Loớp da ngoài bị bong tróc là triệu chứng gì

Mỗi ngày, tay chịu trách nhiệm cầm nắm, tiếp xúc với nhiều vật thể, môi trường khác nhau. Điều này dễ dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ cho đôi tay. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

1.Tác động từ môi trường

Tiếp xúc với hóa chất

Phần lớn các loại nước rửa tay, dầu gội đầu, nước rửa chén,…chúng ta sử dụng thường ngày chứa lượng chất tẩy rửa cao. Tiếp xúc thường xuyên với những chất này sẽ phá hoại sự bền vững của tế bào da. Lớp sừng của da bị bong tróc vì sức tẩy của hóa chất. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến lớp da non chưa phát triển đầy đủ để tiếp xúc với môi trường ngoài. Vì thế tình trạng tróc da tay thường xuyên xảy ra.

Rửa tay quá nhiều

Rửa tay là việc cần thiết để giữ gìn vệ sinh và an toàn sức khỏe nhưng rửa tay quá nhiều cũng gây tổn thương cho da. Lực ma sát của hai tay khi rửa làm bào mòn lớp da ngoài cùng của tay. Cùng với đó, nước rửa tay có nhiều hóa chất cũng sẽ làm lớp da mau tróc hơn vì da tay mất đi độ ẩm tự nhiên. Để giữ tay luôn sạch nhưng không bị bong da bạn nên rửa tay khi cần thiết, dùng sản phẩm rửa tay có thành phần tự nhiên dịu nhẹ.

Cháy nắng

Vết cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc tiếp với nắng gắt. Lúc này, da bị đỏ và có thể bong ra như bị phỏng. Tình trạng da cháy nắng làm da trở nên nhạy cảm, bong tróc và dễ tổn thương. Bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên, che chắn cẩn thận cho đôi tay khi đi nắng. Nếu bị cháy nắng, bạn nên thoa dưỡng ẩm và đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Rửa tay quá nhiều, dùng mỹ phẩm không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng tróc da tay. Đồ họa: Ánh Nhiên

Thời tiết bất thường

Vào mùa đông, thời tiết lạnh có thể tạo cảm giác thích thú nhưng sự hanh khô của mùa lạnh sẽ làm da tay dễ bị bong tróc hơn bình thường. Bạn nên tăng cường độ ẩm cho da tay nhiều hơn vào mùa đông, chú ý thành phần trong sản phẩm dưỡng ẩm để tránh da tay bị kích ứng.

Mút ngón tay

Nguyên nhân này xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ con thường mút đầu ngón tay nên da đầu ngón tay của trẻ thường bị tróc, thậm chí là lỡ loét nếu không được phụ huynh ngăn chặn.

2. Bong tróc da tay có liên quan đến một số bệnh da liễu

Dị ứng

Da ngón tay bị bong tróc khi bạn tiếp xúc với những vật chứa chất gây dị ứng. Một ví dụ cụ thể là khi bạn dùng trang sức kém chất lượng, niken từ loại trang sức này sẽ làm da bị mẩn đỏ dẫn đến bong tróc.

Thiếu vitamin B3 hoặc nhiễm độc vitamin A

Lạm dụng quá nhiều một loại vitamin hoặc bổ sung quá ít một loại vitamin trong chế độ ăn uống cũng sẽ gây ra tình trạng tróc da tay. Pellagra là tình trạng thiếu vitamin B3[hay còn gọi là niacin] trong chế độ ăn. Việc này là nguyên nhân của bệnh viêm da. Ngoài ra, khi bạn bổ sung quá nhiều vitamin A, nó cũng khiến da tay bị kích ứng và nứt móng tay. Bạn nên cân bằng hai loại vitamin này trong chế độ ăn uống để hạn chế tối đa bệnh viêm da. Khi tình trạng viêm da, tróc da tay kéo dài thì bạn nên tìm đến bác sĩ.

Một số căn bệnh da liễu

Tróc da tay là biểu hiện của một số bệnh da liễu như: Chàm tay, bệnh vẩy nến, tiêu sừng tẩy tế bào chết, bệnh Kawasaki. Những căn bệnh này đều có biểu hiện chung là bong, tróc da tay. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra liệu pháp chữa trị tốt nhất để tránh da tay bị tổn thương nặng nề và gây mất thẩm mỹ của tay.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tróc da tay. Để có thể bảo vệ đôi tay được mịn màng bạn nên cân nhắc các loại mỹ phẩm đang dùng, sử dụng bao tay khi phải tiếp xúc chất tẩy rửa mạnh, che chắn kĩ càng khi ra nắng… Nếu tình trạng tróc da tay diễn ra trong thời gian dài, có hiện tượng lỡ loét bạn nên tìm đến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Tổn thương da do nhiều nguyên nhân, thường lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn có không ít tổn thương mạn tính, điều trị khó, thậm chí phát triển thành ung thư da. Vậy những nguyên nhân khiến da bị tổn thương là gì? Những nguy cơ tiềm ẩn nào người bệnh dễ bỏ sót?

Da bị tổn thương là gì?

Da bị tổn thương là phần da khác với vùng da xung quanh. Tổn thương có thể là kết quả của chấn thương, cháy nắng, viêm da tiếp xúc hoặc biểu hiện của nhiễm trùng, bệnh tự miễn, di truyền. Mặc dù hầu hết các tổn thương da đều lành tính và vô hại nhưng 1 số có thể phát triển thành ung thư da.

Da là cơ quan có diện tích lớn nhất cơ thể. [1]

  1. Lớp ngoài cùng, được gọi là lớp biểu bì hay thượng bì, bảo vệ cơ thể khỏi bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh siêu nhỏ như vi khuẩn, virus, giúp tránh bị chấn thương và mất nước.
  2. Lớp trong cùng, được gọi là lớp hạ bì, chứa mạch máu, các tuyến, và thần kinh để cảm giác được nhiệt độ, sờ nắn, và đau.
  3. Bên dưới lớp hạ bì, là một lớp mô dưới da chứa mô mỡ và mô liên kết để làm một lớp đệm cho cơ thể, duy trì nhiệt độ cơ thể và chứa năng lượng.

Tóc, móng, tuyến mồ hôi dưới da tất cả đều gắn kết với da. Các cấu trúc này được gắn vào ở vị trí đặc biệt là lớp bì, nằm giữa lớp biểu bì và lớp hạ bì.

Các dạng tổn thương da thường gặp

Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể. Vì vậy, những tổn thương ở cơ quan này thường đa dạng, có kích thước và nguyên nhân khác nhau. Từ những tổn thương trên da, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các tổn thương da thường gặp gồm:

1. Tổn thương dạng dát

Dát là dạng tổn thương phẳng, không sờ thấy được, đường kính dưới 10mm. Dát thuộc dạng thay đổi sắc tố, không nổi lên hoặc lõm xuống so với bề mặt da. Tổn thương dạng dát thường thấy: tàn nhang, nốt ruồi phẳng, hình xăm,…

2. Dạng sẩn/sần

Sẩn là những tổn thương nhô cao, đường kính dưới 10mm, sờ thấy được. Các tổn thương dạng sẩn gồm: mụn cóc, vết côn trùng cắn, dày sừng tiết bã, mụn trứng cá,…

3. Dạng mảng

Mảng là những tổn thương có thể sờ thấy, đường kính lớn hơn 10mm, nhô lên hoặc lõm xuống so với bề mặt da. Tổn thương dạng mảng thường thấy là bệnh vảy nến,…

4. Nốt sần

Nốt sần là những sẩn cứng hoặc tổn thương lan rộng vào lớp hạ bì, mô dưới da. Thường gặp như: u nang, u mỡ, u xơ.

5. Mụn [nước, bọc, mủ,….]

Mụn nước là những tổn thương dạng nước trong, nhỏ, nhô cao, chứa đầy dịch, đường kính dưới 10mm. Mụn nước là đặc điểm của nhiễm trùng herpes, viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính, 1 số rối loạn phồng rộp tự miễn.

Mụn mủ thường gặp ở các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm nang lông, có thể phát sinh trong một số rối loạn viêm.

6. Bóng nước

Bóng nước là những mụn nước trong suốt, chứa đầy chất lỏng, đường kính lớn hơn 10mm. Bóng nước có thể hình thành do bỏng, vết côn trùng cắn, viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc phản ứng thuốc.

7. Vảy

Vảy là sự tích tụ của biểu mô sừng dày lên [lớp ngoài cùng của da, gồm các tế bào da chết] khiến da trở nên khô, bong tróc. Thường gặp ở bệnh vảy nến, viêm da tiết bã, nhiễm nấm.

8. Sẩn phù/Mề đay

Mề đay [sẩn mề đay hoặc phát ban] đặc trưng bởi các tổn thương nổi lên do phù nề cục bộ, màu đỏ, ngứa. Phát ban là biểu hiện phổ biến của quá mẫn cảm với thuốc, vết đốt. Ngoài ra, các kích thích vật lý như: nhiệt độ, áp suất, ánh sáng mặt trời cũng có thể gây mề đay nhưng rất hiếm. Quá trình lành thương kéo dài dưới 24 giờ.

9. Trợt

Trợt là những vùng da hở do mất 1 phần hoặc toàn bộ lớp biểu bì. Trợt có thể do chấn thương, bệnh viêm hoặc nhiễm trùng da khác nhau.

10. Loét

Loét là kết quả của việc tổn thương mất da đi qua lớp biểu bì đến lớp bì hoặc ít nhất 1 phần của lớp hạ bì. Các nguyên nhân gồm: viêm da ứ đọng tĩnh mạch, chấn thương, loét do tì đè hoặc động mạch ngoại biên, nhiễm trùng,…

11. Sẹo

Sẹo là vùng xơ hóa thay thế da bình thường sau chấn thương [lớp biểu bì bị thay thế bằng mô xơ]. Một số vết sẹo trở nên phì đại hoặc dày và nhô lên. Sẹo lồi là những vết sẹo phì đại vượt ra ngoài mép vết thương ban đầu.

12. Xuất huyết

Xuất huyết là hiện tượng hồng cầu, huyết tương thoát ra khỏi mạch máu đi vào trong da. Tổn thương này do những bất thường ở tiểu cầu [giảm hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu], viêm mạch, nhiễm trùng.

13. Teo da

Teo da là tình trạng da mỏng, khô và nhăn. Chứng teo da có thể do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lão hóa và 1 số bệnh viêm, ung thư da. Teo da cũng là kết quả của việc sử dụng corticosteroid tại chỗ mạnh trong thời gian dài.

Vảy nến – 1 lại tổn thương mạn tính thường gặp.

Nguyên nhân gây tổn thương da

Tổn thương da có thể do vi sinh vật, bệnh tự miễn, cơ địa dị ứng… Mỗi nguyên nhân sẽ cho những biểu hiện và phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tổn thương da thường gặp: [2]

1. Chàm

Chàm là bệnh về da rất phổ biến, gây ngứa, đỏ, khô và kích ứng. Đây là bệnh viêm da, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường không gây đau. Một số loại chàm, chẳng hạn như viêm da tiếp xúc, gây cảm giác nóng rát và khó chịu. Các triệu chứng gồm:

  • Da khô, ngứa.
  • Phát ban.
  • Vết sưng trên da.
  • Các mảng da sần sùi.
  • Da bong tróc, sưng tấy.

2. Vảy nến

Vảy nến là một dạng rối loạn khiến các tế bào sừng bị kích thích, nhân lên nhanh gấp 10 lần so với bình thường. Vảy nến có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp ở: khuỷu tay, đầu gối, mặt, bên trong miệng, da đầu, lòng bàn tay, chân,…

3. Bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là tổn thương do mất tế bào sắc tố, làm cho vùng da sáng hơn màu da bình thường hoặc chuyển sang màu trắng. Các vùng da bị mất sắc tố gọi là dát nếu rộng dưới 10mm hoặc mảng nếu lớn hơn 10mm.

Trường hợp bị bạch biến trên da đầu, tóc có thể chuyển sang màu trắng hoặc bạc. Bạch biến xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào hắc tố.

4. Ung thư da

Ung thư da liên quan đến sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong mô da. Bệnh có thể lan sang các mô hoặc những khu vực khác trong cơ thể nếu không được phát hiện sớm. Nguyên nhân chính gây ung thư da do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời.

Tia UV tác động đến DNA trong da, khiến các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát. Những tế bào bất thường này nhanh chóng phân chia tạo thành 1 khối tế bào ung thư.

5. Herpes simplex

Virus Herpes simplex [HSV] là một loại virus thích da và thần kinh, bệnh gây nhiễm trùng tái phát, ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Ngoài ra, bệnh còn gây các biến chứng nhiễm trùng nặng: viêm não, viêm màng não, herpes sơ sinh. Nhiễm trùng ngoài da làm xuất hiện các bọng nước nhỏ, đau trên nền ban đỏ.

6. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa [hay chàm tổ đỉa] là 1 loại chàm khá phổ biến ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bệnh làm xuất hiện những mụn nước nhỏ có chứa dịch ở các ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và bàn chân. Các mụn nước gây ngứa dữ dội, đau nhức, có xu hướng vỡ ra khi gãi, cào.

7. Dày sừng tiết bã

Dày sừng tiết bã là dạng tăng sinh da không phải ung thư, thường gặp ở người lớn tuổi, có kích thước khác nhau và phát triển chậm. Dày sừng có thể tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu, đen. Bề mặt sần sùi, nhám.

