Lý đổ chính khiến tổ chức Tân Việt Nam Cách mạng Đảng liên tục đổi tên

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Ngày 14 tháng 7 năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung kỳ như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên,... một số giáo viên như Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập... và một số nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai... đã lập ra Hội Phục Việt [còn được gọi là Đảng Phục Việt[1]] sau đổi tên thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1926 đổi thành Việt Nam Cách mệnh Đảng. Đến tháng 7 năm 1927 lại đổi thành Việt Nam Cách mệnh Đồng chí Hội. Hội đã nhiều lần họp bàn với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng thất bại. Ngày 14 tháng 7 năm 1928, Hội họp đại hội tại Huế quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mệnh Đảng.

Chủ trương của hội là lãnh đạo quần chúng trong nước, và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhằm "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái...". Lực lượng chủ yếu là các trí thức,thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Hội hoạt động chủ yếu ở phạm vi các tỉnh Trung kỳ.

Hoạt động của hội Phục Việt ở Trung và Bắc KỳSửa đổi

Năm 1928 Việt Nam Quốc dân Đảng cử Hoàng Văn Tùng liên lạc với Đảng Tân Việt trong khi Nguyễn Ngọc Sơn và Lê Văn Phúc thương thảo với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hầu tìm cách thống nhất tất cả các phần tử chống thực dân Pháp nhưng không đạt được sự đồng thuận nên ba nhóm này tiếp tục con đường riêng.[2]

Sang năm sau, 1929 thì Lê Văn Huân thuộc Đảng Tân Việt bị nhà chức trách Pháp bắt giam. Trong khi trong ngục, ông tuyệt thực rồi mổ bụng tự sát. Phó đảng trưởng là Lê Đình Kiên cũng bị bắt đến năm 1933 mới phóng thích.

Những nhân vật khác có chân trong Đảng là Nguyễn Hiệt Chi, Trần Hoành, Lê Đại,[3] Đào Duy Anh,[4] và Tôn Quang Phiệt, Hoàng trần Liễn. Tôn Quang Phiệt từng đóng góp nhiều bài luận đăng trên báo Nam Phong kêu gọi tuổi trẻ Việt đoàn kết, kỷ luật và hành động để tìm công lý cho dân tộc.[5]

Đảng Tân Việt hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh nên các đảng viên Đảng Tân Việt chịu ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm Đường Kách Mệnh được coi như kim chỉ nam của hội viên Đảng Tân Việt. Một số đảng viên trẻ gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số đảng viên còn lại thì ở lại tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, còn một số khác thì chủ trương thành lập Liên đoàn Quốc gia.

Mục lục

Quá trình thành lậpSửa đổi

Vào thập niên 1920, dưới sự thống trị và đàn áp của thực dân Pháp với phong trào chống Pháp, Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Hà Nội, đã cùng một số người Việt yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc... bí mật thành lập tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng Thư xã, 1 nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài, Nhượng Tống, và Phạm Tuấn Lâm thành lập vào cuối năm 1925. Thư xã ở số 6 đường 96, bờ hồ Trúc Bạch, gần đối diện với chùa Châu Long. Do ảnh hưởng của phong trào dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn [sáng lập viên của Trung Hoa Quốc Dân Đảng], nên vào đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 1926 [có tài liệu nói là 25 tháng 9], những thành viên của Thư xã cùng một số nhà ái quốc, đa số từ Thanh Hóa trở ra, đã tổ chức đại hội bí mật tại nhà số 9, đường 96, phố Trúc Bạch, Hà Nội thành lập đảng cách mạng, đặt tên là Việt Nam Quốc dân Đảng. Mục tiêu của Đảng là:

Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là các nước lân cận: Ai Lao, Cao Miên.[3]

Tổ chứcSửa đổi

Đại hội bầu ra ban lãnh đạo gồm:

  • Nguyễn Thái Học: Chủ tịch Tổng bộ
  • Nguyễn Thế Nghiệp: Phó Chủ tịch
  • Phó Đức Chính: Trưởng ban Tổ chức
  • Nhượng Tống: Trưởng ban Tuyên truyền
  • Nguyễn Ngọc Sơn: Trưởng ban Ngoại giao
  • Đặng Đình Điển: Trưởng ban Tài chánh
  • Nguyễn Hữu Đạt: Trưởng ban Giám sát
  • Tưởng Dân Bảo: Trưởng ban Trinh sát
  • Hoàng Văn Tùng: Trưởng ban Ám sát

Riêng Ban Binh vụ khuyết.

Đảng được tổ chức với 3 đảng viên trở lên làm một "tổ". Mười chín đảng viên trở lên thì làm một "chi bộ". Cao hơn chi bộ là "xã bộ", "huyện bộ" rồi cuối cùng là "tổng bộ" ở cấp quốc gia. Mỗi chi bộ có ít nhất bốn tiểu ban: tuyên truyền, tổ chức, tài chánh và tình báo.[4]

Sau khi thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong các tầng lớp dân chúng trên cả nước, nhất là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đảng đã liên lạc và sáp nhập thêm tổ chức Việt Nam Dân Quốc ở Bắc Giang do Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu. Gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nước ở Bắc Ninh do Nguyễn Thế Nghiệp tổ chức, nhóm khác ở Thanh Hóa do Hoàng Văn Đào đứng đầu, một nhóm ở Thái Bình do Hà Đình Điển tổ chức, và một nhóm ở Sài Gòn do Trần Huy Liệu lãnh đạo. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển tương đối nhanh. Chỉ trong 2 năm, năm 1928 và đầu năm 1929, họ đã bí mật kết nạp hàng nghìn đảng viên bao gồm các thành phần trí thức, nông dân, địa chủ, thương gia, công chức, sinh viên, học sinh, công nhân, và binh lính người Việt yêu nước trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng cũng cử người liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng để bàn thảo việc thống nhất về tổ chức và phối hợp hoạt động trong công cuộc giải phóng dân tộc, nhưng bất thành, do bất đồng trong quan điểm thực hiện. Mặc dù hoạt động bí mật, nhưng việc phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn đã khiến Việt Nam Quốc dân Đảng không thể tránh khỏi sơ suất và sự theo dõi của chính quyền thuộc địa, vì vậy, Pháp đã thành công cài người của họ vào tổ chức này. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1929, cả nước mới biết đến Việt Nam Quốc dân Đảng sau khi báo chí loan tin chính quyền thuộc địa sắp xét xử một số đảng viên của họ.

Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945

[ĐCSVN] - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thắng lợi vĩ đại, là mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam.
Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ [Ảnh tư liệu]

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.

Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược giải phóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc địa, dù tính chất phong kiến còn được duy trì một phần nhưng các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều chuyển động trong quỹ đạo của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ này đã hình thành nên những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đan xen rất phức tạp.

Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn. Do đó, quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu cao thuế nặng, chống khủng bố dã man, vừa phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của Đảng nhất là phải nhiều lần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng, vừa phải đẩy mạnh hoạt động “tự chỉ trích”, đấu tranh với tinh thần Bônsêvích để khắc phục những quan niệm cho rằng: Những nguyên lý về “giai cấp cách mạng” được coi như những giáo lý phải được tiếp thu vô điều kiện như chân lý bất biến khi vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt và phức tạp chống chủ nghĩa giáo điều, dập khuôn máy móc, chống chủ nghĩa chủ quan tách rời thực tiễn.

Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, mà theo nguyên tắc hoạt động của Đảng Cộng sản thì cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải do Đại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định. Trong thời kỳ 1930 – 1945 - thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Đảng phải hoạt động bí mật là chủ yếu, chính quyền thực dân liên tục, điên cuồng đàn áp khủng bố các tổ chức của Đảng nhất là Ban chấp hành Trung ương phải lập đi lập lại nhiều lần, giao thông liên lạc thường bị gián đoạn cho nên trong thời kỳ này Đảng ta không thể tiến hành Đại hội thường kỳ như quy định của Điều lệ Đảng để có thể phát huy trí tuệ của toàn Đảng trong việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị. Sau hội nghị hợp nhất thành lập Đảng 3/2/1930, trong thời kỳ này, Đảng ta chỉ tiến hành duy nhất Đại hội lần thứ I vào tháng 3/1935. Trong hoàn cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương có trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua đã xác định: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là quá trình phát triển lâu dài trải qua những thời kỳ, giai đoạn chiến lược khác nhau trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà trước tiên là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó, trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt xác định nhiệm vụ chiến lược là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; thu hết sản nghiệp lớn [như công nghiệp vận tải, ngân hàng…] của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông quản lý; giao hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo…; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ; dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Những nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập tự do của toàn đân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới mở ra sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga [1917], đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, thời đại mới là: “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”[1]. Cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã xử lý đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc. Vì mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội Việt Nam thời kỳ này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.

Bảy tháng sau, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương – thay cho Ban chấp hành Trung ương lâm thời, luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương [Dự án để thảo luận trong Đảng] được thay thế cho cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam lại nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên: “một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thì địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”[2]. Luận cương xác định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền” cho đây là: “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Luận cương cho rằng: Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải: “Tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương còn xác định hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong phải được đặt ngang hàng nhau: “Có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”[3]. Luận cương đã quá nhấn mạnh cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp là điều không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa.

Đến tháng 12/1930, trong thư của Trung ương gửi các cấp Đảng bộ, lại tiếp tục nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và xác định: Địa chủ là “thù địch của dân cày, không kém gì đế quốc chủ nghĩa” “liên kết đế quốc chủ nghĩa mà bóc lột dân cày”[4]. Giai cấp tư sản “có một bộ phận đã ra mặt phản cách mạng” một bộ phận khác “kiếm cách thỏa hiệp với đế quốc” một bộ phận “ra mặt chống đế quốc” nhưng đến khi cách mạng phát triển “chúng sẽ theo phe đế quốc mà chống lại cách mạng”[5]. Trong thư này, Ban thường vụ Trung ương chủ trương: “Tiêu diệt địa chủ” “tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó [địa chủ] mà giao cho bần và trung nông”[6]. Nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù hợp với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc còn kéo dài gần 5 năm cho đến Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất [3/1935]. Từ đây cùng với sự phát triển của thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ trích” [phê bình và tự phê] với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên tắc có kỷ luật, theo dân chủ tập trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên trên hết. Không được lợi dụng tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm rối loạn hàng ngũ Đảng” phải thông qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng hữu khuynh tả khuynh, lối hành động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng luôn “xứng đáng đội quân tiên phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”[7]. Ban chấp hành Trung ương có bước tiến mạnh mẽ trong tư duy lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thư gửi các tổ chức Đảng ngày 26/7/1936, Ban Trung ương đã công khai phê phán những biểu hiện giáo điều trong phân tích đặc điểm giai cấp trong xã hội thuộc địa và cho rằng: “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nẩy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc”[8]. Tháng 10/1936, Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng ban hành văn bản: chung quanh vấn đề chính sách mới đã chỉ rõ: “cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân [kẻ thù] chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”.

Từ nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội thuộc địa, về nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc, thực dân và chống phong kiến, mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược, về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp… nên khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Ban Trung ương Đảng, trong Hội nghị từ ngày 6, 7, 8 tháng 11 năm 1939 đã xác định: Toàn Đảng phải “đứng trên lập trường cách mệnh giải phóng dân tộc, sự điều hòa những cuộc đấu tranh của những giai cấp người bổn xứ đưa nó vào phong trào đấu tranh chung của dân tộc ta là nhiệm vụ cốt lõi.”. Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đã quyết định: “cuộc cách mệnh tư sản dân quyền do Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thực hiện giải quyết: 1.Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế quốc và phản bội dân tộc. 2.Đông Dương hoàn toàn độc lập [thi hành quyền dân tộc tự quyết]. 3.Lập chính phủ cộng hòa dân chủ. 4. Lập quốc dân cách mệnh quân. 5.Quốc hữu hóa những nhà băng, các cơ quan vận tải, giao thông các binh xưởng, các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất. 6.Tịch ký và quốc hữu hóa tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc và bọn đế quốc thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc, nhà máy giao thợ thuyền quản lý. 7.Tịch ký và quốc hữu hóa đất ruộng của đế quốc thực dân và bọn phản bội dân tộc. Lấy đất của bọn phản bội, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nông dân cày cấy. 8.Thi hành luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ cho các hầm mỏ. 9. Bỏ hết các thứ sưu thuế. 10.Thủ tiêu tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. 11.Ban hành các quyền tự do dân chủ, cả quyền nghiệp đoàn phổ thông đầu phiếu, những người công dân từ 18 tuổi trở lên, bất cứ đàn ông đàn bà nòi giống nào đều được quyền bầu cử, ứng cử. 12.Phổ thông giáo dục cường bách. 13.Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị. 14.Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao.v.v[9].

Một điểm rất đặc sắc của quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930-1945 là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng ta đã sáng tạo một hình thức tổ chức độc đáo phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam đó là lập mặt trận dân tộc thống nhất để hiện thực hóa tư tưởng của V.Lênin vĩ đại: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng – Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân Việt Nam được Đảng tuyên truyền giác ngộ và được tập hợp tổ chức trong mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chín tháng sau ngày thành lập, ngày 18/11/1930, Ban thường vụ Trung ương đã ban hành chỉ thị về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh”. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, bản chỉ thị đã nhận định: “Cuộc cách mệnh tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công [Rộng là toàn dân cùng đứng trong một mặt trận chống đế quốc và tụi phong kiến tay sai phản động, hèn hạ; Kín là đặt để công nông trong bức tranh dân tộc phản đế bao la][10]. Bản chỉ thị cũng phê phán những biểu hiện của quan điểm hẹp hòi, “tả” khuynh trong xây dựng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất nên “Tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần công nông”, “Do thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa và cho tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp, để cần kíp động viên toàn dân nhất tề hành động.”[11].

Vào năm 1936, trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội VII, quốc tế cộng sản chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ hòa bình chống chế độ phản động, chống chủ nghĩa phát xít. Nhiều nước trên thế giới đã hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi. Ở Pháp, năm 1935, mặt trận bình dân Pháp được thành lập và giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra thành lập chính phủ [5/1936]. Thực hiện nghị quyết của quốc tế cộng sản, lợi dụng mặt trận bình dân Pháp giành thắng lợi ở Pháp, Đảng ta đã chủ trương mở rộng Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương nhằm tập hợp các giai cấp, Đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau thực hiện nhiệm vụ chung là: “Mặt trận dân chúng thống nhất phản đế phải dùng đủ phương pháp mà đánh tan ách thống trị của đế quốc Pháp, chống đế quốc chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bênh vực Xô Viết liên bang”[12].

Đến Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, tư duy lý luận về tổ chức lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã hoàn toàn thống nhất với tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải chỉ của riêng giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của toàn dân Việt Nam, khi Trung ương Đảng xác định: “Thống nhất lực lượng dân tộc là điều kiện cốt yếu để đánh đổ đế quốc Pháp”[13]. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”[14].Tại Hội nghị này dù Trung ương đã khẳng định: “khẩu hiệu cách mệnh phản đế; cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn” nhưng lại cho rằng: “cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau”[15].

Ngày 28/1/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, dự báo phe phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chống phát xít chắc chắn sẽ giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán rằng: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”[16]. Hội nghị nhận định: “Đế quốc Pháp – Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày mà chúng còn áp bức bóc lột cả các dân tộc, không chừa một hạng nào…Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh cách mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Pháp – Nhật ngày nay không chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”… Do đó: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mệnh tư sản dân quyền, cuộc cách mệnh phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp dân tộc giải phóng”[17]. Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”.

Từ quan điểm chỉ đạo này, Đảng ta đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức”.

Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam độc lập đồng minh [gọi tắt là Việt minh]. Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc được thành lập trước đây đều thống nhất lấy tên là: Hội cứu quốc”, như Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc, Hội nhi đồng cứu quốc… và tất cả các Hội cứu quốc đều tham gia là thành viên của Việt minh. Đối với Lào, Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, và đối với Campuchia thì lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh.

Các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của đế quốc Pháp, phát xít Nhật cho nên phải đoàn kết thống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung. Vấn đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc. Do đó Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân tộc tự quyết đối với các dân tộc ở Đông Dương. Sau khi đánh đuổi được Pháp, Nhật thì: “các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn tổ chức thành Liên Bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành dân tộc quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”[18]. Sau Hội nghị Trung ương 8, ngày 19/5/1941 một Đại hội gồm đại diện các Đảng phái, các tổ chức quần chúng… tuyên bố thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh với tuyên ngôn: “Liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào; đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp, Nhật, giành quyền độc lập cho xứ sở. Việt Nam độc lập đồng minh lại còn hết sức giúp đỡ Ai Lao ĐLĐM và Cao Miên ĐLĐM để cùng thành lập Đông Dương ĐLĐM hay là mặt trận thống nhất dân tộc phản đế toàn Đông Dương để đánh được kẻ thù chung giành quyền độc lập cho nước nhà. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra”[19].

Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác định bốn điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định sáu nhiệm vụ phải thực hiện để củng cố, tăng cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để thực hiện và củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang[20].

Hội nghị Trung ương 8 đã phát triển sáng tạo phương thức khởi nghĩa vũ trang cách mạng khi đề ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa.Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đến Hội nghị Trung ương 8 [tháng 5/1941] Đảng ta đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11/1939. Đó là sự chuyển hướng chiến lược tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong sang thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc, chỉ tập trung lực lượng toàn dân tộc giải quyết cho được một vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu là đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp-Nhật, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc. Từ xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, đến chỉ rõ kẻ thù chủ yếu là đế quốc Pháp – Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh. Đảng Cộng sản Đông Dương là thành viên của Việt Minh và là hạt nhân chính trị lãnh đạo Việt Minh. Hội nghị Trung ương 8 đã quyết định phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc là khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa vũ trang từng phần. Giành chính quyền ở từng địa phương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 [tháng 5/1941] là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” [1927] và cương lĩnh cách mạng đầu tiên [chánh cương vắn tắt sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt] của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài sắc vũ khí tự chỉ trích Bônsêvích để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khuôn máy móc…

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 [tháng 5/1941] là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong cách mạng tháng 8/1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

--------------------------------

[1] Hồ Chí Minh toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội.2009. Tập 8. Trang 562

[2] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[3] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[4] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 235

[5] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 236

[6] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 299

[7] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 567

[8] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 74

[9] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 544-545

[10] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 231

[11] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 232

[12] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 21

[13] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 544

[14] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 77

[15] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 68

[16] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[17] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[18] Lịch sử Cách mạng Tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 1995. Trang 41, 42

[19] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 466-467

[20] Cách mạng tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội 1995. Trang 42-43

PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó Trưởng ban thường trực
Ban Tư tưởng – Văn hóa TW

Một số hình ảnh

Việt Nam: Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là 'bất ngờ'?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tân Thủ tướng chính phủ VN, ông Phạm Minh Chính [phải] tặng hoa cho người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, trước Quốc hội Việt Nam hôm 05/4/2021 tại Hà Nội

Giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam tiếp tục quan tâm về người vừa trở thành Thủ tướng mới của Việt Nam và những thách đố đang chờ đợi tân nội các.

Hôm thứ Ba, 06/4/2021, từ Singapore, nhà nghiên cứu chính trị Lê Hồng Hiệp nói với BBC việc ông Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng VN đã gây ra sự ngạc nhiên trong giới quan sát và có ba lý do:

"Như nhiều người đã bày tỏ ý kiến, đa phần đều tỏ ra ngạc nhiên trước việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính làm tân Thủ tướng của Việt Nam trong nhiệm kỳ này.

"Lý do chủ yếu là ông Chính trước khi trở thành Thủ tướng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, một vị trí thường không được cất nhắc lên vị trí Thủ tướng.

Quảng cáo

Báo chí quốc tế viết gì về các chức lãnh đạo mới lên của VN?

VN: Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tỏ ra 'quyết đoán'?

Mạng XH bình luận sôi nổi về nhân sự cấp cao nhất ở VN

Ông Phạm Minh Chính: Lãnh đạo công an và Đảng lên làm thủ tướng

"Thông thường, vị trí Thủ tướng ở Việt Nam được lựa chọn trong số các Phó Thủ tướng của nhiệm kỳ trước, đặc biệt là từ người phụ trách lĩnh vực kinh tế.

"Chính vì vậy việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính gây bất ngờ và thứ hai nữa là ông Chính chưa từng có kinh nghiệm quản lý kinh tế ở cấp quốc gia.

"Trước đó, ông chỉ mới có kinh nghiệm quản lý ở cấp địa phương là ở tỉnh Quảng Ninh, mặc dù nhiệm kỳ của ông ở tỉnh này được coi là thành công, tạo đà cho Quảng Ninh phát triển nhanh.

"Tuy nhiên kinh nghiệm quản lý cấp địa phương thì khác rất là xa so với kinh nghiệm quản lý cấp quốc gia.

"Thứ ba, cũng có nhiều người cho rằng ông Phạm Minh Chính trước đây có gốc là an ninh, nên có thể không phù hợp với vị trí Thủ tướng chính phủ.

"Vì những lý do đó, cho nên nhiều người không có kỳ vọng vào việc ông Chính sẽ trở thành Thủ tướng, chính vì vậy quyết định này gây ra bất ngờ."

Chủ nghĩa nào đã làm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975?

Nguồn hình ảnh, Bettmann

Chụp lại hình ảnh,

Y tá Mỹ chăm sóc thương binh trước khi phi cơ bay khỏi Tân Sơn Nhất: Với người Mỹ, cuộc chiến ở Nam VN chấm dứt ngày 30/04/1975 nhưng các vấn đề của người VN với nhau thì đến nay vẫn còn chưa ngã ngũ

Sau 46 năm chấm dứt chiến tranh, nhiều người, kể cả những học giả ngoại quốc, vẫn tin rằng cuộc chiến tại miền Nam VN là cuộc chiến giữa hai ý thức hệ quốc gia và cộng sản.

Nhưng ý thức hệ quốc gia hay chủ nghĩa quốc gia Việt Nam là gì và lý do ý thức hệ cộng sản thắng thế vẫn chưa được tìm hiểu và phân tích cặn kẽ để biết đâu là sự thật.

Chủ nghĩa quốc gia đến với Việt Nam

Trước thế kỷ thứ 20, nước là của vua, dân là con vua, việc bảo vệ và mở mang bờ cõi là trách niệm của nhà vua, làm dân có bổn phận phải trung thành với vua và sẵn sàng chết theo lệnh của nhà vua.

Quảng cáo

Cụ Phan Chu Trinh, cụ Phan Bội Châu là hai trong số những người Việt quốc gia đầu tiên, một người chịu ảnh hưởng chủ nghĩa quốc gia Pháp còn một người chịu ảnh hưởng chủ nghĩa quốc gia Trung Hoa và Nhật Bản, nên có hai khuynh hướng phụng sự quốc gia rất khác biệt.

Nhà cách mạng Nguyễn Thái Học [Quốc Dân Đảng], Đức Huỳnh Phú Sổ [đạo Hòa Hảo], Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc [đạo Cao Đài], Vua Bảo Đại, ông Phạm Quỳnh, ông Ngô Đình Diệm, ông Trần trọng Kim, học giả Lý Đông A [đảng Duy Dân], ông Trương Tử Anh [đảng Đại Việt] và rất nhiều người khác là những người Việt quốc gia của thời kỳ tiếp theo.

Những người kể trên về mặt tư tưởng họ khác nhau một trời một vực, có khi còn đối chọi với nhau, cho thấy ở thời điểm 1945 vẫn chưa có một hệ tư tưởng có thể coi là hệ tư tưởng quốc gia hay chủ nghĩa quốc gia.

Năm 1949 khi người Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam, Quốc trưởng Bảo Đại đặt tên nước là Quốc Gia Việt Nam, lập Quân Đội Quốc Gia, Chính Phủ Quốc Gia, và cờ vàng ba sọc đỏ được gọi là cờ Quốc Gia.

Vua Bảo Đại từ lâu đã muốn xây dựng một chủ nghĩa quốc gia riêng cho Việt Nam, nhưng vì hoàn cảnh đất nước chưa hoàn toàn độc lập và vẫn còn chiến tranh nên không thực hiện được ý muốn.

Chủ nghĩa quốc gia là gì ?

Đây là hệ tư tưởng soi sáng và hướng dẫn chúng ta làm những việc có ý nghĩa, có đạo đức, biết việc gì cần làm và tạo cho chúng ta sáng kiến đạt được kết quả tốt nhất trong cạnh tranh sinh tồn và phát triển đất nước.

Mỗi quốc gia đều có những khác biệt về lịch sử, sắc tộc, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, bởi thế chủ nghĩa quốc gia Việt Nam phải khác hẳn với chủ nghĩa quốc gia ở các quốc gia khác.

Chủ nghĩa quốc gia Việt Nam phải nối kết được những tư tưởng, những tình cảm, những truyền thống, những ước mong, những ý hướng trong tâm trí của mọi người thuộc mọi sắc tộc sống trên đất nước Việt Nam.

Có chủ nghĩa quốc gia mới có thể định hình được một cách rõ rệt những khái niệm về tổ quốc, về nòi giống, về lòng yêu nước, về tình đồng bào, xây dựng lý tưởng làm chuẩn mực cho đời sống của người Việt Nam.

Chủ nghĩa quốc gia chính là những nguyên tắc căn bản để chính phủ đề ra những chiến lược và đường lối kinh tế, văn hóa, xã hội hợp lòng dân và để người dân biết cách suy nghĩ và hành động vì lợi ích quốc gia dân tộc.

Việt Nam chưa có hệ tư tưởng quốc gia

Tháng 8/1945, đảng Cộng sản nổi dậy cướp chính quyền. Đến năm 1947 khi những người Việt quốc gia muốn ôn hòa giành lại độc lập phải cộng tác với người Pháp thì đảng Cộng sản đã hạ luôn cả chính nghĩa quốc gia.

Nguồn hình ảnh, Bettmann

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thăm quân đội, phía sau ông là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thống, đeo kính đen - ảnh chụp năm 1971. VNCH có báo chí tự do nên tổng thống thường xuyên bị chỉ trích công khai

Trong hoàn cảnh chiến tranh những người Việt quốc gia chỉ duy trì tinh thần quốc gia rời rạc, không thể kết lại một cách chặt chẽ như một ý thức hệ hay một hệ tư tưởng có luận lý [lô gích], có đạo đức, dựa trên lợi ích quốc gia và dân tộc.

Vì thiếu một ý thức hệ quốc gia làm căn bản nên người quốc gia và các đảng phái quốc gia liên tục chia rẽ không thể tập trung được sức mạnh chiến đấu và tồn tại trong hoàn cảnh chiến tranh 1945-75.

Xem lại Đệ Nhất Cộng Hòa

Chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa thay vì tìm cách xây dựng ý thức hệ quốc gia, lại lo xây dựng chủ nghĩa nhân vị. Ông Cao Xuân Vỹ, thủ lãnh Phong trào Thanh niên Cộng Hòa từng nghe Tổng thống Ngô Đình Diệm than phiền:

"Ngay cả đến các vị Bộ trưởng cũng không hiểu được [chủ nghĩa] nhân vị là gì, thì làm sao mà chúng ta thực hiện được cuộc cách mạng quốc gia?"

Ông Diệm nói rất đúng vì khi tầng lớp lãnh đạo không hiểu được đường lối chiến lược quốc gia thì làm sao tầng lớp cán bộ có thể hiểu được để truyền bá chính nghĩa [việc làm đúng].

Và làm sao người dân, nhất là những nông dân chiếm đến 90% dân số lại có thể biết đến đường lối, chiến lược và viễn kiến của tầng lớp lãnh đạo quốc gia.

5 năm vàng son 1955-60 nhanh chóng trôi qua, khi các lực lượng cộng sản từ miền Bắc bắt đầu xâm nhập và cộng sản ở miền Nam nổi dậy, thì rõ ràng Việt Nam Cộng Hòa không có một chủ nghĩa đúng mức để vừa giữ được đất, vừa giữ được dân.

Chính phủ Mỹ sợ cộng sản thắng thế, nên muốn trực tiếp mang quân vào tham chiến. Bị Tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối, họ mới nhúng tay vào cuộc đảo chánh 1/11/1963 lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Mỹ hóa chiến tranh

Miền Nam lọt vào vòng khủng hoảng chính trị, đảo chánh này sang đảo chánh khác, miền quê càng ngày càng mất an ninh, nhiều địa phương sáng quốc gia đêm cộng sản.

Ngày 8/3/1965, Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, người Mỹ mở rộng chiến tranh thả bom miền Bắc và trực tiếp điều khiển chiến tranh từ Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài.

Người Mỹ nhúng tay đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm đã là một sai lầm lớn, việc Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam là sai lầm lớn hơn khiến họ phải trả một giá rất đắt về sinh mạng và tiền bạc.

Cho đến phút cuối người Mỹ vẫn không hiểu người Việt cả phía quốc gia lẫn bên cộng sản, nên trong chiến tranh Việt Nam người Mỹ liên tục mắc sai lầm là nguyên nhân chính dẫn đến ngày 30/4/1975.

Chiến tranh càng leo thang, người miền Nam càng phải tập trung bảo vệ miền Nam, nên càng ít quan tâm đến mặt lý thuyết xây dựng một ý thức hệ quốc gia.

Nói về chủ nghĩa tự do

Khi ý thức hệ quốc gia chưa hình thành và khi người Mỹ đổ quân vào miền Nam chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ đã phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ.

Trong thời chiến cá nhân cần đặt lợi ích quốc gia và dân tộc bên trên, thì chủ nghĩa tự do lại dựa vào cá nhân để phát triển từ văn hóa, xã hội, kinh tế và nhất là chính trị [thể chế dân chủ pháp trị].

Một số thí dụ dưới đây cho thấy phần nào chủ nghĩa tự do đã dẫn đến ngày 30/4/1975.

Ở miền Nam tự do báo chí không khác gì ở Mỹ các nhà lãnh đạo thường xuyên được đưa lên mặt báo.

Tờ Tin Sáng là nhật báo đối lập với Chính phủ có mục "Tin Vịt" do "Tư trời biển" viết nêu đích danh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là tham quyền cố vị, hiếu chiến, thất học, tham nhũng, bất tài hay gọi ông là "Tổng Thẹo", "Sáu Thẹo"…

Báo chí có quyền chỉ trích Chính phủ và chỉ trích cá nhân các nhà lãnh đạo miễn là không nhằm mục đích tuyên truyền cho cộng sản, nhưng các tờ báo vẫn thường dịch các bài viết từ phe cánh tả chống chiến tranh thì có khác gì tiếp tay tuyên truyền cho cộng sản.

Báo chí ngoại quốc cũng được tự do xuất bản tại miền Nam, người Việt vốn suy nghĩ người ngoại quốc đưa tin khách quan và trung thực, nên nhiều bài viết thuộc phe cánh tả chống chiến tranh cũng được rất nhiều người đọc và tin theo.

Về truyền hình thì có đài Quân đội Hoa Kỳ phát trên băng tần số 11 đưa những hình ảnh chiến trường mà lính Mỹ có trận phải chạy lên trực thăng, những hình ảnh này ảnh hưởng nặng đến tâm lý người Việt và rất có lợi cho phe cộng sản.

Giáo dục thì phi chính trị nên học sinh và sinh viên đều ít quan tâm đến tình trạng đất nước, một số còn xuống đường biểu tình chống chiến tranh hay leo núi theo cộng sản, số khác sống phóng túng, đua đòi theo cách sống Hippie kiểu Mỹ…

Văn học, âm nhạc, nghệ thuật ở miền Nam bao gồm đủ mọi khuynh hướng, từ tự do cá nhân, đến chuyện đất nước, tình tự dân tộc, nhân bản, khai phóng, hiện thực, chống chiến tranh và chống cả chính phủ.

Kinh tế thì tự do nên vì tiền mà một số thương gia sẵn sàng cung cấp hàng hóa cho cộng sản hay đầu cơ tích trữ phá hoại thị trường và cũng vì tiền mà một số giới chức tham nhũng đã tiếp tay với gian thương nuôi dưỡng cộng sản.

Ngay trong Quốc Hội, Khối Đối Lập liên tục chỉ trích Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, họ còn chủ trương nói chuyện với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam [một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản], chính trị miền Nam không khác gì sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Mục sư nổi tiếng Martin Luther King tại cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến của chính quyền Mỹ tại Nam VN trong tháng 3/1967 ở New York

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

18/4/1968: Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh

Có phải Tự do thua Cộng sản?

Một số người quan sát cuộc chiến ở miền Nam rồi vội vã cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã thắng chủ nghĩa tự do.

Nhưng nếu so Tây Đức và Đông Đức, Nam Hàn và Bắc Hàn, Trung Quốc và Đài Loan, Khối Tự Do chống lại Khối Cộng Sản thì rõ ràng ý thức hệ tự do đã là bên thắng cuộc.

Đại Hàn và Đài Loan là hai quốc gia Á châu bị phân đôi, chủ nghĩa quốc gia ở đó đã phát triển thành những ý thức hệ có thể đón nhận và hài hòa chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ.

Sau một quá trình chọn lọc nhiều thập niên cho mãi đến những năm đầu của thập niên 1990 Đài Loan và Nam Hàn mới tiến hành dân chủ hóa đất nước của họ.

Còn Việt Nam Cộng Hòa vì chưa có được một chủ nghĩa quốc gia, một ý thức hệ quốc gia, một hệ tư tưởng hướng dẫn, nên chủ nghĩa tự do đã phản tác dụng phá hoại và tiêu hủy nền Cộng Hòa non trẻ ở miền Nam Việt Nam.

Theo tôi, đây là bài học cho cả hôm nay: Việt Nam vẫn đang cần chủ nghĩa quốc gia

Chiến tranh đã chấm dứt hơn 46 năm, so với các quốc gia trong vùng, Việt Nam vẫn thua kém cũng vì thiếu một chủ nghĩa quốc gia đúng đắn.

30/4: Việt Nam hóa và bài học chơi với Mỹ

Lịch sử có nợ gì Tướng Dương Văn Minh?

Sau câu 'Đảng thật vĩ đại', TBT Trọng ví văn kiện Đảng với văn bia

4 điều có thể bạn chưa biết về Mậu Thân 1968

Trước thời chiến tranh Đài Loan và Đại Hàn về kinh tế chỉ tương đương với Việt Nam, nhưng ngày nay hai quốc gia này đã vượt xa chúng ta.

Đài Loan và Hàn Quốc áp dụng chiến lược xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng [export led growth strategy], nhưng nhờ họ có được hệ tư tưởng quốc gia vững chắc, nên có được chiến lược xây dựng kinh tế dựa trên nội lực quốc gia và kết quả tăng trưởng kinh tế thuộc về người dân của xứ họ.

Hà Nội cũng áp dụng chiến lược xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng nhưng lại xây tổ đón phượng hoàng xứ người, nên người Đài Loan và người Hàn nay đã trở thành những ông chủ, những con phượng hoàng trên đất nước Việt Nam.

Còn người Việt phải làm công bộc cho chủ nhân ngoại quốc hay phải sang tận xứ người để làm công cho họ.

Chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất cảng biến Việt Nam thành một quốc gia lắp ráp trong chuỗi dây chuyền sản xuất của các công ty đa quốc gia.

Việt Nam được giao cho sản xuất các mặt hàng dựa trên lao động tay chân mang lại rất ít giá trị gia tăng cho quốc gia.

Các nghiệp đoàn tự do bảo vệ quyền lợi công nhân thì chưa có nên người Việt làm công nhận được một mức lương thật thấp, thậm chí không đủ sống qua ngày, còn lợi nhuận thì vào tay tư bản ngoại quốc và được họ đưa về chính quốc.

Dựa trên tỉ lệ thương mãi xuất và nhập cảng, Việt Nam nay là nước có mức độ toàn cầu hóa cao nhất thế giới, nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào nhập cảng từ Trung Quốc và sản phẩm sản xuất thì chủ yếu xuất cảng sang Mỹ.

Chủ quyền kinh tế nay phụ thuộc nặng nề vào hai quốc gia này, Hoa Kỳ đe dọa trừng phạt kinh tế cũng sợ, mà Trung Quốc đe dọa trừng phạt kinh tế thì cũng lo.

Nếu các hãng xưởng Đài Loan và Hàn Quốc rút khỏi Việt Nam thì nền kinh tế Việt Nam xem như sụp đổ, rõ ràng chủ quyền quốc gia Việt Nam đã bị lệ thuộc quá nặng vào ngoại bang.

Còn các mặt khác như văn hóa, giáo dục, xã hội, chính trị, và cả quân sự Việt Nam đều thua xa hai quốc gia Đài Loan và Hàn Quốc.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tác giả cho rằng sau chiến tranh VN nhiều năm, kinh tế VN vẫn lại phụ thuộc vào đầu tư Hàn, Đài và người dân vẫn ở phận làm thuê

Ở trong nước ai biểu lộ bất đồng chính kiến thì bị đảng Cộng sản cho công an cô lập và đàn áp.

Người Việt hải ngoại sống trong môi trường tự do nhưng vì thiếu một chủ nghĩa quốc gia dẫn dắt nên người đấu tranh luôn bị động, chẳng ai nghe ai, càng ngày càng chia rẽ và càng xa lìa chính những đồng hương đang sống ở hải ngoại.

Ôn lại lịch sử Việt Nam Cộng Hòa và nhìn vào hiện tình đất nước, người Việt muốn giữ được chủ quyền quốc gia vẫn cần phải xây dựng một hệ tư tưởng cho chính người Việt Nam, một chủ nghĩa quốc gia Việt Nam vẫn thật sự cần thiết.

Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Úc.

Xem thêm:

Phong trào phản chiến Mỹ sau Tết Mậu Thân

Trần Bạch Đằng tin đô thị miền Nam 'sẽ nổi dậy'

Trận Mậu Thân 1968 qua nguồn từ điển

Video liên quan

Chủ Đề