Mẹ uống thuốc đi ngoài khi cho con bú

Trong thời gian cho con bú, các bà mẹ vẫn có khả năng nhiễm bệnh, buộc phải dùng thuốc. Trong đó, có thể là thuốc do bác sĩ kê đơn hoặc tự mua thuốc không kê đơn về uống

Hầu hết các thuốc qua được sữa mẹ chỉ bài tiết vào sữa với nồng độ nhỏ, hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ bú sữa mẹ. Nhưng vẫn có những thuốc có hoạt tính mạnh ở nồng độ thấp, có khả năng gây tác dụng xấu đối với trẻ.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Do đó, khi dùng thuốc ở giai đoạn này, phụ nữ cho con bú cần lưu ý:

- Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

- Nếu có thể, nên chọn các loại thuốc chỉ dùng 1 lần/ngày.

- Ưu tiên chọn các loại thuốc không hoặc bài tiết vào sữa mẹ, không hoặc ít ảnh hưởng lên sự tiết sữa.

- Thời điểm dùng thuốc: ngay sau khi cho trẻ bú xong [tốt nhất là sau cữ bú trước khi trẻ ngủ giấc dài vào ban đêm].

- Tránh sử dụng các thuốc có tác dụng kéo dài [do đào thải chậm] và các dạng thuốc phối hợp [do khó hiệu chỉnh liều]. Nếu dùng dạng thuốc phối hợp, hãy tuân thủ các khuyến cáo đối với thành phần thuốc cần kiểm soát nghiêm ngặt hơn.

- Theo dõi những bất thường của trẻ để báo với bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như trẻ bỏ bú, quấy khóc, buồn ngủ, tiêu chảy…

- Nếu dùng các loại thuốc không được phép cho trẻ bú mẹ, cần vắt bỏ sữa đi và dùng sữa ngoài thay thế. Sau khi ngừng thuốc, cần chờ thêm một khoảng thời gian thích hợp để thuốc đào thải khỏi cơ thể rồi mới cho trẻ bú lại. Thường là 4 lần thời gian bán thải của thuốc, có thể đọc trong toa thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ.

Thuốc nào là an toàn ở phụ nữ cho con bú?

Hiện tại, có khá nhiều thuốc được coi là an toàn cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, thuốc phải được dùng ở liều điều trị thông thường.

Một số thuốc an toàn cho phụ nữ cho con bú:

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen.

- Thuốc điều trị dị ứng như: Loratadin, fexofenadin, certirizin... Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm giảm tiết sữa, đặc biệt khi dùng cùng thuốc pseudoephedrin.

- Kháng sinh: Cephalosporin, penicillin, macrolid. Lưu ý, thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy hoặc tưa miệng ở trẻ.

- Thuốc điều trị nấm: Fluconazol, miconazol, clotrimazol, nystatin.

- Thuốc điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng: Oxymetazolin, phenylephrin. Lưu ý, nếu dùng thuốc dạng uống có thể ức chế sự tiết sữa nhiều hơn so với dạng xịt mũi.

Thuốc điều tr đau dạ dày, khó tiêu: Thuốc kháng acid.

- Thuốc tránh thai: Chỉ dùng loại chứa progestin [levonorgestrel, norethindron].

- Thuốc điều trị táo bón: Lactulose, macrogol, docusat.

Nhiều thuốc được xem là an toàn khi dùng trong thời gian cho con bú, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Mặc dù trên đây là thuốc được đánh giá là an toàn cho mẹ và bé trong thời gian nuôi con bú. Tuy nhiên, các bà mẹ luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng thuốc trong thời gian đang cho con bú, thậm chí ngay cả khi dùng thảo dược, thực phẩm chức năng, vitamin. 

Ngoài ra, trong khi uống thuốc, cần theo dõi sự bất thường của trẻ để báo ngay cho bác sĩ.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cũng giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật nhờ các kháng thể và phát triển khỏe mạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại những lợi ích cho mẹ. Bao gồm: Làm tăng sự gắn kết với bé, giúp tiết kiệm chi phí và giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi được 24 tháng tuổi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội

ThS.DS.Nguyễn Thị Duyên Anh

Cho con bú là giai đoạn rất nhạy cảm bởi lúc này, những gì mẹ ăn hoặc uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên uống thuốc khi đang cho con bú.

Cho con bú mẹ là một niềm hạnh phúc mà chỉ những ai đã trải qua mới có thể hiểu được. Đối với bé, sữa mẹ là món quà quý nhất. Sữa mẹ không chỉ đem đến những lợi ích về sức khỏe mà việc cho con bú còn giúp thắt chặt tình cảm đặc biệt giữa mẹ và con.

Thế nhưng, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là lúc mà mẹ cần phải tuyệt đối chú ý bởi những gì bạn ăn hoặc uống trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua dòng sữa mẹ. Một số loại thuốc có thể an toàn và một số lại không với phụ nữ đang cho con bú. Do đó, nếu bạn băn khoăn đang cho con bú uống thuốc Tây được không, xem ngay những chia sẻ dưới đây để biết có lời giải và hiểu rõ hơn về những thuốc dùng được cho phụ nữ cho con bú.

Đang cho con bú dùng thuốc Tây được không?

Có nên uống thuốc khi đang cho con bú? Mẹ cho con bú có uống thuốc tây được không? Trong thời gian cho con bú, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe và hạn chế dùng thuốc. Tuy nhiên, rất khó để bản thân luôn khỏe mạnh, nếu có vấn đề về sức khỏe, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bởi đa số các loại thuốc mà bạn uống đều sẽ đi vào máu và chuyển vào sữa mẹ. Dù nồng độ thuốc có trong sữa mẹ rất thấp nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tốt nhất khi đang cho con bú, bạn cũng không nên dùng thuốc nếu không phải là trường hợp bắt buộc.

Sẽ có những loại thuốc dùng được cho phụ nữ cho con bú và không gây ra tác dụng phụ cho bé. Thế nhưng, không phải thuốc nào cũng an toàn. Do đó, nếu uống thuốc khi đang cho con bú, bạn nên dùng dưới sự giám sát của bác sĩ. Khi đi khám, bác sĩ sẽ:

  • Kê loại thuốc phù hợp
  • Điều chỉnh liều lượng
  • Giới hạn thời gian sử dụng thuốc
  • Thời điểm dùng thuốc liên quan đến việc cho con bú

Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ thuốc và thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của. Ví dụ, thuốc chống lo âu diazepam có thể gây buồn ngủ và sụt cân ở trẻ bú sữa mẹ, mẹ cho con bú uống kháng sinh có thể khiến bé bị tiêu chảy…

Những thuốc dùng được cho phụ nữ cho con bú

Việc uống thuốc khi đang cho con bú cần hết sức cẩn thận để đảm bảo rằng bé sẽ không bị nguy hiểm do những sai lầm trong việc dùng thuốc. Khi bạn uống, một số loại thuốc sẽ đi vào trong sữa mẹ và đôi khi gây ra một số rủi ro nhất định. Dưới đây là một số loại thuốc an toàn trong thời kỳ cho con bú rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày:

1. Thuốc giảm đau

  • Acetaminophen [Tylenol]
  • Ibuprofen [Advil, Motrin IB]
  • Naproxen [Aleve, Naprosyn] chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.

2. Thuốc kháng sinh

  • Fluconazole [Diflucan]
  • Miconazole [Monistat 3, Micaderm]
  • Clotrimazole [Mycelex, Lotrimin]
  • Penicillins [Amoxicillin, Ampicillin].

3. Thuốc thông mũi, tránh thai

4. Thuốc tiêu hóa

  • Famotidine [Pepcid]
  • Omeprazole [Prilosec]
  • Cimetidin [Tagamet].

5. Thuốc chống trầm cảm

  • Paroxetine [Paxil]
  • Sertraline [Zoloft]
  • Fluvoxamine [Luvox]

6. Thuốc trị táo bón

  • Docusate sodium [Colace].

Uống thuốc khi đang cho con bú: Các loại nên tránh dùng

Nếu uống thuốc khi đang cho con bú, bạn nên tránh dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc chống nấm và thuốc chống co giật là những loại thuốc mà bạn nên tránh. Những loại thuốc này khá độc và chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
  • Iodine [i ốt] rất dễ dàng chuyển vào sữa mẹ. Bạn nên tránh sử dụng thuốc có nồng độ iodine cao vì nó có thể gây ra chứng suy giáp ở trẻ.
  • Những loại thuốc chứa lithium carbonate có thể nguy hiểm cho bé nếu nó hiện diện trong sữa mẹ.
  • Thuốc lá cũng không được phép sử dụng vì chất nicotin trong thuốc lá có thể chuyển vào sữa mẹ và gây nguy hiểm cho bé.

Nếu uống thuốc khi đang cho con bú, hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có các triệu chứng bất thường không.

  • Nếu thấy bé có những triệu chứng bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa ngay. Đây là cách để hạn chế những rủi ro lâu dài về sức khỏe.
  • Không nên cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào để điều trị những dấu hiệu bát thường của trẻ nếu bạn vẫn chưa biết rõ về tình trạng của bé. Việc sử dụng thuốc vào lúc này không những không có lợi mà có thể gây ra những điều không tốt cho sức khỏe của bé.

Sức khỏe và sự an toàn của bé phải là ưu tiên hàng đầu của bạn. Vì vậy, hãy hết sức thận trọng với những loại thuốc mà bạn dùng trong giai đoạn cho con bú nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề