Mở rộng đường 70 hà đông văn điển

Đoạn đường 70 Hà Đông - Văn Điển thường xuyên xảy ra ùn tắc do lượng phương tiện tham gia giao thông đông

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư một số tuyến đường giao thông khung quan trọng giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn ngân sách thành phố, trong đó có tuyến đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển.

Đoạn đường nối Hà Đông - Văn Điển có chiều dài hơn 3km sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành việc nâng cấp và cải tạo, tuyến đường sẽ góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, đoạn đường 70 nối từ Hà Đông - Văn Điển thời gian qua thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, ùn tắc nghiêm trọng. Nguyên nhân do xuất hiện quá nhiều nhiều khu đô thị, tòa nhà cao tầng như: Đại Thanh, Xa La, Thanh Hà… Cùng đó là nhiều bệnh viện, trường học lớn lân cận. Trong khi đó, mặt đường quá nhỏ hẹp, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng...

Theo rà soát của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội, dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 [khởi công ngày 9/1/2021] đã hoàn thành 4/5 gói thầu xây lắp chính. Gói thầu còn lại xây dựng cầu chính vượt sông đang bước vào giai đoạn nước rút hoàn thành các trụ cầu, kết cấu mặt cầu, dự kiến hợp long cầu trước ngày 30/6/2023, thông xe trước ngày 2/9/2023.

Công tác căm mốc GPMB Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang được TP Hà Nội khẩn trường hoàn thành.

Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng, đã hoàn thành và chuẩn bị thông xe. Dự án khởi công từ ngày 22/4/2018, hiện đã cơ bản hoàn thành theo thiết kế và đang triển khai công tác hoàn thiện để thông xe trong quý I/2023.

Đối với dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, song song với việc tập lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, công tác giải phóng mặt bằng [GPMB] đang được các quận, huyện tích cực triển khai. Đến thời điểm này, dự án đã cắm mốc được 36 km/58,2 km, các địa phương đã thành lập Hội đồng, tổ công tác GPMB, cơ bản lập xong phương án GPMB tổng thể và xác định được các khu tái định cư. Sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần được phê duyệt, dự kiến dự án khởi công vào tháng 6/2023 theo tiến độ tại Nghị quyết số 56 của Quốc hội...

Cầu vượt hình chữ C bằng thép nối Phố Phạm Ngọc Thạch với phố Chùa Bộc [quận Đống Đa] đang dần hiện rõ hình hài.

Ngoài các dự án trọng điểm trên, dự án cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đã được UBND TP phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, hoàn thành công tác cắm mốc và bàn giao cho huyện Chương Mỹ GPMB. Dự kiến, các gói thầu khởi công trong năm 2023. Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 cũng đã được UBND TP phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, hoàn thành công tác cắm mốc GPMB, phấn đấu khởi công trong quý II/2023.

Các dự án khác như: Cầu Vân Phúc qua sông Hồng và tuyến đường nối ra Quốc lộ 32, huyện Phúc Thọ, phấn đấu duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong năm 2023; dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đang lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự kiến trình trong quý III/2023; dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo đã hoàn thành công tác trưng bày, triển lãm và tham vấn ý kiến cộng đồng phương án kiến trúc cầu và được UBND TP phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, chấp thuận giao Công ty CP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định; dự án cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển đang chờ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội lấy ý kiến thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án làm cơ sở tiếp tục triển khai.

Hơn 2.300 tỷ đồng thi công 35 dự án giao thông năm 2023

Theo ông Phạm Văn Duân, Phó giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội, nguồn vốn năm 2023 sẽ được ưu tiên đầu tư cho các dự án trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025, dự án trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 nhưng đang triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025...

Các chuyên gia khảo sát mốc giới GPMB phục vụ dự án Đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đoạn đi qua huyện Thường Tín [Hà Nội].

Cụ thể, các dự án trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2; dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp - Vân Cầu Giẽ với đường Vành đai 3.

7 dự án trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 đang triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025 và các dự án lớn, quan trọng đang tập trung triển khai gồm: Hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng; cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên - giai đoạn 2; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3; dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội; cầu qua sông Nhuệ trên tuyến đường Dịch Vọng - Phú Mỹ - Cầu Diễn và đường nối ra Quốc lộ 32; đường tỉnh 421B đoạn cầu vượt Sài Sơn qua khu hành chính huyện Quốc Oai; đường phát triển phía Tây Nam huyện Quốc Oai].

Toàn cảnh nút giao thông cao tầng nhất của Hà Nội, nơi vành đai 2 đi qua ngã tư Giải Phóng - Trường Chinh - Đại La.

25/35 dự án còn lại là các dự án nhỏ [dự án nhóm C]; các dự án vướng mắc về mặt bằng bố trí vốn để tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công dự án; các dự án đã hoàn thành bố trí vốn phục vụ công tác thanh, quyết toán.

Cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 đang vào giai đoạn nước rút cát đích.

TP Hà Nội xác định năm 2023 là năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, trong đó phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, cùng với việc đầu tư ngân sách lớn cho giao thông, TP yêu cầu Sở GTVT tập trung rà soát quy hoạch giao thông Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để cập nhật bổ sung vào quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; tham mưu đề xuất với thành phố bổ sung danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, các công trình giao thông quan trọng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm an toàn giao thông.

Trên công trường cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2 hiện nay có hơn 500 người, làm việc 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ.

Bên cạnh đó, ngành Giao thông TP phải phát huy tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Chủ Đề