8. Chốc lở

Chốc lở là dạng nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn Streptococci, tụ cầu Staphylococci hoặc cả hai gây ra. Vùng da nhiễm trùng sẽ xuất hiện bóng nước, rộp đỏ, khi vỡ tạo thành vết loét.

9. Ghẻ

Ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Bệnh gây ngứa dữ dội. Ghẻ là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc gần giữa người với người.

10. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị dị ứng hoặc kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Có 2 loại viêm da tiếp xúc: viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

11. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là tình trạng da khô, ngứa, viêm, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ và có liên quan đến yếu tố di truyền [gen]. Các triệu chứng thường thấy như:

  • Da khô, nứt nẻ.
  • Ngứa.
  • Phát ban trên vùng da sưng tấy.
  • Xuất hiện vết sưng nhỏ, nổi lên trên da, màu nâu hoặc đen.
  • Chảy nước và đóng vảy.
  • trong gia đình có người bị viêm da cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng…

12. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là dạng tổn thương da do sự tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại ở các lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là tuổi dậy thì. Mụn trứng cá thường mọc ở: mặt, trán, ngực,…

13. Ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất vitamin D. Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng có thể gây tổn thương da. Những tổn thương thường thấy như: cháy nắng, lão hóa da, dày sừng ánh sáng, ung thư da, thậm chí làm trầm trọng thêm các bệnh về da.

14.Ô nhiễm không khí

Phạm vi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên da khá rộng, có thể gây mất nước, phá vỡ hệ vi sinh vật, tổn thương hàng rào bảo vệ da, từ đó dẫn đến lão hóa sớm, thậm chí ung thư da. Ngoài ra, ô nhiễm không khí có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng tổn thương da như: mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc, mề đay do bụi, chàm và bệnh vẩy nến.

15. Rượu bia

Rượu bia không cung cấp nước cho cơ thể. Ngược lại, uống rượu bia dẫn đến mất nước. Khi cơ thể không có đủ nước, làn da sẽ trở nên khô, nứt nẻ và bong vảy. Bên cạnh đó, rượu bia làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến các vết trầy xước hoặc vết thương trên da lâu lành, thậm chí mức độ nhiễm trùng cao hơn.

16. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến việc duy trì 1 làn da khỏe mạnh. Tiêu thụ quá nhiều chất béo, đường tinh luyện, thức ăn chế biến sẵn là những nguyên nhân làm ảnh hưởng tiêu cực đến làn da.

17. Hóa chất mỹ phẩm

Tổn thương da do tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm là tình trạng cơ thể dị ứng với nguyên liệu làm ra hóa mỹ phẩm, nhất là hương liệu [chất tạo mùi thơm]. Các triệu chứng thường thấy: nóng rát, đỏ, ngứa, khó chịu. Nặng hơn có thể gây phù nề mi mắt, viêm kết mạc làm bệnh nhân đau đớn.

Nếu thấy các dấu hiệu bất thường trên da, nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm.

Da bị tổn thương có nguy hiểm không?

Không! Tổn thương da có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Một số tổn thương bẩm sinh như vết bớt, nốt ruồi,… thường không đe dọa đến sức khỏe. Tổn thương da như vảy nến có nguy cơ tái phát suốt đời [vảy nến là một bệnh mạn tính của chuyên khoa da liễu, cần theo dõi việc trị liệu thường xuyên mới kiểm soát được bệnh].

Những tổn thương da được xác định ác tính, chẳng hạn như ung thư da, việc phát hiện sớm sẽ mang lại kết quả điều trị tốt, cơ hội chữa khỏi cao. Trường hợp khối u ác tính lan sang hạch bạch huyết, tỷ lệ chữa khỏi khá thấp. Do đó, nếu thấy các dấu hiệu bất thường trên da, nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm. [3]

Những lưu ý khi bị tổn thương da

Tổn thương da thường xuất phát từ nhiều yếu tố. Nếu tổn thương lâu ngày không khỏi hoặc xuất hiện những bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện để kịp thời điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Không dùng những loại dung dịch hay điều trị theo các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng, vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, nhất là kháng sinh, thuốc chống viêm steroid.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: hạn chế rượu bia, chất kích thích, tăng cường rau xanh và trái cây, luyện tập thể dục thể thao,…
  • Chăm sóc những tổn thương trên da theo chỉ định của bác sĩ.

Làm thế nào để hồi phục da bị tổn thương?

