Mẫu đánh giá nguy cơ rủi ro năm 2024

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về rủi ro, tai nạn lao động thì việc đánh giá rủi ro là điều bắt buộc để kiểm soát được các mối nguy hại, nguy hiểm ảnh hưởng đến người lao động và đảm bảo an toàn cho khu vực làm việc đó. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động được thực hiện ở những thời điểm nhất định. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động.

Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động

Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.

Đánh giá rủi ro an toàn lao động

Doanh nghiệp bắt buộc phải đánh giá rủi ro khi hoạt động kinh doanh các ngành nghề được quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH: Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

Thi công công trình xây dựng.

Đóng và sửa chữa tàu biển.

Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.

Tái chế phế liệu.

Vệ sinh môi trường.

Thời điểm đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động

Việc đánh giá được thực hiện tại các thời điểm sau:

⚜️ Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

⚜️ Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần/năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định.

⚜️ Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động

Đánh giá rủi ro an toàn lao động trong xây dựng

Quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động

Căn cứ theo Thông tư này, việc đánh giá sẽ được thực hiện theo các bước sau, cụ thể:

✅ Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động

Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ theo khoản 2 Điều 76 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước.

Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch.

Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.

Lưu ý: Các nội dung chủ yếu của việc lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động cho doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều này. Khi lập kế hoạch thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các công việc được quy định tại Điều 4 Thông tư 07:

Xác định Mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất [nếu có] và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

✅ Dự kiến kinh phí thực hiện.

Quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động

Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động

Bước 1: Xác định mối nguy hiểm, rủi ro

Trước tiên, cần xác định rõ các mối nguy hại có thể gây nguy hiểm cho nhà thầu/người lao động/khách hàng khi đến công trình bằng cách khảo sát nơi làm việc. Không xác định trước các mối nguy hiểm và rủi ro có thể dẫn đến việc mất kiểm soát các mối nguy này.

Có nhiều phương pháp để xác định rủi ro như:

Checklist

Benmarking

Phân tích các kịch bản rủi ro

Đánh giá tính tổn thương

Brainstorming

Control Seft Assessment [CSA]

Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng, và ảnh hưởng như thế nào

Sau khi xác định được những mối nguy thì người đánh giá cần hiểu rõ đối tượng có thể bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nó. Không cần phải ghi chi tiết theo tên mỗi người, bạn chỉ cần xác định theo nhóm người. Với mỗi nhóm, bạn hãy xác định xem họ có thể bị ảnh hưởng như thế nào [có thể là tổn thương hoặc bệnh nghề nghiệp nào sẽ xảy ra].

Ví dụ như: các nhà thầu, khách đến thăm, công nhân bảo dưỡng,… là những người không hẳn sẽ ở nơi làm việc toàn thời gian nhưng cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, xem xét thêm cộng đồng xung quanh nơi làm việc có bị ảnh hưởng hay không. Nếu như bạn dùng chung khu làm việc với doanh nghiệp khác, hãy chú ý đến các hoạt động tổ chức của bạn có ảnh hưởng đến họ không, và ngược lại.

Bước 3: Đánh giá rủi ro – Xác định và quyết định về các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn sức khỏe

Đánh giá cấp độ nghiêm trọng của rủi ro. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của rủi ro được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: Khả năng xảy ra và Mức độ ảnh hưởng. Khi phát hiện được những mối nguy hiểm, người đánh giá cần đưa ra tất cả biện pháp khả thi cho những mối nguy đó nhằm đảm bảo được sự an toàn cho người lao động trước nguy hại đó. Kết quả tính toán đó sẽ được sắp xếp từ cao xuống thấp.

Người thực hiện đánh giá cần xác định các mức độ nghiêm trọng của rủi ro để tập trung nguồn lực. Ví dụ:

Mức độ nghiêm trọng từ 1 đến 2: không xem xét

Mức độ nghiêm trọng từ 3 đến 6: Xem xét 1 năm/lần

Mức độ nghiêm trọng từ 5 đến 9: Xem xét 6 tháng/lần

Mức độ nghiêm trọng từ 10 đến 16: Tập trung nguồn lực sau mức ưu tiên

Mức độ nghiêm trọng từ 20 đến 25: Xem xét và tập trung nguồn lực ngay lập tức

Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro và khung thời gian

Trường hợp người đánh giá quyết định thêm các biện pháp kiểm soát bổ sung thì người đó phải đảm bảo các biện pháp đó được thực hiện. Cần phân công rõ ràng về trách nhiệm, khung thời gian và ngày thực hiện cụ thể cho từng cá nhân.

Thêm vào đó bạn có thể sắp xếp tổ chức huấn luyện cho người lao động về những rủi ro chính còn tồn tại và biện pháp có thể kiểm soát chúng. Đồng thời, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng những biện pháp kiểm soát vẫn được duy trì.

Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi ro, và cập nhật cần thiết.

Ghi lại và trình bày các phát hiện. Sắp xếp để giám sát hiệu quả các biện pháp kiểm soát rủi ro.

Doanh nghiệp cần cập nhật việc đánh giá rủi ro, liên tục rà soát định kỳ về các thay đổi có thể dẫn đến các mối nguy hiểm mới để tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.

Đơn vị đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn lao động

Đánh giá rủi ro an toàn lao động là một phần quan trọng của quá trình quản lý an toàn lao động tại mọi doanh nghiệp.

CRS VINA là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghệ cao. Với cam kết về chất lượng và an toàn, CRS VINA luôn đặt sự an toàn lao động và bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu.

Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là gì?

Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.

Tại sao phải đánh giá rủi ro?

Đánh giá rủi ro là hoạt động quan trọng trong việc bảo vệ người lao động và doanh nghiệp. Và cũng là việc làm tuân thủ theo quy định của Pháp luật. Thực hiện tốt việc đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là biện pháp bảo vệ người lao động. Từ đó cũng hạn chế được tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đánh giá mức độ rủi ro là gì?

Đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và định mức rủi ro. Các rủi ro có thể được đánh giá ở cấp độ tổ chức, cấp độ phòng ban, dự án, hoạt động riêng lẻ hoặc rủi ro cụ thể. Công cụ và kỹ thuật khác nhau có thể thích hợp trong các bối cảnh khác nhau.

Sự rủi ro là gì?

Rủi ro là một cách gọi về những điều không tốt lành và không tốt đẹp. Thuật ngữ này đề cập tới sự không chắc chắn trong hệ quả, tác động của một hành động bất kỳ có liên quan đến những thứ mà con người coi trọng [chẳng hạn như sức khỏe, hạnh phúc, của cải, tài sản hoặc môi trường].

Chủ Đề