • Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình
  • Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững
  • Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành
  • Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành
  • Thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường

Đơn giản như việc xây dựng một ngôi nhà, chúng ta nên sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ tái sử dụng, kim loại tái chế, gạch ốp lát tái chế, kính tiết kiệm năng lượng, gạch/ngói đúc ép không nung Hoặc ưu tiên sử dụng nguyên liệu có sẵn ở địa phương, hạn chế phải vận chuyển từ nơi xa đến bằng ô tô, tàu thuyền vì quá trình vận chuyển xa sẽ thải ra lượng khí thải lớn đến môi trường.

Một ngôi nhà áp dụng kiểu kiến trúc xanh Ảnh: Google Image
  • 2. Năng lượng [power]:

Hiện nay, để phục vụ nhu cầu của con người, năng lượng điện được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch lên đến 86{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0}, dầu mỏ chiếm 36,8{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0}, than 26,6{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} và khí thiên nhiên là 22,9{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0}. Trong tương lai, khi mà tài nguyên cạn kiệt, chắc chắn sẽ có một cuộc bùng nổ về thiếu năng lượng trên toàn cầu, điều này có thể kéo đến sự sụp đổ của nền văn minh.

Không có điện sẽ không còn nhà máy công xưởng, doanh nghiệp, không còn tivi điện thoại xe máy, không còn trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng toàn nhân loại sẽ chìm vào màn đêm tăm tối.

Hiện tại, con người chúng ta đang sử dụng điện đến từ 2 nguồn chính là:

Năng lượng tái tạo:là nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy triều, thủy điện Những nguồn năng lượng này có thể tái tạo nhưng chúng cũng mất rất nhiều nhiều thời gian chứ không phải lúc nào cũng sẵn có để khai thác. Khí hậu thay đổi khiến sức gió thay đổi, hạn hán khiến sông hồ cạn kiệt nước điều này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp năng lượng cho con người.

Năng lượng không tái tạo:bao gồm các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên. Các loại nhiên liệu này được hình thành từ các điều kiện khắc nghiệt và thời gian hàng trăm triệu năm tuy nhiên hiện tại đang dần cạn kiệt do bị khai thác quá độ.

Nhu cầu tiêu thụ điện trên thế giới rất lớn, đặc biệt những nước đang phát triển như Việt Nam cần năng lượng điện rất nhiều trong tương lai. Vì vậy cần tiết kiệm điện, sử dụng nguồn năng lượng thay thế là việc cấp thiết, là trách nhiệm của bất cứ ai.

Tôi thấy một thực trạng ở Việt Nam là chúng ra rất ý thức trong việc tiết kiệm điện tại gia đình mình nhưng điện ở văn phòng, hành lang chung cư, hay những khu công cộng thì mặc kệ, cha chung không ai khóc vì nghĩ rằng ôi dào mình có phải trả tiền điện đâu mà sợ. Thật ra tắt đi một bóng đèn ở văn phòng hay hành lang chung cư cũng là bạn đang giúp trái đất và cũng chính là giúp cho mình đấy.

Tắt đi một bóng đèn khi không cần thiết là một hành động vô cùng nhỏ nhưng có sức ảnh hưởng lớn không ngờ Ảnh: Google Image
  • 3. Thực phẩm [food]:

Mỗi năm có 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị vứt bỏ, tương đương 30{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} lượng thực phẩm được sản xuất, có thể nuôi sống người dân ở 3 châu lục là châu Mỹ, châu Âu và châu Phi trong vòng 1 năm.

Tình trạng lãng phí thực phẩm không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội mà còn gây áp lực nặng nề đối với môi trường khi các hoạt động xả thải thực phẩm chiếm tới 8{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nguyên nhân gây biến đổi khí hậu trái đất.

Trong lịch sử loài người, chúng ta chưa từng có một sự thừa thãi khổng lồ như thế. Thực phẩm bị vứt bỏ nhiều nhất bao gồm trái cây, ngũ cốc, rau củ quả, các loại thịt cá, trứng sữa và đồ ăn đóng hộp...

Chúng ta chặt cây phá rừng để trồng thực phẩm và nuôi động vật lấy thịt, lấy nước bằng cách rút bòn từ sông hồ và các nguồn trữ, thải ra các khí nhà kính để nuôi trồng càng ngày càng nhiều thực phẩm và rồi vứt bỏ đi 1/3.

Lãng phí thực phẩm gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường Ảnh: Google Image

Nhu cầu về thực phẩm của loài người gây nên sức ép cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình canh tác sản xuất từ đó thải ra metan [CH4] và carbonic [CO2], những khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, thực phẩm bị vứt đi trong quá trình phân huỷ cũng phát thải ra khí metan [CH4]. Càng nhiều thực phẩm bị vứt đi đồng nghĩa với càng nhiều khí nhà kính bị thải ra môi trường.

Lãng phí thực phẩm = Lãng phí nước sử dụng để sản xuất, vận chuyển, phân phối, tiêu thụ thực phẩm. Việc vứt bỏ đi thức ăn có nghĩa là ta đang lãng phí một lượng lớn nước ngọt nhất là đối với các loại thịt động vật.

Trong khi nước sạch đang bị lãng phí quá nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm và do thói quen lãng phí thức ăn thì thế giới hiện có 663 triệu người không được tiếp cận với nước sạch.

Lãng phí thực phẩm đặc biệt xảy ra nhiều ở những nước phát triển khi mà tiêu chuẩn lựa chọn thực phẩm khắt khe. Ví dụ như hoa quả, ngoài chất lượng họ cũng lựa chọn kỹ về mặt hình thức, những quả hơi xấu mã một chút sẽ bị vứt đi trong khi chúng hoàn toàn vẫn tươi ngon đủ giá trị dinh dưỡng.

Ở Việt Nam, tình trạng lãng phí thực phẩm cũng phổ biến ở các hệ thống siêu thị lớn và còn phổ biến hơn tại các hộ gia đình khi mà người Việt đánh đồng tâm lý thừa mứa với sự chu đáo. Lễ tết hiếu hỉ phải mâm cao cỗ đầy, khách đến nhà phải nấu cho thật nhiều món không thì người ta chê mình ti tiện ki bo, đi ăn bufet cũng phái chất cho đầy đĩa dẫn đến kết cục đồ ăn bị vứt đi quá nhiều. Nhiều gia đình sành ăn kỹ tính, thậm chí đồ ăn thừa bữa này còn đổ đi luôn không giữ lại cho bữa sau.

Chúng ta nghĩ, tôi có tiền tôi lãng phí thì tôi chịu, ảnh hưởng đến ai, nhưng thật ra việc lãng phí đó không chỉ ảnh hưởng đến túi tiền của chúng ta mà thiên nhiên môi trường xã hội cũng phải trả một cái giá đắt ngoài sức ta có thể tưởng tượng được.

Vì vậy, chúng ta nên học cách bảo quản đồ ăn tốt để giữ sự tươi ngon, lên kế hoạch bữa ăn để tránh nấu thừa, hạn chế ăn thịt bằng và có thể cân nhắc ăn chay [1-2 bữa 1 tuần, hoặc cách ngày hoặc ăn chay trường], mua đồ organic, mua hoa quả rau củ theo mùa, ưu tiên mua những loại thực phẩm địa phương thay vì nhập khẩu để hạn chế tác động xấu tới môi trường.

Lãng phí thực phẩm = Lãng phí nước.Ảnh: Google Image
  • 4. Phương tiện giao thông [transportation]

Giá xăng dầu tăng do nguồn dầu mỏ đang bị khai thác ngày một cạn kiệt khiên cho ngành công nghiệp ô tô xe máy, vốn đang bị cho là ít có tính bền vững. Cộng thêm việc khí thải CO2 từ xe máy, ô tô cũng làm ô nhiễm nguồn không khí.

Các quốc gia phát triển trên thế giới, để hạn chế phuơng tiện cá nhân, thì họ phải thay đổi cả thệ thống giao thông ưu tiên phát triển giao thông công cộng như tàu điện ngầm, xe bus, xe đạp công cộng song song với thiết kế và vận hành hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng sao cho thuận tiện nhất cho người tham gia giao thông công cộng. Mục tiêu là để giảm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và giảm lượng khí thải carbon.

Tại Pháp, Hà Lan, Đức, Úc, Trung Quốc đã có hệ thống xe đạp công cộng với hàng ngàn xe đạp rất tiện dụng cho người dân. Đây là hệ thống được sử dụng trong thành phố, các trạm xe có nhiều xe đạp với dụng cụ khóa xe, nhận dạng xe qua tần số vô tuyến cùng thiết bị giám sát, truyền tin tương ứng. Các trạm xe thường được đặt gần khu dân cư, khu văn phòng, gần trường đại học, gần điểm du lịch hay bến xe buýt, giúp giải quyết vấn đề di chuyển từ nhà tới bến xe buýt/ ga tàu điện.

Xe đạp công cộng tại Melbourne, Úc Photo by Papier K Own work, CC BY-SA 3.0, //commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=19064913

So với ô tô, xe đạp tiết kiệm năng lượng hơn 50 lần. Xe đạp nhỏ gọn nên giảm áp lực tắc nghẽn, không thải ra khí CO2 và hoàn toàn không phát ra tiếng ồn. Và đạp xe đạp đặc biệt tốt cho sức khoẻ của chúng ta.

Ở Việt Nam, thật ra hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển, mặc dù muốn đi xe bus lắm nhưng số lượng tuyến còn hạn chế, xe bus không đúng giờ phải chờ đợi rất lâu nên xe máy và ô tô vẫn đang là phương tiện chủ yếu của người dân.

Cá nhân tôi, thi thoảng tôi cũng đi xe bus nếu tuyến xe bus tiện lợi so với địa điểm tôi muốn đến. Di chuyển lên sân bay tôi cũng hay chọn đi xe bus thay vì taxi mặc dù công ty tôi sẵn lòng trả tiền taxi cho nhân viên. Nếu đi đâu gần trong khoảng 4-5km thì tôi vẫn ưu tiên đi xe đạp và chỉ đi xe máy với quãng đường xa hơn. Tuy nhiên nhiều khi có việc gấp tôi vẫn phải dùng xe máy dù quãng đường gần. Không hề đơn giản để đi xe đạp 100{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0}, tôi chỉ đang cố gắng hết sức trong khả năng của mình, thôi thì tự nhủ được bao nhiêu hay bấy nhiêu vậy.

  • 5. Nguồn nước [water]

Trên thế giới có 663 triệu người không được tiếp cận với nước sạch, tương đương cứ 9 người trên thế giới thì có 1 người như vậy. Ở châu Phi và châu Á, phụ nữ và bé gái đi bộ trung bình khoảng 6 km để gánh nước với trọng lượng hơn 18 kg, tương đương 1 bình Lavie to thay vì được đi học hoặc vui chơi

Đến năm 2050, chỉ 30 năm nữa thôi, dự đoán là có đến 70{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} dân số sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nước và nước không sạch. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều dịch bệnh và nhiều hệ luỵ đến nền kinh tế, y tế, lương thực

Một thực tế mà chúng ta ít ai để ý đó là trên trái đất có rất nhiều nước nhưng 97{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} là nước mặn, chỉ có 3{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} là nước ngọt. Trong đó hơn 2/3 là tồn tại ở dạng băng và nằm sâu trong lòng đất, chỉ có 1/3 trong lượng nước ngọt ít ỏi đo là có thể sử dụng được.

Đến năm 2050, chỉ 30 năm nữa thôi, dự đoán là có đến 70{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} dân số sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nước Ảnh: Google Image

Ở Việt Nam, để có được nước sạch về tới từng hộ gia đình, không đơn giản chỉ là bơm nước từ dưới lòng đất lên, mà nó còn bao gồm cả một hệ thống xử lý nước nhiều công đoạn với chi phí hoá chất, điện, nhân lực, khấu hao, bảo dưỡng.

Nước được bơm lên từ tầng nước ngầm sâu 70-90m tại các trạm bơm bằng một hệ thống đường ống. Sau đó được khử sắt [Fe], cặn vôi [CaC03], mangan [Mg] tạp chất bằng khí 02 và Clo. Sau khi khử trùng, nước được bơm vào các bể chứa nước sạch rồi được phân phối qua các đường ống đến từng hộ gia đình.

Vậy đó, mặc dù nhìn thấy rất nhiều nước xung quanh, chúng ta thường đoan giản nghĩ rằng sẽ không bào giờ thiếu nước đâu, nhưng thực sự để có được một giọt nước sạch, rất nhiều chi phí và công sức đã phải bỏ ra và theo tôi lãng phí nước sạch là một tội ác.

Hoạt động sinh hoạt hàng ngày tốn nhiều nước nhất trong gia đình là xả toilet, máy giặt, tắm, rửa bát. Kèm theo đó là một loạt những sự đãng trí như quên không tắt vòi, nước bị rò rỉ mà không biết, đánh răng khi vòi nước vẫn chảy cũng là nguyên nhân gây tổn thất nguồn nước nghiêm trọng.

Lãng phí nước sạch là một tội ác Ảnh: Google Image

6. Rác thải [waste]

Dân số tăng, nhu cầu tài nguyên và năng lượng cũng tăng theo, dẫn đến quá trình sản xuất diễn ra liên tục để phục vụ đời sống con người. Rác sau khi thu gom phần lớn là sẽ bị đem đi chôn lấp.

Nhưng biết chôn vào đâu khi lượng rác càng ngày càng nhiều, và đất chôn càng ngày càng ít? Một phần trong số rác sẽ theo mưa, nước, thuỷ triều cuốn ra sông biển gây ô nhiễm đại dương và các loài động thực vật biển, đe doạ sinh thái biển nghiêm trọng.

Singapore có một hệ thống xử lý rác thải tuyệt vời. Là một đất nước vô cùng nhỏ bé, tương đương tỉnh Nghệ An, Singapore không còn chỗ để chứa rác nên họ đã xây dựng hệ thống 4 nhà máy đốt rác để xử lý đến 90{f88344b24f7a179476375b4b9782f0bbec7b4234dc7a8d5a44f63fbd8db062d0} lượng rác của cả nước.

Hệ thống này tân tiến đến mức khói phát ra từ các ống khói nhà máy không những không độc hại mà còn giúp thanh lọc không khí. Rác sau khi đốt sẽ thành tro, và lượng tro này cũng hoàn toàn sạch, người Singapore còn xây dựng được cả một hòn đảo từ tro. Nếu đặt chân lên hòn đảo Semakau, nếu không biết trước chúng ta khó đoán được đây là hòn đảo xây dựng từ tro rác.

Đảo Semakau, hòn đảo làm từ tro rác tại Singapore Ảnh: Google Image

Ở Việt Nam, rác thải là một vấn nạn mà chính phủ đang loay hoay chưa biết phải xử lý ra sao. Hiện tại rác vẫn đang bị chôn lấp ở 120 bãi. Tuy nhiên có đến 90 bãi là không hợp tiêu chuẩn vệ sinh, gây nguy hiểm cho người lao động sinh sống bằng nghề nhặt rác. Chôn lấp rác không đúng quy trình, gây ô nhiễm trầm trọng đến không khí, nguồn nước và chất lượng đất xung quanh khu chôn rác.

Thay vì giáo dục người dân phải vứt rác đúng chỗ mặc dù cũng cần thiết nhưng đã quá lỗi thời. Bây giờ, cần phải giáo dục người dân phải sống bền vững hơn bằng cách hạn chế không thải ra rác để không bổ sung thêm rác vào những bãi chôn lấp đó nữa.

Nếu bạn có nghe đến Zero Waste [Không rác thải] thì đây chính là nó, có nghĩa là không xả ra những loại rác không tái chế và khó phân huỷ như nilon, nhựa, và khuyến khích tái chế và tái sử dụng đồ đạc vật dụng thay vì mua mới.

Nguyên tắc cơ bản của Zero Waste là 3R: Reduce Reuse Recycle [Tiết giảm Tái sử dụng Tái chế]

  • Reduce [Tiết giảm]: Hạn chếsử dụng nguồn tài nguyên, nếu sử dụng thì phải sử dụng một cách hiệu quả nhất và thải ra lượng chất thải thấp nhất.
  • Resue [Tái sử dụng]: Tận dụng đối đa nguồn tài nguyên cho đến khi không còn sử dụng được nữa.
  • Recycle [Tái chế]: Sáng tạo ra nguồn tài nguyên mới từ nguồn tài nguyên cũ.

Nguồn tài nguyên ở đây có thể hiểu rộng là năng lượng điện, nước, rác thải, giấy, gỗ, kim loại,vật dụng gia đình, quần áo

Bộ sản phẩm Zero Waste bao gồm những vật dụng có thể tái sử dụng Ảnh: Google Image

Bài viết này không yêu cầu bạn phải gồng mình lên sống thiếu thốn, kham khổ để bảo vệ trái đất, mà chỉ đơn giản là khuyến khích bạn hãy ý thức được những vấn nạn trên, tự giáo dục bản thân, tự tìm hiểu thêm về những kiến thức phổ cập mà ai cũng nên biết về môi trường, để từ đó tự chọn ra cho mình một lối sống cân bằng lành mạnh sao cho mình vừa thoải mái hạnh phúc vừa làm cho môi trường tươi đẹp.

Như đã nói phía trên, tôi nghĩ rằng chúng ta không nhất thiết phải làm những việc quá to lớn ngoài tầm với, chỉ cần thực hành một vài hành động nhỏ, mỗi ngày một chút, tắt bớt 1 bóng điện, tiết kiệm một ít nước, một tuần thử đi xe bus một ngày đi làm, gọi món vừa phải không để thừa mứa đồ ăn, chọn quán cafe nơi mà họ dùng cốc thuỷ tinh thay vì cốc nhựa [thay vì chọn Highland Coffee hay Paris Gateaux vì họ luôn luôn dùng cốc/ ống hút nhựa hãy chọn Tiệm trà Bốn mùa bạn sẽ được giảm giá khi mang cốc và ống hút của mình vậy đã là bạn đang sống xanh rồi.

Hãy theo dõi blog Summer Days để đọc thêm nhiều những bài viết cùng chủ đề này với nhiều mẹo vặt trong cuộc sống để bảo vệ môi trường bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề