Một ngày nhan loai ăn bao nhiêu cơm là đủ năm 2024

1 ngày nên ăn mấy bữa là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đối với người bình thường, có thể chọn ăn 3 bữa chính hoặc chia làm nhiều bữa nhỏ. Với người mắc bệnh tiểu đường, bạn nên chia làm nhiều bữa nhỏ. Điều quan trọng là các bữa ăn lành mạnh, hạn chế tối đa đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

1 ngày ăn mấy bữa phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Lời khuyên chung là mọi người nên ăn bữa sáng lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

Đối với người khỏe mạnh, bạn có thể lựa chọn ăn 3 bữa ăn chính hoặc chia nhỏ bữa ăn trong ngày, miễn là các món ăn lành mạnh. Điều này không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ trao đổi chất.

Những người giảm cân nên cân nhắc lựa chọn , đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin, giảm nồng độ insulin trong máu.

2. Bữa ăn nhỏ có làm tăng tỷ lệ trao đổi chất?

Tỷ lệ trao đổi chất là số lượng calo mà cơ thể đốt cháy trong một khoảng thời gian nhất định. Ăn nhiều bữa nhỏ không làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tổng lượng thức ăn tiêu thụ sẽ quyết định lượng năng lượng tiêu hao. Ví dụ, ăn 3 bữa ăn 800 calo sẽ tạo ra năng lượng tiêu hao trong quá trình tiêu hóa thức ăn tương tự như ăn 6 bữa 400 calo.

Nhiều nghiên cứu đã so sánh việc ăn bữa nhỏ với bữa lớn và kết luận rằng không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ trao đổi chất hoặc tổng lượng chất béo bị mất.

3. Bữa ăn nhỏ có giúp cân bằng đường huyết và giảm cảm giác thèm ăn?

Ăn 3 bữa chính trong ngày có thể làm lượng đường trong máu tăng cao và hạ thấp đột ngột, trong khi chia thành các bữa ăn nhỏ hơn sẽ giúp ổn định đường huyết trong suốt cả ngày. Nồng độ đường huyết tăng cao đột ngột là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường.

Chia nhỏ các bữa ăn cũng được chứng minh là giúp cải thiện cảm giác no và giảm cảm giác đói nhiều hơn so với ăn các bữa ăn lớn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bữa ăn sáng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Ăn bữa ăn lớn nhất trong ngày vào buổi sáng có thể giúp làm giảm lượng đường huyết trung bình hàng ngày.

1 ngày ăn mấy bữa là băn khoăn của nhiều người bệnh bị huyết áp

4. Nên ăn sáng hay không ăn sáng?

Một ngày nên ăn mấy bữa? Nên ăn sáng hay không ăn sáng được rất nhiều người băn khoăn. Thực tế, ăn sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong ngày và giảm cân. Các nghiên cứu cho thấy những người bỏ bữa sáng có nhiều khả năng bị béo phì hơn những người ăn sáng. Tuy nhiên, dữ liệu này không chứng minh rằng ăn sáng có thể giúp giảm cân. Điều này rất có thể là do những người bỏ bữa sáng nhìn chung có xu hướng ít quan tâm đến sức khỏe hơn.

Lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn vào buổi sáng. Do đó, ăn sáng nhiều calo có thể giúp duy trì đường huyết ở mức thấp hơn so với ăn bữa tối nhiều calo. Ngoài ra, một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy nhịn ăn đến trưa làm tăng lượng đường trong máu sau bữa trưa và bữa tối. Theo đó, những người bị bệnh tiểu đường hoặc lo lắng về lượng đường trong máu nên cân nhắc ăn sáng lành mạnh.

Lời khuyên chung: Nếu bạn không đói vào buổi sáng, hãy bỏ bữa sáng. Chỉ cần đảm bảo ăn uống lành mạnh cho các bữa ăn còn lại trong ngày.

5. Thỉnh thoảng bỏ bữa có lợi cho sức khỏe

Nhịn ăn gián đoạn là kiêng ăn một cách chiến lược vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như bỏ bữa sáng và bữa trưa mỗi ngày hoặc nhịn ăn hai lần dài hơn 24 giờ mỗi tuần. Các nghiên cứu về việc nhịn ăn gián đoạn cho thấy tỷ lệ trao đổi chất thực sự có thể tăng lên ngay từ đầu. Chỉ sau khi nhịn ăn kéo dài, nó mới giảm.

