Mặt trăng Song Ngư là gì

Song Ngư [chiêm tinh]

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Đừng nhầm lẫn với Song Ngư [chòm sao].
Song NgưBiểu tượng Hoàng ĐạoKhoảng thời gianChòm saoNguyên tốPhẩm chất Hoàng ĐạoChủ tinhVượng tinhTù tinhHãm tinh
Hai con cá bơi ngược đầu, được nối với nhau bởi sợi xích ở phần đuôi.
19 tháng 2 - 20 tháng 3
Chòm sao Song Ngư
Nước
Linh hoạt
Sao Mộc [truyền thống], Sao Hải Vương [hiện đại]
Sao Kim
Sao Thủy [truyền thống], Sao Diêm Vương [hiện đại]
Sao Thủy

Song Ngư - Pisces [] [/ˈpsz/;[1][2] tiếng Hy Lạp cổ: Ἰχθύες Ikhthyes] là cung chiêm tinh thứ mười hai và cuối cùng trong Hoàng đạo.

Đây là một cung Biến Đổi [Mutable Signs], tiêu cực. Nó trải dài từ 330° đến 360° của kinh độ thiên thể. Theo cung hoàng đạo nhiệt đới, Mặt Trời đi qua khu vực này trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 20 tháng 3. Trong chiêm tinh học thiên văn, Mặt Trời hiện đang đi qua chòm sao Song Ngư từ khoảng ngày 12 tháng 3 đến ngày 18 tháng 4.[3][4] Theo cách giải thích cổ điển, biểu tượng của con cá có nguồn gốc từ loài Nhân mã [ichthyocentaurs], người đã hỗ trợ Aphrodite khi cô được sinh ra từ biển.[5]

Theo một số nhà chiêm tinh nhiệt đới, thời đại chiêm tinh hiện tại là Thời đại Song Ngư,[6] trong khi một số khác vẫn giữ quan điểm rằng hiện nay là Thời đại Bảo Bình.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

"Một sợi dây nối đuôi của Song Ngư, hai con cá," từ Atlas Coelestis.

Trong khi cung chiêm tinh Song Ngư theo định nghĩa là đi từ kinh độ hoàng đạo 330 ° đến 0 °,[7] thì hiện nay vị trí này hầu hết đã bị che phủ bởi chòm sao Bảo Bình do tiến động khi chòm sao và cung nằm trùng nhau.

Ngày nay, Điểm đầu tiên của Bạch Dương, hay tiết Xuân phân [vernal equinox], nằm trong chòm sao Song Ngư.[8][2]

Không có ngôi sao sáng nào nằm trong chòm sao Song Ngư,[2] những ngôi sao sáng nhất chỉ có cấp sao đứng thứ tư.[9] Một ngôi sao nằm trong chòm sao, Alpha Piscium, còn được gọi là Alrescha, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập الرشآء al-rišā, có nghĩa là "dây giếng nước", [10] hoặc "dây".[9]

Tuy nhiên, chòm sao khác với vị trí thiên văn ở vùng không gian mà cung hoàng đạo này ngự trị. Các chòm sao trong thời gian trước đó chủ yếu được sử dụng làm mốc đánh dấu để giúp xác định tầm ảnh hưởng của bầu trời. Thế nhưng, cung Song Ngư vẫn nằm trong khoảng 30 độ thuộc kinh tuyến 330 ° - 0 °.

Ptolemy mô tả sao Alpha Piscium là điểm mà các sợi dây nối hai con cá được thắt lại với nhau.[9] Ký hiệu chiêm tinh cho thấy hai con cá bị giữ lại bởi một sợi dây,[11][12][13][14] được đặc trưng bởi miệng hoặc đuôi.[15] Những con cá thường được miêu tả là bơi ngược chiều nhau; điều này thể hiện tính đối lập trong bản chất của cung Song Ngư. Chúng được Sao Hải Vương cai trị.[11][16] Mặc dù chúng xuất hiện như là một cặp, nhưng tên của cung Hoàng đạo trong tất cả các ngôn ngữ ban đầu chỉ đề cập đến một loài cá, ngoại trừ tiếng Hy Lạp, [17] tiếng Rumani, Bungari, Hà Lan, Hungari, Latvia và Ý. Song Ngư thuộc nhóm nguyên tố nước và dễ biến đổi của Hoàng đạo.

Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Những liên hệ với thần thánh của Song Ngư bao gồm Poseidons / Neptune, Chúa, Aphrodite, Eros, Typhon, Vishnu[18] và nữ thần Inanna của người Sumer.

Trong thần thoại sơ khai[sửa | sửa mã nguồn]

"Pisces" là từ trong tiếng Latinh để chỉ "Những con cá".[19] Đây là một trong những cung hoàng đạo sớm nhất được ghi nhận, hình ảnh hai con cá xuất hiện cách đây khoảng 2300 TCN từng được tìm thấy trên nắp quan tài Ai Cập.[20]

Theo thần thoại Hy Lạp, Song Ngư đại diện cho con cá, đôi khi được đại diện bởi cá koi, trong đó Aphrodite [cũng được coi là thần Venus] [21] và cậu con trai là Eros [cũng được coi là thần Cupid][21] đã biến hình để thoát khỏi con quái vật Typhon.[2][22][19] Typhon là "cha đẻ của tất cả quái vật", đã được Gaia gửi đến để tấn công các vị thần, khiến Pan phải cảnh báo những vị thần khác trước khi chính mình biến thành cá phèn và nhảy xuống sông Euphrates.[9] Một truyền thuyết tương tự, trong đó cá "Pisces" mang Aphrodite và con trai của nàng thoát khỏi nguy hiểm, được tái hiện trong tác phẩm thơ năm tập Astronomica: "Venus ow'd her safety to their Shape." của Manilius [21]Một truyền thuyết khác đó là một quả trứng rơi xuống sông Euphrates, sau đó đã bị cá lăn vào bờ. Chim bồ câu ngồi trên quả trứng cho đến khi nó nở, từ đó sinh ra nữ thần Aphrodite. Như là một biểu hiện của lòng biết ơn đối với con cá, Aphrodite đã đưa con cá lên bầu trời đêm.[9]

Vì những câu chuyện thần thoại này, chòm sao Song Ngư còn được gọi là "Venus et Cupido," "Venus Syria cum Cupidine," "Venus cum Adone," "Dione" và "Veneris Mater,"[21]sau này là thuật ngữ Latinh chính thức để chỉ người mẹ.

Nguồn gốc cung Song Ngư trong thần thoại Hy Lạp đã được nhà chiêm tinh học người Anh Richard James Morrison trích dẫn như một ví dụ về những câu chuyện ngụ ngôn bắt nguồn từ học thuyết chiêm tinh học nguyên thủy, và cho rằng "ý định ban đầu của nó sau đó đã bị cả các nhà thơ và linh mục sửa đổi lại."[22]

Trong thần thoại và tôn giáo hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Purim, một ngày lễ của người Do Thái, rơi vào lúc trăng tròn trước Lễ Vượt Qua, căn cứ theo thời điểm trăng tròn ở Bạch Dương, tiếp nối Song Ngư.[23] Câu chuyện về sự ra đời của Chúa Kitô được cho là kết quả của tiết Xuân phân đi vào chòm sao Song Ngư, khi Đấng Cứu Thế của Thế giới xuất hiện với tư cách là một Ngư dân. Điều này tương đương với việc sẽ bước đến Thời đại Song Ngư.[24]

Thời đại chiêm tinh[sửa | sửa mã nguồn]

Ký tự ichthys thời kỳ đầu của Cơ đốc giáo được khắc với các chữ cái Hy Lạp trên đá cẩm thạch trong tàn tích Hy Lạp cổ đại ở Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ.

Thời đại chiêm tinh là một khoảng thời gian trong chiêm tinh học song song với những thay đổi lớn trong sự phát triển của cư dân trên Trái đất, đặc biệt liên quan đến văn hóa, xã hội và chính trị, và có mười hai thời đại chiêm tinh tương ứng với mười hai cung Hoàng Đạo. Các thời đại chiêm tinh xảy ra do một hiện tượng được gọi là tuế sai của Xuân phân, và một thời kỳ hoàn chỉnh của tuế sai này được gọi là Năm Vĩ đại hay Năm Platon.

Thời đại Song Ngư bắt đầu vào khoảng năm 1 sau Công nguyên và sẽ kết thúc vào khoảng năm 2150 sau Công nguyên.[a]Với câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giê-su trùng với ngày này,,[25] nhiều biểu tượng Kitô giáo cho Chúa Kitô sử dụng biểu tượng chiêm tinh của Song Ngư,[26] là những con cá.[27] Bản thân hình tượng Chúa Giê-su mang nhiều tính khí và đặc điểm tính cách của một Song Ngư,[28] và do đó được coi là một nguyên mẫu của người thuộc cung Song Ngư.[29] Hơn nữa, mười hai tông đồ được gọi là "những người đánh cá của loài người", những người theo đạo Cơ đốc ban đầu tự gọi mình là "những con cá nhỏ", và một ký hiệu cho Chúa Giê-su trong tiếng Hy Lạp để chỉ loài cá, "Ikhthus."[27] Với điều này, thời kỳ bắt đầu, hay "Tháng Vĩ đại của Song Ngư", được coi là sự khởi đầu của tôn giáo Cơ đốc.[30] Thánh Peter được công nhận là tông đồ thuộc cung Song ngư.[31]

Biểu tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Ở nơi sâu thẳm của đại dương, có một cặp cá màu sặc sỡ, chúng liên kết với nhau bằng một sợi dây xích màu bạc, đây chính là hình ảnh tượng trưng của những người sinh thuộc chòm Song Ngư. Họ phần lớn là để mặc cho số phận, không thích theo đuổi danh lợi. Cặp cá này đang vui vẻ tự tại, đợi những đợt sóng dâng trào không ngưng cuốn chúng trôi dạt đến nơi nào đó. Song Ngư thích hoạt động trầm tĩnh, tự vui với bản thân.

Biểu tượng của Song Ngư là cách điệu của hai con cá. Truyền thuyết cung này có từ thời Sumer, nhưng câu chuyện được biết đến nhiều nhất có từ thời Hy Lạp. Aphrodite và người con trai Eros đã bị con quái vật Typhon rượt đuổi. Họ thoát chết trong gang tấc khi nhảy xuống nước và biến thành cá. Người tuổi Song Ngư thường trốn mình trong biển cả của trí tưởng tượng.

Các bài liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cung chiêm tinh
  • Song Ngư [chòm sao]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nhà xuất bản Đại học Oxford.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFNhà_xuất_bản_Đại_học_Oxford [trợ giúp]
  2. ^ a b c d O'Shea, Ellsworth & Locke 1920, tr.4638.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFO'SheaEllsworthLocke1920 [trợ giúp]
  3. ^ IAU.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFIAU [trợ giúp]
  4. ^ Shapiro 1977.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFShapiro1977 [trợ giúp]
  5. ^ Atsma 2017.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAtsma2017 [trợ giúp]
  6. ^ Nicholas Campion, [1988] The Book of World Horoscopes Aquarian Press, Wellingborough ISBN 0-85030-527-6
  7. ^ Louis 1998, tr.169.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLouis1998 [trợ giúp]
  8. ^ Ridpath 2001, tr.8485.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFRidpath2001 [trợ giúp]
  9. ^ a b c d e Star Tales.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFStar_Tales [trợ giúp]
  10. ^ Allen 1899, tr.538.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAllen1899 [trợ giúp]
  11. ^ a b Leo 1899, tr.39.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLeo1899 [trợ giúp]
  12. ^ Roback 1854, tr.41.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFRoback1854 [trợ giúp]
  13. ^ Hutton 1815, tr.368.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFHutton1815 [trợ giúp]
  14. ^ Cross Smith 1828, tr.57.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCross_Smith2828 [trợ giúp]
  15. ^ Mowat, Cooper & MacTavish 1903, tr.34.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFMowatCooperMacTavish2903 [trợ giúp]
  16. ^ Guttman, Guttman & Johnson 1993, tr.359.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFGuttmanGuttmanJohnson1993 [trợ giúp]
  17. ^ Allen 1899, tr.338.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAllen1899 [trợ giúp]
  18. ^ Battistini 2007, tr.62.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBattistini2007 [trợ giúp]
  19. ^ a b Britannica.com.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBritannica.com [trợ giúp]
  20. ^ Guttman, Guttman & Johnson 1993, tr.357.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFGuttmanGuttmanJohnson1993 [trợ giúp]
  21. ^ a b c d Allen 1899, tr.339.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAllen1899 [trợ giúp]
  22. ^ a b The Metropolitan 1834, tr.94.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFThe_Metropolitan1834 [trợ giúp]
  23. ^ Bobrick 2006, tr.9.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBobrick2006 [trợ giúp]
  24. ^ Bobrick 2006, tr.10.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBobrick2006 [trợ giúp]
  25. ^ Freke & Gandy 2001, Myth becomes History.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFFrekeGandy2001 [trợ giúp]
  26. ^ Scott 1996, tr.73.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFScott1996 [trợ giúp]
  27. ^ a b Freke & Gandy 2001, The New Age.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFFrekeGandy2001 [trợ giúp]
  28. ^ Ankerberg 2011, 10.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFAnkerberg2011 [trợ giúp]
  29. ^ Guttman, Guttman & Johnson 1993, tr.360.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFGuttmanGuttmanJohnson1993 [trợ giúp]
  30. ^ Freke & Gandy 2001, The Greatest story ever told.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFFrekeGandy2001 [trợ giúp]
  31. ^ The Open Court 1920, tr.300.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFThe_Open_Court1920 [trợ giúp]
  1. ^ Có một số khác biệt về thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian chiêm tinh. Sự biến đổi trong "Thời đại của Song Ngư" được cho là từ năm 1 sau Công nguyên cho đến năm 2150 sau Công nguyên, 498 sau Công nguyên đến năm 2654 sau Công nguyên và 100-90 trước Công nguyên cho đến năm 2680 sau Công nguyên theo cách giải thích của Neil Mann, Heindel Rosicrucian, và Shephard Simpson, tương ứng.
  • x
  • t
  • s
Đai Hoàng đạo
Chiêm tinh học | Cung Hoàng ĐạoThiên văn học | Các chòm sao của đường Hoàng Đạo
Bạch DươngKim NgưuSong TửCự GiảiSư TửXử NữThiên BìnhThiên YếtNhân MãMa KếtBảo BìnhSong Ngư
Bạch DươngKim NgưuSong TửCự GiảiSư TửXử NữThiên BìnhThiên YếtXà PhuNhân MãMa KếtBảo BìnhSong Ngư
Xem thêm: Tọa độ hoàng đạo · Nhà · Tuế sai của các điểm phân · Cung Hoàng Đạo thứ 13 · Ánh sáng hoàng đạo
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ //vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Song_Ngư_[chiêm_tinh]&oldid=67732802
Thể loại:
  • Cung Hoàng Đạo
  • Chiêm tinh học
Thể loại ẩn:
  • Lỗi không có mục tiêu Harv và Sfn
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Bài viết có văn bản tiếng Hy Lạp cổ
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai

Video liên quan

Chủ Đề