Mở tử cung mất bao lâu

Trong giai đoạn cận ngày dự sinh, chắc hẳn nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác lo lắng và bất an khi không biết lúc nào quá trình chuyển dạ sẽ được diễn ra. Phải chăng quá trình chuyển dạ chính là lúc cổ tử cung mở? Cổ tử cung mở có dấu hiệu gì và làm sao có thể nhận biết nó? Lúc này mẹ bầu có cần nhập viện ngay không?... Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho quá trình vượt cạn thành công, các mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay những nội dung liên quan đến “cổ tử cung mở” nhé!

Cổ tử cung mở - quá trình diễn ra qua 4 giai đoạn

Trong quá trình sinh nở, cổ tử cung sẽ là bộ phận có sự thay đổi nhiều nhất và nó đóng vai trò quyết định trong việc bé yêu của bạn chào đời có an toàn hay không. Ngay từ khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ đến khi em bé chào đời cũng là lúc quá trình cổ tử cung giãn nở. Thông thường, cổ tử cung mở sẽ trải qua 4 giai đoạn, bao gồm.

  • Giai đoạn tiền chuyển dạ - chuyển dạ sớm: Lúc này cổ tử cung chỉ mở từ 1-3 cm
  • Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Mở từ 4-7 cm
  • Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp: Cổ tử cung mở 8-10 cm
  • Giai đoạn mở hoàn toàn: khoảng 10 cm – đây chính là thời điểm vàng để quá trình vượt cạn thành công dễ dàng.

Sự giãn mở của cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ

Vậy dấu hiệu giúp nhận biết cổ tử cung mở trong giai đoạn sớm là gì?

Khi cổ tử cung bắt đầu mở các mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn gò co thắt xuất hiện với tần suất khoảng 15 - 20 phút một lần. Ban đầu cổ tử cung chỉ mở khoảng 1 cm và sẽ tăng dần độ rộng thêm 1 cm sau mỗi tiếng.

Cùng với những cơn gò từ nhẹ đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn là sự xuất hiện của chất nhầy. Khi thấy có chút máu đỏ ở đáy quần lót chứng tỏ cổ tử cung đã bắt đầu mở và quá trình sinh có thể diễn ra trong những giờ tới. Lúc này, nếu khoảng cách từ nhà tới viện khá xa, các mẹ nên chuẩn bị đồ và vào viện ngay để được các Bác sĩ, nữ hộ sinh theo dõi và hỗ trợ, hướng dẫn sinh đẻ.

Cổ tử cung mở bao nhiêu phân thì được vào phòng đẻ?

Có nhiều mẹ nghĩ rằng, khi cổ tử cung mở 1cm là bắt đầu được vào phòng đẻ, tuy nhiên trên thực tế nếu tình trạng tim thai, nước ối…bình thường, thì  khi các mẹ đang trong giai đoạn đầu – tiền chuyển dạ, cổ tử cung mở từ 1cm – 4cm thì các mẹ sẽ được Bác sĩ, nữ hộ sinh theo dõi tập trung trong phòng chờ đẻ cho đến khi những cơn co xuất hiện liên tục, cổ tử cung mở từ 7cm các mẹ sẽ được vào ekip đỡ đẻ hưỡng dẫn thở và rặn đẻ.

Tùy theo cơ địa của từng mẹ mà quá trình cổ tử cung mở diễn ra nhanh hay chậm. Có những mẹ cổ cử cung mở 1cm đến khi có thể rặn đẻ chỉ mất khoảng 3 – 5 tiếng, trong khi đó, lại có những mẹ cổ tử cung mở 2cm cũng là cả một quá trình kéo dài đến 2 – 3 tiếng. Ngoài ra, đối với các mẹ sinh con so [sinh con lần đầu] quá trình cổ tử cung mở thường sẽ lâu hơn so với các mẹ sinh con lần 2, lần 3…

Quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hay chậm tùy theo cơ địa từng mẹ

Một lưu ý nhỏ mà các mẹ nhất định cần nhớ: đó chính là trong khi cổ tử cung mở các mẹ không được rặn. Vì nếu không, cổ tử cung có thể bị phù, bé sẽ khó ra. Do vậy, khi cảm thấy muốn rặn , các mẹ hãy há miệng để thở.

Kinh nghiệm giúp cổ tử cung mở nhanh, sinh con dễ dàng

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, để quá trình cổ tử cung mở diễn ra nhanh hơn, giúp các mẹ vượt cạn thành công mà không mất quá nhiều sức, các mẹ có thể thực hiện những việc sau:

  • Đi bộ: Thay vì ngồi hoặc nằm, khi đứng lên đi bộ, bụng bầu sẽ chịu áp lực và em bé sẽ di chuyển nhanh vào vị trí sinh nở, tạo ra những cơn co thắt, giúp tử cung mở nhanh hơn, quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn.
  • Uống nước lá tía tô: Theo kinh nghiệm dân gian nước lá tía tô có tác dụng làm mềm tử cung. Tuy nhiên, các mẹ hãy nhớ rằng, chỉ được uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ thôi các mẹ nhé! Vì nếu uống sớm trước tuần dự sinh có thể dẫn tới sinh non.
  • Ăn dứa/uống nước ép dứa: Trong dứa có chứa enzyme Proteas và Enzyme Bromelain có tác dụng làm mềm cơ tử cung, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ nếu mẹ ăn nhiều. Do vậy, trong những trường hợp quá ngày dự sinh, mẹ cũng có thể ăn/uống nhiều nước ép dứa.

Uống nhiều nước ép dứa giúp quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn

Bên cạnh những kinh nghiệm từ dân gian, với sự phát triển của y học hiện đại, trong một số trường hợp cần thiết, các mẹ sẽ được sử dụng thuốc “kích đẻ” hay thuốc giục sinh để quá trình sinh đẻ được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe, sự an toàn  cho cả mẹ và bé.

Trên đây là những nội dung có liên quan đến “cổ tử cung mở”, hi vọng rằng sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức, sự yên tâm trong những tuần cuối của thai kỳ, giúp các mẹ có được cách xử trí nhanh hơn khi gặp phải những dấu hiệu trong giai đoạn chuyển dạ.

Chúc các mẹ sẽ luôn tràn đầy năng lượng, sức khỏe để vượt cạn dễ dàng trong thời gian tới!

Quá trình để sinh bé cổ tử cung mẹ sẽ mở dần dần để bé chui ra ngoài. Nhiều mẹ sẽ thắc mắc cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh, thời gian từ lúc mở 1cm đến lúc sinh có xa nhau không? Vậy thì hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Sinh nở quả thực là một trải nghiệm thú vị và bất ngờ, đặc biệt với những chị em sinh lần đầu. Bạn cũng đừng nên quá căng thẳng hay mệt mỏi, hãy để việc sinh nở xảy ra tự nhiên.

Trong quá trình sinh con, cơ thể của người mẹ sẽ dần dần trải qua nhiều trạng thái khác nhau. Và cổ tử cung là bộ phận có nhiều thay đổi nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đón chào một sinh linh mới chào đời.

Trước khi đến với câu hỏi cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh thì cần phải tìm hiêu xem cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi gì khi sắp sinh.
 


Khi sắp đến ngày dự sinh, cổ tử cung của mẹ sẽ ngắn lại và giãn mở ra để tạo điều kiện cho em bé dễ dàng lọt qua đường âm đạo khi sinh. Thực chất, các dấu hiệu cổ tử cung mở có thể không nói lên chính xác khi nào mẹ “vượt cạn”. Tuy nhiên, việc nắm được những thông tin này vẫn là cách giúp mẹ yên tâm mọi thứ vẫn tiến triển bình thường và chuẩn bị tốt tâm lý trước khi sinh.

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn làm thế nào biết tử cung mở trước khi chuyển dạ thì hãy tham khảo những thông tin được Hello Bacsi tổng hợp trong bài viết sau.

Bạn cần biết gì về hiện tượng cổ tử cung mỏng đi và giãn mở trước khi chuyển dạ?

Cổ tử cung là phần dưới cùng của tử cung, tiếp nối giữa tử cung và âm đạo. Trong thai kỳ và trước khi chuyển dạ, cổ tử cung thường dài từ 3.5 đến 4 cm. Tùy thuộc vào con so hay con rạ mà hiện tượng xóa mở cổ tử cung sẽ diễn ra trước hay trong chuyển dạ. Nếu bạn mang thai con so, cổ tử cung sẽ xóa trước thành phên mỏng sau đó mở dần đến hết 10 cm để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu bạn mang thai con rạ, do có những lần đẻ trước nên khi có chuyển dạ cổ tử cung sẽ ngắn hơn và hiện tượng xóa mỏng và mở xảy ra cùng lúc. Đến cuối cùng, cổ tử cung sẽ mỏng đi và ngắn lại thành phên mỏng và giãn mở dần để đầu em bé chui qua ngả âm đạo khi sinh.

Thực chất, bạn cần hiểu rằng cổ tử cung mỏng đi [effacement] – hiện tượng xóa khác với hiện tượng giãn mở [dilation]. Cụ thể:

Cổ tử cung mỏng đi và ngắn lại

Được đo bằng phần trăm. Ở mức 0%, cổ tử cung dài ít nhất 2 cm và rất dày. Nếu ở mức 50%, cổ tử cung đã ngắn lại và mỏng đi một nửa so với ban đầu. Khi đạt 100%, cổ tử cung của bạn đã hoàn toàn mỏng đi và sẵn sàng cho quá trình sinh nở.

Cổ tử cung giãn mở

Được đo theo thang từ 0 đến 10 cm. Trong giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở dần dần và cuối cùng đạt 10 cm để em bé lọt qua. Tuy nhiên, đôi khi quá trình sinh nở vẫn diễn ra kể cả khi cổ tử cung của bạn chưa mở được 10 cm, đặc biệt là khi sinh non.

Mặc dù cổ tử cung mỏng đi [effacement] khác với hiện tượng giãn mở [dilation] nhưng cả hai lại có quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì cổ tử cung mỏng đi càng nhanh trước và trong khi chuyển dạ thì càng thúc đẩy sự giãn mở diễn ra nhanh hơn để em bé lọt qua.

Dấu hiệu cổ tử cung mở

Thực chất, dấu hiệu cổ tử cung mở không gây đau đớn như khi chuyển dạ. Thậm chí, một số mẹ bầu có thể không cảm thấy gì khi cổ tử cung bắt đầu mở, đặc biệt ở những người sinh con rạ. Ngược lại, một số mẹ có thể cảm thấy những cơn co thắt bất thường gây khó chịu. Các dấu hiệu khác bao gồm:

Dấu hiệu cổ tử cung mở: Mất nút nhầy và tăng tiết dịch âm đạo

Thông thường, sẽ có một nút dịch nhầy đặc lấp kín phần lỗ của cổ tử cung khi bạn mang thai nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, khi cổ tử cung mỏng đi và giãn mở, nút nhầy có thể bong ra và được đẩy vào đường âm đạo. Lúc này, nút nhầy thường xuất hiện dưới dạng dịch đặc có màu nâu, hồng hoặc đỏ. Bạn có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Sau đó, quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu trong vòng 72 giờ.

Cảm thấy em bé đang tụt thấp xuống khung chậu

Khi em bé bắt đầu tụt xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung khiến cổ tử cung căng và mở ra. Mẹ có thể cảm nhận em bé đang tụt ngày càng thấp xuống dưới. Đồng thời, điều này cũng khiến mẹ nhận ra hình dạng của bụng bị thay đổi. Sự thay đổi này có thể xảy ra vài tuần nhưng cũng có khi chỉ vài giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Lưu ý rằng mẹ có thể trải qua nhiều cảm giác vào giai đoạn cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ có thể khó xác định cảm giác khó chịu là dấu hiệu cổ tử cung mở hoặc bất kỳ vấn đề nào khác. Lời khuyên là mẹ nên đi kiểm tra cổ tử cung khi sắp đến ngày dự sinh để nhận được tư vấn từ bác sĩ nhé!

Các dấu hiệu cổ tử cung mở thường xảy ra trước khi chuyển dạ. Tuy nhiên, sau khi cổ tử cung có sự thay đổi thì thời gian chuyển dạ có thể khác nhau ở từng mẹ bầu. Mỗi mẹ thường sẽ có những độ mở cổ tử cung khác nhau, một số mẹ bầu tuy không mở cổ tử cung khi sắp đến ngày dự sinh nhưng vẫn có thể chuyển dạ trong vòng vài giờ.

Trong hầu hết trường hợp, cổ tử cung của bạn sẽ ngắn lại và mỏng đi trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ. Khi cổ tử cung mở từ 0 đến 4 cm, giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiềm tàng thường kéo dài từ 14 đến 20 giờ hoặc có thể lâu hơn đối với mẹ chuyển dạ sinh con so. Tuy nhiên, dù mất bao lâu thì em bé của bạn chỉ có thể lọt lòng khi cổ tử cung có độ mỏng đạt 100% và giãn mở 10 cm.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề