Ma túy còn được giấu trong các hàng hóa năm 2024

Hồ Quốc Việt bị Công an TP HCM bắt tạm giam về hành vi Vận chuyển trái phép chất ma tuý, ngày 29/4. Cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều tang vật, đang mở rộng vụ án, làm rõ hành vi của một số người liên quan.

Hồ Quốc Việt bị cảnh sát bắt. Ảnh: Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây.

Khai với cảnh sát, Việt cho biết được người bạn sống ở nước ngoài đề nghị chuyển heroin sang Australia, trả công 100 triệu đồng. Số ma tuý sau đó được một người [chưa rõ lai lịch] giao đến bến xe tại TP Thủ Đức, TP HCM.

Theo hướng dẫn của bạn, Việt mua 8 hộp khẩu trang y tế loại nhiều lớp, sau đó rọc một số cái bỏ lớp than hoạt tính bên trong, thay vào bằng bột heroin. Tổng cộng có một kg ma tuý được Việt giấu bằng chiêu này. Tiếp đó, Việt bỏ các khẩu trang có heroin lẫn vào 8 hộp, đóng gói lại, chở về Vĩnh Long.

Vài ngày sau, Việt mượn căn cước của người khác đến bưu cục làm thủ tục gửi khẩu trang qua Australia cho người bạn. Sau khi kiện hàng được nhận, Việt theo dõi tình trạng đơn hàng, báo cho bạn.

Heroin được Việt giấu bên trong khẩu trang. Ảnh: Nhật Vy

Hôm 22/4, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh – Cục Hải quan TP HCM, rà soát hàng hóa gửi đi nước ngoài đã phát hiện bất thường trong kiện hàng 8 hộp khẩu trang. Khi cắt lớp trong cùng, lực lượng chức năng tìm thấy heroin.

Công an TP HCM phối hợp Hải quan điều tra, xác định lô hàng được gửi từ một cá nhân tại bưu cục tỉnh Vĩnh Long. Từ đây danh tính Việt bại lộ.

Việt khai, nghe ngóng thông tin biết cảnh sát đã đến Vĩnh Long điều tra nên quyết định bỏ trốn qua Campuchia. Hắn lái ôtô qua Long An, sau đó sẽ theo đường tiểu ngạch để đi sang nước bạn.

Cán bộ hải quan thu giữ heroin bên trong khẩu trang. Ảnh: Nhật Vy

Sáng 24/4, trong lúc Việt ăn nhậu tại quán karaoke gần cửa khẩu Sôm Rông thì bị Công an TP HCM phối hợp Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ [tỉnh Long An] cùng cơ quan chức năng Campuchia bắt giữ. Khám xét ôtô của ông ta, cảnh sát tìm thấy ma tuý ketamine mà nghi can này khai mua để sử dụng.

Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu [Tổng cục Hải quan] tham dự Hội nghị tổng kết cao điểm tuyên truyền, tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia năm 2023 vào ngày 29/11 - Ảnh: VGP/HG

Tội phạm ma tuý diễn biến phức tạp trên tuyến Việt Nam - Campuchia

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Tuấn Cảnh, Phó Trưởng phòng Phòng Kiểm soát ma tuý [Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan] cho biết, qua theo dõi của cơ quan Hải quan cho thấy, trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, việc tổ chức vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy không chỉ diễn ra tại các khu vực biên giới, cửa khẩu, đường bộ, đường biển, đường sông tiếp giáp với Campuchia mà các đối tượng còn lợi dụng, cấu kết chặt chẽ, tạo thành nhiều đường dây vận chuyển ma túy từ biên giới vào nội địa và qua tuyến hàng không để vận chuyển sang nước thứ ba hoặc ngược lại.

Cục Điều tra chống buôn lậu xác định các trọng điểm trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia bao gồm: Cửa khẩu BupRăng [Đắk Lắk]; cửa khẩu Hoa Lư [Bình Phước]; cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát [Tây Ninh]; cửa khẩu Bình Hiệp [Long An]; cửa khẩu Dinh Bà [Đồng Tháp]; cửa khẩu Hà Tiên [Kiên Giang]; cửa khẩu Tịnh Biên, Khánh Bình [An Giang].

Các đối tượng tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của các lực lượng chức năng bằng cách ngụy trang, cất giấu ma túy trong phương tiện, hàng hóa, hành lý, trong các đồ dùng cá nhân và trong người; thậm chí gia cố phương tiện vận tải để cất giấu ma túy.

Chúng tổ chức móc nối với các đối tượng trong nước, hình thành đường dây, thuê đối tượng vận chuyển là phụ nữ, lao động làm thuê, thất nghiệp, cải trang dưới dạng đi thăm thân nhân, hành khách liên tỉnh, đi nương rẫy xa trên biên giới… hoặc lợi dụng đêm tối để vận chuyển trái phép chất ma túy qua các trạm chính, trạm kiểm soát liên hợp các cửa khẩu.

Tội phạm ma túy từ các tỉnh khác cấu kết, thuê mướn các đối tượng cư ngụ tại vùng biên giới, am hiểu địa bàn hoặc người Việt Nam sang Campuchia làm ăn, đánh bạc… đang cần tiền để vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.

Việc tổ chức vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đều có sự câu kết chặt chẽ với các đối tượng nội địa và nước ngoài, hình thành nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia.

Đặc biệt, trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc mua bán và gửi hàng qua mạng rất linh hoạt, thuận tiện và phổ biến. Các đối tượng triệt để lợi dụng tiến bộ của khoa học công nghệ như: Sử dụng phương thức thanh toán giao dịch bằng thẻ ngân hàng quốc tế; sử dụng tiền ảo như bitcoin không có giá trị ở Việt Nam nhưng vẫn có giá trị quy đổi và thanh toán ở một số quốc gia; liên lạc qua mạng xã hội [Zalo, Facebook, Viber, Telegram...] để quảng cáo, rao bán các chất ma túy, phổ biến nhất là cần sa.

Trong các tin bài quảng cáo, tiền chất ma tuý thường được ngụy trang dưới tên các loại thuốc nhằm tránh sự kiểm duyệt của các trang thương mại điện tử; sau đó thực hiện giao dịch và vận chuyển ma túy bằng chuyển phát nhanh về Việt Nam tiêu thụ hoặc trung chuyển đi các nước khác, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý.

Tăng cường phối hợp trong và ngoài nước

Căn cứ chỉ đạo của Bộ Tài chính về thực hiện Kế hoạch số 106/KH-BCA ngày 8/3/2023 của Bộ Công an về triển khai cao điểm tuyên truyền, tấn công trấn áp tội phạm về ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia năm 2023, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch số 2937/KH-TCHQ ngày 13/6/2023 triển khai cao điểm đến tất cả các cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.

Điển hình như, triển khai Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2023 [từ ngày 1/6/2023 đến ngày 30/6/2023], Tổng cục Hải quan đã lựa chọn Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum, là đơn vị hải quan có địa bàn biên giới giáp Campuchia, để thực hiện tuyên truyền phòng chống ma túy [PCMT] năm 2023.

Công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin báo chí thực hiện đúng quy định, quy trình và bảo đảm yêu cầu nghiệp vụ, lưu ý thời điểm, nội dung tuyên truyền, tránh để lọt, lộ thông tin nghiệp vụ, ảnh hưởng kết quả đấu tranh PCMT và công tác phối hợp giữa các lực lượng. Đồng thời, tạo hiệu ứng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, phục vụ nâng cao hiệu quả công tác ngăn chặn, đấu tranh PCMT.

Trong quá trình triển khai công tác PCMT, cơ quan Hải quan các cấp luôn chú trọng đẩy mạnh quan hệ phối hợp với các lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm trên các lĩnh vực hoạt động như: Tham mưu xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch đấu tranh PCMT; trao đổi thông tin, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, điều tra xác minh; xây dựng và tổ chức kế hoạch đấu tranh, bắt giữ, xử lý các vụ việc mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền.

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh PCMT, bảo đảm triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn lực lượng và giữa các lực lượng chuyên trách, cơ quan Hải quan đề xuất tăng cường trao đổi thông tin nghiệp vụ về kiểm soát, phòng, chống ma túy giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan Campuchia và các tổ chức Hải quan khu vực và quốc tế.

Trong đó, tập trung trao đổi, cập nhật các nội dung như: Cảnh báo về tình hình, xu hướng, phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy; chất, loại ma túy mới; tuyến đường, địa bàn, đối tượng trọng điểm, phức tạp; các thông tin liên quan được trao đổi, tiếp nhận từ các cơ quan, tổ chức nước ngoài… nhằm kịp thời ngăn chặn có hiệu quả tội phạm ma túy khi làm thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu.

Việc trao đổi thông tin cần được quan tâm thực hiện kịp thời, phù hợp quy định, đúng quy trình, đồng thời đảm bảo linh hoạt nhằm phục vụ hiệu quả nhất cho công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm ma túy từ xa, từ sớm.

Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn trong và ngoài nước về thu thập xử lý thông tin, nghiệp vụ trinh sát và các kiến thức, kỹ năng thiết yếu trong triển khai công tác kiểm soát ma túy, tiền chất, cách thức xử lý tình huống nghiệp vụ xảy ra trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; từ đó, đúc rút kinh nghiệm, phương pháp tiến hành đạt hiệu quả cao; nâng cao kỹ năng nhận biết vật thể qua hình ảnh từ máy soi hàng hóa, hành lý.

Thường xuyên tổ chức hội nghị tổng kết chuyên án, vụ việc, rút kinh nghiệm để củng cố, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng, đồng thời tuyên truyền về công tác PCMT; kịp thời động viên, khen thưởng lực lượng tham gia công tác đấu tranh chuyên án, vụ việc.

Đồng thời quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức về ma túy và đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; lưu ý hướng đến đối tượng tuyên truyền là người dân, shipper… nhằm trang bị những thông tin cơ bản liên quan, đặc biệt là thông tin về phương thức thủ đoạn mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, qua đó nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lợi dụng, tiếp tay cho tội phạm ma túy.

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy [Bộ Công an], trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng chức năng 10 tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia phát hiện 1.902 vụ, bắt giữ 3.595 đối tượng, thu giữ: 65,6 kg heroin, 8 kg cần sa, 591,9 kg + 99.176 viên ma túy tổng hợp.

Trong thời gian thực hiện cao điểm [từ ngày 15/4 đến ngày 15/6], lực lượng chức năng của Việt Nam đã bắt giữ 413 vụ, 754 đối tượng, thu giữ 406,420 kg ma tuý tổng hợp, 6,015 kg ketamine, 42,472 kg heroin, 0,033 kg MDMA, 0,047 kg cần sa, 300 gói nước vui cùng nhiều vật chứng khác có liên quan.

Chủ Đề