Mẫu đơn tố cáo là gì

Mẫu đơn tố cáo? Mẫu đơn tố giác tội phạm? Mẫu đơn thư tố cáo hành vi lừa đảo? Tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định Luật tố cáo 2011? Thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo? Tố giác tội phạm và trách nhiệm giải quyết tố giác tội phạm?

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạnMẫu đơn tố cáo, tố giác tội phạm, mẫu đơn thư tố cáo lừa đảo. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:1900.6568 để được tư vấn hỗ trợ!

Trên thực tế, việc bắt gặp các hành vi như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, không ít, và người dân mong muốn tố cáo đến các cơ quan chức năng các hành vi vi phạm đó. Tuy nhiên, chưa ai biết thủ tục tố cáo ra sao, viết đơn tố cáo thế nào. Mẫu đơn tố cáo đơn tố giác tội phạm, đơn tố cáo lừa đảo nhằm mục đích cho tố cáo, khiếu nại những hành vi vi phạm pháp luật hoặc lừa đảo được gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm giải quyết các vấn đề được trình bày trong đơn tố cáo. Mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân của người tố cáo, tố cáo ai, thông tin của người bị tố cáo, hành vị muốn tố cáo là gì?

Luật sư tư vấn thủ tục tố cáo tội phạm, tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền:1900.6568

Dưới đây, Công ty luật Dương Gia muốn cung cấp đến các bạn mẫu đơn tố cáo đơn tố giác tội phạm, đơn tố cáo lừa đảo mới nhất.

Mẫu đơn tố cáo tội phạm: Sử dụng khi bạn phát hiện ra và muốn thông báo đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Tuy nhiên, bạn mới chỉ biết đó là hành vi vi phạm pháp luật chứ chưa lượng hình, chưa biết là vi phạm quy định nào, xử phạt ra sao.

Mẫu đơn tố giác tội phạm: Sử dụng khi bạn phát hiện ra và muốn thông báo đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Tuy nhiên, mẫu đơn này được sử dụng khi bạn biết rõ hành vi vi phạm kia vi phạm quy định nào, quy định ở đâu và lượng hình như thế nào.

Mẫu đơn thư tố cáo, tố giác lừa đảo: Là một loại đơn tố cáo, đơn tố giác. Tuy nhiên, số lượng vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng lớn nên mẫu đơn này được thiết kế riêng dành cho trường hợp đó.

1. Mẫu đơn tố cáo

Tải về đơn tố cáo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại tố cáo hành chính viết tay mới nhất năm 2022

Độc lập Tự do Hạnh phúc

., ngày . tháng năm .

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: .. [1]

Tên tôi là:

Địa chỉ:

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: ..[2]

Nay tôi đề nghị: . [3]

Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2022

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

NGƯỜI TỐ CÁO
[Ký, ghi rõ họ tên]

Ghi chú:

[1] Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo, vs dụ: Công an xã/phường.; Công an quận/huyện..

[2] Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.

[3] Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Mẫu đơn tố giác tội phạm

Tải về đơn tố giác tội phạm

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Xem thêm: Phân tích dấu hiệu của tội phạm và cấu thành tội phạm

Độc lập Tự do hạnh phúc

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Kính gửi:.

Chúng tôi là: . Chức vụ:

Nghề nghiệp: .

Chỗ ở hiện tại: ..

Đăng ký hộ khẩu thường trú: .

Chúng tôi làm đơn này tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông/bà .. ,

Xem thêm: Tội phạm là gì? Phân loại, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm?

Chức vụ: .. về việc .. bao che, xử lý qua loa, cố tình che giấu tội phạm.

Cụ thể:

Ngày//.., .

Từ sự việc và phân tích kể trên đã thấy rõ hành vi sai phạm như sau:

1

2 .

3 .

4 .

Xem thêm: Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành, ý nghĩa của cấu thành tội phạm?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông/bà . đã vi phạm điều .., Bộ luật hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]. Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việc và đề nghị cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đương sự bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của ông/bà ..

Nay chúng tôi làm đơn này và trân trọng gửi kèm theo các bài báo phanh phui sai phạm của ông/bà .. tới cơ quan chức năng để tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông/bà Kính đề nghị quý cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để bảo đảm việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc.

Kính đơn!

.., ngày..thángnăm

Những người tố giác

3. Mẫu đơn thư tố cáo hành vi lừa đảo

Tải về đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-

Xem thêm: Phân loại tội phạm là gì? Cách phân loại tội phạm theo Bộ luật hình sự?

.., ngày..tháng..năm..

ĐƠN TỐ CÁO

[Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ..]

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN/HUYỆN ..

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN .

Họ và tên tôi: . Sinh ngày: .

Chứng minh nhân dân số:

Ngày cấp: .././.. Nơi cấp: Công an tỉnh .

Xem thêm: Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự?

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại: .

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh/Chị: . Sinh ngày:

Chứng minh nhân dân số: .

Ngày cấp: .. Nơi cấp: .

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại: ..

Xem thêm: Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Vì anh/chị . đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là . Sự việc cụ thể như sau:

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định . đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của tôi.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh/chị đã chiếm đoạt .. triệu đồng của tôi.

Tôi cho rằng hành vi của anh/chị có dấu hiệu phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]. Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ..

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh/chị .. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh/chị . về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Buộc anh/chị . phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Xem thêm: Cách gửi thư nặc danh qua bưu điện? Đơn nặc danh có được xử lý?

Kính mong được xem xét và giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn!

Người tố cáo
[Ký và ghi rõ họ tên]

4. Tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tóm tắt câu hỏi:

Vào thứ 6 tuần trước vợ tôi có bị 1 nhóm người xấu làm quen và kết bạn trên facebook một thời gian dài lợi dụng sự cả tin của vợ tôi nên đã lừa đảo,chiếm đoạt tài sản của gia đình tôi. Cụ thể là họ nói có 1 hộp quà từ Mĩ chuyển về có tiền và những đồ có giá trị và còn gửi cho vợ tôi hình ảnh gói quà đã về tới sân bay Đà Nẵng nhưng do trong hộp quà soi và thấy có rất nhiều tiền nên bị hải quan sân bay giữ lại. Họ yêu cầu chuyển tiền để làm giấy hợp pháp hóa hộp quà kia là của vợ tôi và Vợ tôi phải chuyển số tiền là 28.970.000 vnđ vào tài khoản ngân hàng cho họ để hoàn tất thủ tục. Sau khi gủi xong họ lại thông báo gặp trục trặc. Khi vợ tôi phát hiện ra bị lừa thì sdt liên hệ với người đó vẫn đổ chuông nhưng không nghe máy! Và vợ tôi cũng cho tôi xem số tài khoản và tên tài khoản của người nhận số tiền vợ tôi đã gửi. Trong hoàn cảnh giờ vợ chồng tôi rất bối rối! Rất mong sớm nhận được lời khuyên sự phản hồi góp ý của công ty luật Dương Gia trong thời gian sớm nhất.

Luật sư tư vấn:

Điều 139, Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] quy định như sau:

Điều139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xem thêm: Tố cáo hành vi đánh người? Xử lý hành vi đánh người gây thương tích?

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Tái phạm nguy hiểm;

d] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

Xem thêm: Tố cáo hành vi vu khống gây ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm

g] Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b] Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b] Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đâychiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn giandối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đóvào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ] Tái phạm nguy hiểm;

e] Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b]Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b] Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Với thông tin bạn đưa ra thì chưa thể xác định đúng hành vi của bên kia là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đối với hành vi lừa đỏa chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội có hành vi đưa ra thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì hành vi được thể hiện dưới 2 dạng

Sau khi được chuyển giao tài sản hợp pháp thì người phạm tội có hành bi gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản.

Sau khi được chuyển giao tài sản hợp pháp thì người phạm tội đã sử dụng tài sản đóvào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Với thông tin bạn đưa ra thì chúng tôi chưa thể xác định đúng hành vi của bên kia là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nhưng có thể thấy hành vi của bên kia đã có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của người khác. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách nhanh chóng nhất thì anh hoặc vợ mình có thể đến trực tiếp cơ quan công an cấp huyện để tố giác hành vi này. Sau khi tố giác trực tiếp cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản và giải quyết theo quy định của pháp luật.

5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định Luật tố cáo 2011

Tóm tắt câu hỏi:

Phân biệt thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Luật sư tư vấn:

Căn cứĐiều 31 Luật tố cáo năm 2011quy địnhthẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 32 Luật tố cáo 2011 như sau:

Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật tố cáo 2011, trừ trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật tố cáo 2011.

+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn giải quyết khác với quy định tại Điều 21 của Luật tố cáo 2011 thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có quan hệ pháp luật khác nhau, do đó tùy từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng linh hoạt các quy định về giải quyết tố cáo theo quy định Luật tố cáo 2011.

6. Thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo

Tố cáolà việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo 2011quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Căn cứĐiều 7 Thông tư12/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong công an nhân dân vềtiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo.Việc giải quyết tố cáo phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, cơ quan, đơn vị, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo áp dụng như sau:

Tiếp nhận xử lý tố cáo tiếp

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo xem xét, xử lý như sau:

+ Trong trường hợp đã quá thời hạn giải quyết tố cáo mà vụ việc chưa được giải quyết hoặc có nội dung tố cáo chưa được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, đồng thời yêu cầu báo cáo rõ lý do về việc chưa giải quyết tố cáo.

+ Đối với tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng có tình tiết mới chưa được phát hiện trong quá trình giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo thì yêu cầu người đã giải quyết tố cáo phải tiếp tục giải quyết tố cáo đó theo thẩm quyền.

+ Trường hợp tố cáo tiếp nhưng không có tình tiết mới, không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì không thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư12/2015/TT-BCA.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật để thụ lý, giải quyết lại tố cáo

Khi phát hiện thấy một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật sau đây thì phải thụ lý giải quyết lại tố cáo:

+ Có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo;

+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận nội dung tố cáo;

+ Kết luận nội dung tố cáo không phù hợp với những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được;

+ Việc xử lý cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đã được kết luận;

+ Có bằng chứng về việc người giải quyết tố cáo hoặc người tiếp nhận tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc;

+ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo nhưng chưa bị phát hiện.

Việc tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và quy trình quy định tại Thông tư12/2015/TT-BCA.

7. Tố giác tội phạm và trách nhiệm giải quyết tố giác tội phạm

Tóm tắt câu hỏi:

Dear LUẬT DƯƠNG GIA Đối với 1 đối tượng thường xuyên say sỉn, thường xuyên gây gỗ và đánh nhau, có gây thương tích cho người khác. Đôi khi % thương tật lên đến hàng chục nhưng khi trình bày sự việc lên công anphường họ chỉ hòa giải và giải quyết qua loa. Vậy xin hỏi luật sư làm sao để giải quyết trường hợp này như thế nào? Làm sao để có đầy đủ chứng cứ để có thể kiện đối tượng trên và phải làm gì nếu phường ko giải quyết! Em cám ơn ạ!

Luật sư tư vấn:

Đối với hành vi gây gổ, đánh nhau, có gây thương tích cho người khác mà bạn nhắc tới trong trường hợp bạn đang nêu nếu thỏa mãn các dấu hiệu của Điều 104 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a] Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b] Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c] Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d] Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ] Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e] Có tổ chức;

g] Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h] Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i] Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k] Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vìlý do công vụ của nạn nhân.

Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003,tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104 là tội phạm được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Do đó, khi xảy ra vụ việc tranh chấp liên quan đến gây thương tích và có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà có thêm các dấu hiệu từ điểm a đến điểm k trích dẫn bên trên, đồng thời có yêu cầu khởi tố củangười bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì Cơ quan điều tra sẽ phải ra quyết định khởi tố.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Việc hòa giải ở công an phường mà bạn nêu chỉ mang tình hành chính, nếu hòa giải không thành,người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất cùng kết quả giám định tỷ lệ thương tật phù hợp thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của Điều 104 Bộ luật hình sự 2015và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003.

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

Chức vụ: Chủ sở hữu Website

Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

Tổng số bài viết: 368.636 bài viết

Tải văn bản tại đây

Gọi luật sư ngay
Tư vấn luật qua Email
Báo giá trọn gói vụ việc
Đặt lịch hẹn luật sư
Đặt câu hỏi tại đây

Video liên quan

Chủ Đề