Loved an attachment là gì

If you aren’t in love right now, I sincerely hope that you will find your soul mate and build a magnificent relationship with that person. Until then, why not work on becoming a better and more loving version of yourself? As the saying goes “Like attracts like”. If that’s the case, it’s wise to become the person that you wish to attract!

Thật không may, hầu hết mọi người đều có xu hướng liên kết cụm từ tâm linh này với thứ cảm xúc lạnh lùng vô cảm. Nhưng “không bám chấm/non-attachment” lại thể hiện một sự thật trái ngược: nó cho phép chúng ta sống trong thế giới này một cách trọn vẹn, không bị ràng buộc bởi con người, sự vật hay suy nghĩ – là nguồn gốc tạo ra mọi đau khổ.

Như đức Dalai Lama đã từng nói:

Bám chấp là nguồn cơn; gốc rễ của đau khổ; do đó nó là nguyên nhân của mọi khổ đau.

Nhưng không đồng nghĩa với việc chúng ta phải bán đi tất cả những gì mình sở hữu và trở thành tăng ni để thực hành sự không bám chấp; chúng ta chỉ cần hiểu được tầm quan trọng của việc buông bỏ.

Không bám chấp hoặc giải thoát khỏi những dục vọng [ham muốn/desire] đã được nhắc đến trong nhiều tôn giáo như Đạo giáo [Taoism], Ấn độ giáo [Hinduism], Kỳ Na giáo [Jainism] và Bahá’í giáo [Bahá’í Faith/Tín ngưỡng Bahá’i], nhưng khái niệm này thường được liên kết nhiều nhất với Phật giáo [Buddhism].

Dưới đây là một vài quan điểm từ các Tôn giáo và truyền thống tâm linh lớn về không bám chấp:

Gốc rễ của đau khổ là sự bám chấp.

– Đức Phật [Phật giáo]

Khi chúng ta không bám chấp, thì chúng ta có thể hiểu được sự bí ấn kỳ diệu của vũ trụ; cách nó hoạt động dữ dội đồng thời với sự yên bình mãnh liệt, cách nó luôn luôn hoạt động đồng thời với sự nghỉ ngơi trong mọi thời điểm.

– Swami Vivekananda [Ấn độ giáo truyền thống/Hindu Tradition]

Hãy nhìn cách những cái cây cho phép loài chim được đậu và bay đi mà không mời chúng ở lại hoặc mong muốn chúng chẳng bao giờ rời đi. Nếu trái tim của bạn có thể như vậy, bạn sẽ đến gần hơn với CON ĐƯỜNG/WAY.

– Lời Thiền

Hãy hành động và không mong đợi.

– Lão Tử [Đạo giáo]

Người nào dính chấp với mọi thứ sẽ phải chịu nhiều đau khổ.

– Đạo Đức Kinh/Tao Te Ching

Buông bỏ/Detachment không phải là bạn không nên sở hữu gì mà là không nên có gì sở hữu bạn.

– Ali Ibn Abi Talib [Hồi giáo]

Không bám chấp là gì?/ What is Non-Attachment?

Không bám chấp/Non-Attachment không phải là một bức tường gạch lạnh lẽo hay vô cảm, thay vào đó, nó nói về việc học cách buông bỏ những suy nghĩ và cảm xúc tạo ra đau khổ. Một khi chúng ta có thể ngừng “bám chấp” vào những suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ được trải nghiệm một sự nhẹ nhõm to lớn, sự yên bình nội tại và cảm giác hạnh phúc tràn ngập.

Vậy làm thế nào để chúng ta buông bỏ được những suy nghĩ và cảm xúc của mình? – chúng ta phải học cách quan sát và tháo gỡ bản thân khỏi những suy nghĩ của mình thông qua các thực hành như: Nhận thức Chánh niệm [mindful awareness], Thiền định [Meditation] và Tự vấn [self-inquiry].

Khi chúng ta đơn giản có thể cho phép cuộc sống mở ra một cách tự nhiên mà không bị ràng buộc với kết quả, niềm tin, cảm giác hoặc những ý kiến [opinions], thì chúng ta sẽ trải nghiệm sự “không bám chấp” một cách thật sự. Hình dung quá trình buông bỏ này giống như một khối băng từ từ tan chảy thành một vũng nước. Nước – cũng giống như thực hành về “không bám chấp” – có thể chảy cùng trong dòng chảy cuộc sống một cách dễ dàng và yên bình, trong khi khối băng thì không. Mục tiêu của việc trở nên “không bám chấp” chính là việc trở nên giống như “nước”.

Về cơ bản, “không bám chấp” là buông bỏ tất cả mọi thứ, cả vật chất và phi vật chất – hoặc như tất cả những gì mà những bậc thầy tâm linh thường đề cập đến, đó là “Chết trước khi bạn chết”. Ban đầu, điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng “chết trước khi bạn chết” thực sự chỉ có nghĩa là buông bỏ tất cả những thứ ngăn cản bạn tìm thấy những gì là chân thực, vĩnh cửu, không thay đổi và mãi mãi là hiện tại.

Theo cách mà Eckhart Tolle từng nói;

Cái chết là tước bỏ đi tất cả những gì không phải là bạn. Bí mật của cuộc sống là chết trước khi bạn chết – để rồi nhận ra rằng “chẳng có cái chết nào cả”.

Bởi thế, “không bám chấp”, ở cấp độ sâu nhất là việc trở về với Bản chất thật hoặc một Một cái tôi cao hơn [higher-self] bằng cách nới lỏng sự kìm kẹp của tâm trí đối với những thứ bên trong và bên ngoài.

14 Lợi ích của “không bám chấp/non-attachment”

Khi chúng ta ngừng bám vào những hiện tượng bên trong và bên ngoài, toàn bộ mối quan hệ của chúng ta với cuộc sống sẽ được chuyển đổi. Đây là là những gì có thể [hoặc có thể không] xảy ra khi bạn học để thực hành chấp nhận và đầu hàng: 

  • Bạn sẽ ngừng bị điều khiển bởi cảm xúc, thay vào đó, bạn sẽ trở nên thích thú với chúng
  • Bạn sẽ không bị dính mắc vào kết quả/outcome, đồng nghĩa với việc bạn sẽ thoát khỏi sự sợ hãi, lo lắng và căng thẳng bên trong thường đeo bám dai dẳng cùng với những sự kỳ vọng.
  • Bạn sẽ tò mò, cởi mở và trở nên thoải mái hơn vì bạn không có ham muốn hay khao khát định trước.
  • Bạn sẽ bình yên và bớt căng thẳng hơn – đồng nghĩa rằng các mối quan hệ và tình cảm của bạn sẽ được cải thiện mạnh mẽ.
  • Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thanh thản vì bạn không đồng hóa mình với suy nghĩ và cảm xúc [thay vào đó, bạn trở thành một người quan sát ở vị thế chủ động]
  • Bạn sẽ kiên cường hơn khi đối mặt với mất mát và chết chóc vì bạn không gắn bó với mọi người và nhận ra rằng tất cả mọi thứ đều là phù du [ephemeral].
  • Bạn sẽ cảm thấy một sự tự do mở rộng vì bạn không còn là nô lệ của tâm trí.
  • Bạn có thể cảm nhận được sự trọn vẹn [wholeness] bởi bản không cần hay muốn gì đặc biệt. Bạn vui vẻ như cách bạn là – ở thời điểm hiện tại.
  • Bạn sẽ cảm thấy yêu thương bản thân và người khác nhiều hơn bởi bạn không bám chấp với những niềm tin và kỳ vọng về việc Bạn nên là gì và Người khác nên ra sao. Bạn sẽ cho bản thân và người khác cơ hội được tự do là mình mà không cần nhiều những phán xét.
  • Bạn sẽ trải nghiệm nhiều hơn những sự kiện ngẫu nhiên diễn ra trong cuộc đời nhưng lại có liên quan đến nhau một cách đầy ngoạn mục [synchronicity]
  • Bạn sẽ không còn “nghiện” việc mong muốn có được mọi thứ hay tìm kiếm để lấp đầy lỗ hổng bên trong mình bởi bạn mình đầy đủ và không bám chấp vào niềm tin rằng ai đó hoặc thứ gì đó sẽ giúp hoàn thiện bạn.
  • Bạn sẽ cảm thấy vững chắc và kết nối với cuộc sống hơn vì bạn không bị lạc trong những dính mắc dựa trên suy nghĩ – bạn sẽ thực sự hòa mình vào cuộc sống một cách đầy đủ hơn.
  • Tâm trí của bạn sẽ trở nên rõ ràng và bạn sẽ nhận thức được sự thật dễ dàng hơn.
  • Bạn sẽ cảm thấy biết ơn, sự yêu thương, lòng trắc ẩn và hạnh phúc thấm vào của sống của chính mình khi bản thận bạn đã từ bỏ nhu cầu theo đuổi hạnh phúc [thứ tạo ra bất hạnh].