Ngoài ra, các nghiên cứu ở cả người và động vật đều cho thấy nhịn ăn gián đoạn có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm cải thiện độ nhạy insulin, giảm đường huyết, insulin thấp hơn và nhiều lợi ích khác. Nhịn ăn gián đoạn cũng tạo ra một quá trình làm sạch tế bào được gọi là autophagy, nơi các tế bào của cơ thể loại bỏ các chất thải tích tụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

  • Bỏ đói cơ thể: Bạn cần biết những gì?
  • Tác dụng của phương pháp nhịn ăn gián đoạn lên thể chất và nhận thức
  • Bạn biết gì về các chế độ ăn kiêng đang thịnh hành?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mức năng lượng cần và đủ mỗi ngày cho nữ giới là 2000 calo, nam giới là 2500 calo.

Dựa vào mức calo này, chúng ta có thể tính được lượng cơm và thức ăn nên ăn mỗi ngày.

Nếu một ngày chúng ta ăn 3 bữa chính [bữa sáng - bữa trưa - bữa tối] và 1 bữa phụ thì mỗi bữa một người phụ nữ cần nạp khoảng 500 calo. Như vậy, chúng ta chỉ nên ăn từ 1-2 bát cơm kèm với các loại thức ăn. Nam giới cần mức calo lớn hơn nên có thể ăn 2-3 bát cơm mỗi bữa.

Ngoài ra, chúng ta có thể dựa vào lượng tinh bột và protein cần thiết trong ngày để tính lượng thức ăn, cân đối các loại thực phẩm trong bữa ăn.

Một người bình thường cần náp 4-6g tính bột/1 kg thể trọng. Như vậy, bạn sẽ cần 200-300g tinh bột/ngày, tương đương từ 4-6 bài cơm.

Trong khi đó, chúng ta cần 0,8-1,2g g đạm [protein]/1 kg thể trọng. Trung bình, bạn sẽ cần khoảng 40-60g đạm/ngày tương đương với 500g thịt nạc.

Lượng chất béo cần thiết là 1,1-1,2g/1kg thể trọng và trung bình một người sẽ cần 50-100g chất béo/ngày, tương đương với khoảng 120g lạc [đậu phộng].

Mức năng lượng và lượng thức ăn của một người còn phụ thuộc vào thể trạng, công việc... của người đó.

Lưu ý khi ăn cơm để không bị tăng cân

Nên tăng cường các loại gạo xay xát thô [gạo lứt] để điều chỉnh lượng đường hấp thụ khi ăn cơm.

Khi nấu cơm có thể kết hợp gạo lứt, gạo nâu với gạo trắng. Gạo lứt còn giữ lớp vỏ hạt, lớp aleurone và phôi của gạo, chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ có tác dụng trong việc giảm cân.

Có thể thêm gạo đen, gạo tím vào thực đơn để bổ sung các chất dinh dưỡng mà gạo trắng không có.

Ngoài gạo, bạn có thể bổ sụng các loại ngũ cốc thô, đậu để nấu thành cơm. Cách này giúp bổ sung thêm dinh dưỡng, chất xơ, tạo cảm giác no lâu, hạn chế ăn vặt.

1 ngày nên ăn bao nhiêu cơm để giảm cân?

Trong quá trình giảm cân thì câu hỏi “mỗi bữa nên ăn mấy bát cơm” được các bạn quan tâm rất nhiều. Theo các nhà khoa học thì mỗi ngày cần nạp 2500 calo đối với nam và 2000 calo đối với nữ. Chính vì lý do này bạn nên ăn 2 – 3 bát/ 1 bữa đối với nam và nữ giới từ 1 – 2 bát/ 1 bữa ăn.

1 ngày nên ăn bao nhiêu bữa để giảm cân?

Kristin Kirkpatrick, Giám đốc chăm sóc sức khỏe tại Cleveland Clinic cho biết, điểm mẫu chốt không phải 1 ngày ăn mấy bát cơm để giảm cân mà là cắt giảm tổng lượng calo hàng ngày, bất kể có thường xuyên ăn no hay không, khi bạn tăng từ 3 lên 6 bữa/ngày thì cũng đạt được những lợi ích nhất định.

1 bát cơm thịt băm bao nhiêu calo?

Lượng calo trong một bát cơm thịt băm phụ thuộc vào lượng cơm và thịt băm được sử dụng. Trung bình với một bát cơm thịt băm khoảng 250g sẽ chứa 250-350 calo. Bên cạnh đó, lượng dầu mỡ sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến mức calo trong món ăn này.

1 ngày nên ăn bao nhiêu thịt để giảm cân?

Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày [thịt đã chế biến chín], tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương. Bộ Y tế Anh khuyến cáo những người ăn nhiều hơn 90g thịt đỏ và thịt chế biến mỗi ngày nên cắt giảm xuống 70g, đó là mức tiêu thụ trung bình hàng ngày ở Anh.

Chủ Đề