Với những tổn thương lành tính, có thể tham khảo những cách sau đây để hồi phục da: [4]

  • Thoa gel lô hội [nha đam]: lô hội giúp làm dịu vùng da kích ứng, bỏng rát, thậm chí được sử dụng cho các tổn thương da do mụn trứng cá.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da giàu chất chống oxy hóa: vitamin C, vitamin E và vitamin A rất tốt cho da vì đặc tính tái tạo, có thể làm sáng da, giảm thiểu các đốm đen. Ngoài ra, có thể bổ sung chất chống oxy hóa bằng cách ăn rau xanh, trái cây,…
  • Cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày. Thiếu nước có thể khiến da căng, khô, nứt nẻ, xỉn màu.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: giúp da mềm mại.
  • Hạn chế sử dụng: thuốc lá, đường tinh luyện, rượu bia, chất kích thích,…
  • Tái khám và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những tổn thương ác tính, gây đau, khó chịu, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu vùng da xuất hiện những dấu hiệu sau đây, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ:

  • Tổn thương gây đau hoặc khó chịu.
  • Tổn thương thay đổi kích thước, hình dạng hoặc màu sắc.
  • Vết thương hở, không lành.
    TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích đang kiểm tra tình trạng da của người bệnh.

Chẩn đoán tình trạng da bị tổn thương

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng da bị tổn thương, gồm kích thước, hình dạng, độ sâu, màu sắc thông qua khám lâm sàng bằng mắt, đèn wood, kính lúp hoặc công cụ khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lịch sử y tế, tình trạng dị ứng, loại thuốc hiện tại đang sử dụng, bệnh mạn tính hoặc tiền sử gia đình.

Để xác định chính xác tổn thương da gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định 1 số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm dị ứng.
  • xét nghiệm miễn dịch
  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp X-quang hoặc CT.
  • Siêu âm da hoặc siêu âm mạch máu.
  • Sinh thiết.

Ngoài ra, các bác sĩ sử dụng thang điểm Fitzpatrick để phân loại các tông màu da khác nhau dựa trên mức độ da dễ bị bỏng hoặc sạm khi tiếp xúc với tia cực tím và do đó ảnh hưởng đến lượng melanin – hắc sắc tố được tạo ra bởi một tế bào đặc biệt trong da. Các tông da này được sử dụng như một thước đo khách quan về màu da.

Trắng nhạt Trắng đến màu be Màu be Nâu nhạt Nâu Nâu đen hoặc đen Luôn bị bỏng nắng

Không bị nám da do nắng

Dễ bị bỏng nắng

Nám da do nắng ít

Bỏng da mức trung bình;

Đôi khi bị nám da do nắng

Bỏng da ít;

Dễ bị nám da do nắng

Hiếm khi bỏng nắng;

Nám do nắng đến màu đen nâu

Không bao giờ bỏng nắng;

Nám nắng đến màu đen

Phương pháp điều trị tổn thương da

Để điều trị tổn thương da, bác sĩ sẽ căn cứ vào loại tổn thương mà người bệnh gặp phải. 1 số tổn thương lành tính có thể không cần điều trị nhưng nên được bác sĩ tư vấn.

  • Các tổn thương da lành tính có thể điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi, chẳng hạn như: kem dưỡng da, retinoids, corticosteroid hoặc kỹ thuật laser, liệu pháp áp lạnh, liệu pháp quang hóa hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
  • Các tổn thương da ác tính có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ. Sau đó xạ trị, hóa trị hoặc sử dụng các phương pháp điều trị sinh học như liệu pháp miễn dịch.
  • Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng tổn thương da

Không thể ngăn tất cả các tổn thương da lành tính, tuy nhiên, có thể ngừa bệnh bằng cách:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Cẩn thận khi tập thể dục hoặc vận động nhằm ngừa chấn thương.
  • Tránh các chất gây dị ứng.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Để ngăn các tổn thương da ác tính, như ung thư da, người bệnh có thể:

  • Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tránh sử dụng giường tắm nắng.

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu về bệnh da liễu và thẩm mỹ da. Ngoài ra, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da còn được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu – Mỹ giúp người bệnh cải thiện các vấn đề về liên quan đến các bệnh về da.

Tổn thương da có thể lành hoặc ác tính, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tổn thương da lành tính có thể tự khỏi hoặc điều trị bằng những phương pháp đơn giản. Song, những tổn thương ác tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bài viết trên đã cung cấp những nguyên nhân khiến da bị tổn thương và nguy cơ tiềm ẩn. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp mọi người nhận biết được những thay đổi ở da.

Chủ Đề