Khi đặt sự Không chống cự [Non-resistance] + Không phán xét [non-judgment ] cùng với Không bám chấp [Non-Attachment] = bạn có một công thức cho sự bình an nội tại một cách hoàn toàn. Tại sao lại như vậy? Bởi, khi chúng ta ngừng chống lại cuộc sống, ngừng đánh giá mọi thứ là tốt/hay xấu thì tự nhiên chúng ta buông bỏ được rất nhiều sự tức giận, thù hận, sợ hãi và buồn bã.

Sai lầm của việc “bám chấp/Attaching to” vào “Không bám chấp/Non-Attachment”

Sau khi nghe về việc Không bám chấp, khuynh hướng của tâm trí là ngay lập tức bùng cháy và bắt đầu những cách để làm chủ được việc “đạt được” sự “không bám chấp”. Nhưng hãy cẩn thận! Ngay cả khi “ham muốn để không ham muốn” thì vẫn là ham muốn!

Toàn bộ quan điểm về “không bám chấp” sẽ bắt đầu chú ý đến những suy nghĩ của bạn. Điều gì chiếm giữ tâm trí của bạn cả ngày? Điều gì thúc đẩy bạn? Cách bạn đang dùng để tìm kiếm hạnh phúc từ thế giới bên ngoài thay vì thế giới bên trong?

“Không bám chấp” là một khái niệm giúp chúng ta khám phá những gì xảy ra bên trong chính mình, nhưng đồng thời nó có thể dễ dàng trở thành một “sự bám chấp khác”. Vì vậy, hãy lưu ý. Hãy cảnh giác khi cho phép sự “không bám chấp” trở thành một “chiến tích khác/trophy” mà bạn đang cố gắng thêm vào tủ tinh thần của mình bởi nó không hoạt động theo cách đó. Không thể thực hành “sự Không bám chấp thực sự” khi chúng ta lại bị dính chấp với mong muốn có được sự không bám chấp.

Làm thế nào để ngăn chặn sự dính chấp [phần lớn bị bỏ qua] này xảy ra ? Chúng ta sẽ sớm khám phá điều đó, nhưng trước tiên hãy khám phá 3 kiểu “bám chấp” thường thấy của con người.

3 kiểu Bám chấp thường thấy/3 Kinds of Attachment

Để chúng ta biến đổi và phát triển, điều cần thiết là khám phá ra những loại bám chấp mạnh nhất của chúng ta trong thế giới này. Trong hành trình của cá nhân tôi đến nay, tôi đã phát hiện ra “ba loại bám chấp chính”. Cái nào bạn cảm thấy liên quan tới mình nhiều nhất?

  1. Bám chấp vào vật chất/ Material Attachment

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà hiền triết và các bậc thầy tâm linh trên thế giới là những người lưu trú/ sojourners trong phần lớn cuộc đời của họ, có ít thức ăn hoặc tiền bạc, và chắc chắn không có đất đai hoặc tài sản để sở hữu. Mẫu hành vi của họ chỉ ra một sự thật cao hơn; rằng sở hữu vật chất là vô nghĩa và nhất thời. Bạn càng có nhiều vật chất, bạn sẽ càng phải mất chúng đi, và do đó, bạn sẽ càng lo lắng về việc mất tất cả.

Khi hạnh phúc và sự an toàn của ta nằm trong thế giới bên ngoài của đồ vật và vật chất, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. Bất cứ lúc nào nhà của chúng ta cũng có thể bị thiêu rụi, kho báu của ta có thể bị đánh cắp, tài khoản ngân hàng có thể bị hack, doanh nghiệp của ta gây dựng cũng có thể bị phá sản. Gắn bó với thế giới vật chất giống như xây dựng một pháo đài [fortress] trên một bãi cát chảy [shifting sands]: ngôi nhà của bạn chắc chắn sẽ sụp đổ và thậm chí lặp đi lặp lại từ lần này tới lần khác.

Nếu bạn đang “bám chấp vào vật chất”, bạn sẽ:

  • Thích thú với việc sở hữu một ngôi nhà hợp thời, chiếc xe hơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu và các mặt hàng khác cho thấy bạn giàu có và thành công thế nào.
  • Tìm kiếm sự “tự trọng” và hạnh phúc cho bản thân thông qua việc sở hữu vật chất [material possession]. Ví dụ: Bạn muốn sở hữu chiếc iPhone mới nhất bởi không có nó, bạn cảm thấy mình thật lỗi thời [và trông giống một kẻ thua cuộc].
  • Mơ ước được sống trong một ngôi nhà tốt hơn, có một căn bếp khang trang hơn, một hệ thống âm thành vòm đắt đỏ, căn nhà với hồ bơi lớn, một khu vườn xinh đẹp…và bạn có được nhiều niềm vui từ những giấc mơ này.
  • Mua sắm làm cho bạn phấn khích. Bạn thích việc được mang về nhà những túi xách chứa đầy những quần áo, phụ kiện, giày dép và các đồ vật khác.
  • Không thể chịu đựng được viễn cảnh mất tất cả tài sản của mình trong một thảm họa tự nhiên
  • Cảm thấy bạn không thể làm gì nếu thiếu đi một số vật phẩm xa xỉ.
  • Cảm thấy sự bảo đảm vật chất là điều cần thiết cho hạnh phúc của bạn – bạn muốn một số loại bồi hoàn/monetary reimbursement nếu bạn mất đi một cái gì đó [hoàn để mua lại tất cả].
  • Bạn muốn mọi thứ xung quanh bạn phải được bao phủ bởi đồ nội thất đẹp, cao cấp…bạn cho rằng chúng là điều không thể thiếu để nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của bạn.
  • Bạn cảm thấy khó chịu hoặc bực mình khi một thứ gì bạn muốn ngừng bán hoặc bán hết.
  1. Sự bám chấp cá nhân /Personal Attachment

Không giống như bám chấp cá nhân/personal-attachment, “không bám chấp” với một người/hay nhiều người nghĩa là cùng tồn tại với họ – mà không sử dụng họ như một phương tiện để kết thúc. Nói cách khác, không bám chấp vào cá nhân tức là – không cần bất kỳ ai chấp nhận hoặc xác nhận.

Thật không may, nhiều người trong chúng ta vô tình rơi vào cái bẫy của việc sử dụng người khác để tạo ra hạnh phúc của chúng ta. Đây còn được gọi là “tình yêu có điều kiện” vì một người mất đi giá trị của họ đối với chúng ta một khi họ không còn là nguồn an ủi trong cuộc sống của chúng ta nữa.

Mặt khác, một người khi đã phát triển sự “không bám chấp”, có được tình yêu, sự chấp nhận và xác nhận từ chính họ hơn là từ người khác, đây là lý do tại sao có những cách bám chấp khác nhau. Bởi thế, họ có thể yêu thương vô điều kiện với người khác – bất kể người đó đóng vai trò gì trong cuộc sống của họ.

Nếu bạn đấu tranh với sự bám chấp mang tính cá nhân, bạn sẽ: 

  • Tạo ra khoảng cách về mặt cảm xúc hoặc cắt đứt hoàn toàn một ai đó khỏi cuộc sống của bạn một khi họ trở nên có vấn đề hoặc không còn là nguồn giúp cho sự xác thực của cá nhân [ personal validation] bạn thêm nữa.
  • Cảm thấy lạc lõng và cô đơn khi không có sự hỗ trợ tích cực từ người thân.
  • Cảm thấy đau khổ trong nhiều năm sau khi một người ngừng yêu bạn.
  • Giữ mối hận thù và khó tha thứ cho những người đã làm tổn thương bạn.
  • Luôn yêu cầu sự gắn bó và bám víu – bạn cảm thấy khó khăn để mang đến cho những người thân yêu của mình sự tự do mà họ cần để phát triển bản thân [bạn cần sự chú ý liên tục của họ để cảm thấy yên tâm và thỏa mãn]
  • Sự thao túng – Bạn có thể tự hủy hoại bản thân một cách có chủ ý hoặc vô thức để có được sự chú ý, tình yêu và tình cảm của người khác.
  1. Sự bám chấp về Tư tưởng/Suy nghĩ [Thought Attachment]

Có lẽ sự bám chấp về suy nghĩ và tư tưởng là điều nguy hại nhất trong tất cả khi mà nó có thể phá hủy sự khỏe mạnh về thể chất, cảm xúc, tâm lý và mối quan hệ giữa các cá nhân chỉ trong chớp mắt.

Khi chúng ta bám chấp với một niềm tin, kỳ vọng, một khái niệm định sẵn hoặc ý tưởng – đặc biệt là khi những điều này lại tiêu cực hoặc có hại – chúng ta gần như đang đi bộ xung quanh với một khẩu súng đã được lên nòng. Cuối cùng, chúng ta tự bắn mình và những người khác với những “bám chấp trong suy nghĩ của chính chúng ta/our thought attachments”: nó thực sự là điều không thể tránh khỏi.

Khi chúng ta bám chấp với một ý nghĩ, chúng ta làm như vậy bởi chúng mang lại cho chúng ta sự thoải mái, sự biện minh cho bản ngã hoặc ý thức về trật tự và an toàn. Chẳng hạn, nhiều người trong số chúng ta sở hữu những bám chấp như: Tôi luôn luôn thích điều này. Tôi không bao giờ có thể thay đồi. Những người đó là một lũ ngu ngốc/côn đồ/kẻ trộm/kẻ nói dối…Tôi là đúng và tất cả họ đều sai. Cuộc sống của tôi nên thế này,______________. Nó sẽ luôn như vậy. Nó sẽ không bao giờ thay đổi.

Những người bám chấp với suy nghĩ của họ thường có xu hướng sử dụng ngôn ngữ cực đoan, loại bỏ tất cả các quan điểm và ý tưởng của người khác, tạo ra những căng thẳng tâm lý và cảm xúc, gây ra những tác hại với sự hạn chế về mặt nhận thức. Vốn từ vựng của họ thường bao gồm các từ và cụm từ như: Nên, đúng/sai, tốt/xấu, luôn luôn, không bao giờ; mãi mãi, đó là tất cả, tôi luôn luôn, họ luôn luôn, bạn không bao giờ, họ không bao giờ…etc.

Mặt khác, “không bám chấp” tức là “quan sát một ý nghĩ” nhưng không đồng nhất với nó và bởi thế không bị “dính chấp vào ý nghĩ đó”. Trải nghiệm này thường được phát triển bằng cách làm dịu tâm trí. Thiền định có thể được xem là một ví dụ điển hình nơi chúng ta học được bản chất thực sự của suy nghĩ; rằng tất các các ý nghĩ phát sinh một cách tự nhiên và chúng ta không kiểm soát suy nghĩ của mình. Bởi “chúng ta không kiểm soát suy nghĩ của chính mình” nên “chúng ta không phải là những suy nghĩ đó”, chúng ta là không gian đằng sau chúng [còn được gọi là Ý thức]. Và bởi thế, tại sao chúng ta lại cần nghiêm túc với chúng?

“Suy nghĩ không bám chấp” cho phép chúng ta được giải thoát khỏi những chu kỳ hạn hẹp của tâm trí nơi chúng ta bị mắc kẹt đến một nhận thức rộng mở và cởi mở hơn về thế giới.

Nếu bạn đang gặp vấn đề với sự bám chấp trong suy nghĩ, bạn sẽ:

  • Có xu hướng thử và cố gắng làm rõ tất cả mọi điều
  • Tin rằng ở các nền văn hóa hoặc các nhóm người nhất định đều giống nhau
  • Khá khó khăn và phán xét chính mình, và do đó khó tính và phán xét người khác
  • Dễ dàng rập khuôn người khác
  • Tin rằng “con người và hoàn cảnh” thường hoàn toàn tốt, hoàn toàn xấu, hoàn toàn đúng, hoàn toàn sai.
  • Có xu hướng nhìn thế giới bằng hai màu đen và trằng. Ví dụ: Một cái gì đó hoặc ai đó sẽ luôn như thế hoặc Không bao giờ làm thế.
  • Thường lạc lối trong suy nghĩ: Suy nghĩ của bạn dường như chiếm hữu bạn.
  • Cảm thấy bị kiểm soát bởi suy nghĩ của chính mình: Chúng có thể dễ dàng khiến bạn vô cùng buồn bã, cay đắng, giận dữ, hoặc ghen tuông…

Đừng cảm thấy mất tinh thần nếu bạn có thể liên quan đến một [hoặc tất cả] những hình thái “bám chấp” được kể trên. Tất cả chúng ta đều không hoàn hảo, tất cả chúng ta đều là con người và điều đó hoàn toàn ổn. Tuy nhiên, chỉ đơn giản việc nhận thức được những hình thái “bám chấp” này cũng sẽ giúp cung cấp cho chúng ta thêm 1cm không gian giữa Bản chất thật của ta và “những bám chấp sai lầm mà ta đang mang”.

Làm thế nào để không bị dính chấp với những suy nghĩ, cảm xúc, con người và hoàn cảnh

Không bám chấp thường là sản phẩm phụ từ những thực hành tâm linh như: Tự khám phá [Self-discovering]; Tự chấp nhận [Self-Acceptance] và Yêu thương bản thân [Self-Love]. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích để bắt đầu từ bỏ những thói quen, ham muốn và những mô hình suy nghĩ không thực sự có lợi cho sự phát triển nội tại nơi bạn:

  1. Ngừng tìm kiếm hạnh phúc trong những thứ bên ngoài

Khi chúng ta theo đuổi hạnh phúc bằng cách tin rằng một ai đó hoặc một cái gì đó bên ngoài [chúng ta] có thể khiến ta hạnh phúc – thì TA SẼ ĐAU KHỔ. Trên thực tế, mưu cầu hạnh phúc là “hình thái bám chấp lớn nhất” tồn tại trong xã hội con người. Thay vào đó, hãy cố gắng hướng sự chú ý của bạn vào bên trong. Lúc đầu, việc tìm kiếm hạnh phúc từ bên trong [sự phát triển nội tại/involution] có thể vô cùng khó khăn vì chúng ta “luôn được tạo điều kiện để kiếm tìm hạnh phúc trong Vật chất; thành tựu; danh hiệu hay con người”. Nhưng cùng với thực hành, bạn sẽ bắt đầu tìm thấy trung tâm yên bình trong bạn – chính là linh hồn của bạn. Hãy thường xuyên dành thời gian để một mình và tĩnh lặng với chính mình sẽ có thể giúp bạn điều chỉnh không gian bên trong này.

  1. Buông bỏ những thứ “NÊN/SHOULDs” và “PHẢI/MUSTs”

Làm thế nào để tiếp cận cuộc sống? Có phải những từ như “NÊN” và “PHẢI” đang chiếm phần lớn trong vốn từ vựng của bạn? Những kỳ vọng/expectations [vốn là những chấp niệm về mặt tinh thần/mental attachments] luôn được đặt trước bằng một trong hai từ này. Ví dụ: Anh ấy NÊN đẹp hơn; Tôi sẽ PHẢI đạt được điều nay nếu không tôi sẽ thất bại ngay lập tức. Chú ý đến việc sử dụng hai từ này và cách chúng phản ánh trong hành vi của bạn. Bạn có tin rằng một điều gì đó NÊN xảy ra hay ai đó PHẢI là một thứ gì đó nhất định? Buông nó ra. Bạn không thể thay đổi mọi người. Hãy để cuộc sống chảy theo cách vốn có mà không cần phải áp đặt những kỳ vọng vô ích lên nó.

  1. Thực hành Sự cho phép/Thừa nhận/Chấp nhận 

Chấp nhận là “thừa nhận cuộc sống” theo cách nó là. Cho phép những suy nghĩ của bạn. Cho phép những cảm xúc nơi bạn. Chấp nhận rằng mọi thứ không đi theo cách bạn mong đợi. Như Abraham Hicks từng nói “Nghệ thuật chấp nhận là nghệ thuật kiếm tìm sự liên kết của chính tôi, và bởi thế, sống trong niềm vui cho dù bất kể điều gì xảy ra xung quanh mình. Thông qua sự cho phép và chấp nhận cuộc sống diễn ra, bạn sẽ ngừng chống cự và đau khổ cũng sẽ chấm dứt.

  1. Kết bạn với sự không chắc chắn/ Make friends with uncertainty

Chúng ta kiểm soát, lên kế hoạch một cách ám ảnh và cố gắng dự đoán mọi thứ xuất phát từ nỗi sợ hãi thuần túy. Nhưng vấn đề là “chúng ta càng chống lại sự không chắc chắn, chúng ta càng trở nên hoang tưởng, lo lắng và căng thằng”. Khi chúng ta học cách nắm lấy sự không chắc chắn và cho phép cuộc sống mở ra như nó muốn, chúng ta không còn phải trải nghiệm sự sợ hãi thêm nữa – thay vào đó, chúng ta sẽ cảm thấy bình tĩnh, tò mò và cởi mở với mọi khả năng. Sự cởi mở này cho phép chúng ta tiếp nhận một thái độ vui tươi đối với cuộc sống bởi ta không còn bị giới hạn bởi sự sợ hãi những điều chưa biết. Đôi khi một sự thay đổi đơn giản trong suy nghĩ cũng có thể giúp bạn kết bạn với sự không chắc chắn thay vì chạy trốn khỏi nó. Chẳng hạn; thay vì sợ hãi “những gì sẽ đến ở lối rẽ tiếp theo” thì bạn sẽ bắt đầu ý thức rằng “những điều chưa biết có thể là một bất ngờ lớn đang chờ để xảy ra”.

  1. Học cách quan sát suy nghĩ và cảm xúc của bạn

Cách dễ dàng nhất để quan sát suy nghĩ và cảm xúc của bạn là thông qua thực hành thiền định hàng ngày. Tôi khuyên bạn nên thử dòng thiền Vipassana vì nó giúp bạn giữ được nền tảng vững chắc trong khi khám phá với trải nghiệm đầu tiên rằng – bạn không phải những suy nghĩ của bạn: suy nghĩ của bạn chỉ đơn giản là sự giao động tăng giảm của năng lượng, như những cơn sóng trong đại dương. Bạn càng kết hợp nhận thức tư duy [thought-awareness] vào cuộc sống của mình, bạn càng dễ dàng nhận thấy sự thật về sự không liên quan của nhiều dòng suy nghĩ; chúng chỉ có ý nghĩa khi bạn gán ý nghĩa cho chúng. Khi bạn “không đưa cho ý nghĩ sự quan trọng”, chúng sẽ không còn làm bạn đau thêm nữa.

  1. Nhận thức được sự “thoáng qua/transient ” trong mọi sự vật, hiện tượng

Hãy nhìn ra xung quanh và thử cố gắng chỉ ra một điều gì đó sẽ tồn tại mãi mãi. Ai hoặc cái gì có thể tồn tại mãi mãi? Thực tế là tất cả mọi thứ đều sẽ chết – không sớm thì muộn. Bằng cách nhắc nhở bản thân về thực tế này, bạn sẽ bắt đầu cuộc sống một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất có thể. Nhận thức được sự “ngắn hạn và thoáng qua” của cuộc sống là một thực tế không vui vẻ nhưng đồng thời cũng cho ta cơ hội để trải nghiệm niềm vui thực sự. Nếu mọi thứ kéo dài mãi mãi, cuộc sống sẽ trở nên thực nhàm chán! Cái chết giúp chúng ta biết trân trọng cuộc sống. Bởi thế, hãy biết trân trọng khi bạn đang có nó. Thêm nữa, hãy sử dụng sự thừa nhận này để thúc đẩy sự tìm kiếm của bạn hướng đến những điều không thay đổi, hay điều gì đó vĩnh cửu. Bắt đầu nhìn vào bên trong và bạn sẽ thấy ngạc nhiên đến mức tột cùng [thậm chí còn hơn thế nữa… ecstatic].

***

Không bám chấp và Buông bỏ, chấp nhận sự tồn tại song hành và cùng nhau kết nối [go hand in hand] – khi tất cả được nói và thực hiện, “không bám chấp” là một trong những chìa khóa để trải nghiệm một cách sống giác ngộ có nền tảng là “ở đây và bây giờ”, “sống động một cách điên cuồng và hoàn toàn tồn tại”. “Không bám chấp” không phải là trở thành một kẻ khờ dại, trống rỗng [husk-of-a-person], nó là việc sống với sự sống động, trong sáng và sự giản đơn của một Bậc thầy thực thụ.

Và kết lại, tôi muốn chuyển phần còn lại cho bạn: Bạn nghĩ gì về “Không bám chấp”? Về sự buông bỏ? Hay bạn có bất cứ lời khuyên hữu ích nào muốn chia sẻ với chúng tôi không?

Chủ Đề