Mua kinh địa tạng ở đâu

{ "homeurl": "//muasachhay.vn/", "resultstype": "vertical", "resultsposition": "hover", "itemscount": 4, "imagewidth": 70, "imageheight": 70, "resultitemheight": "70px", "showauthor": 0, "showdate": 0, "showdescription": 1, "charcount": 3, "noresultstext": "Không Tìm Thấy!", "didyoumeantext": "Ý bạn là:", "defaultImage": "//muasachhay.vn/wp-content/plugins/ajax-search-lite/img/default.jpg", "highlight": 1, "highlightwholewords": 1, "scrollToResults": 0, "resultareaclickable": 1, "defaultsearchtext": "Tìm sách nhanh nhất...", "autocomplete": { "enabled" : 1, "lang" : "vi" }, "triggerontype": 1, "trigger title": 1, "redirect title": 0, "trigger_on_facet_change": 1, "settingsimagepos": "right", "hresultanimation": "fx-none", "vresultanimation": "fx-none", "hresulthidedesc": "1", "prescontainerheight": "400px", "pshowsubtitle": "0", "pshowdesc": "1", "closeOnDocClick": 1, "iifNoImage": "description", "iiRows": 2, "iitemsWidth": 200, "iitemsHeight": 200, "iishowOverlay": 1, "iiblurOverlay": 1, "iihideContent": 1, "iianimation": "1", "analytics": 0, "analyticsString": "", "redirect title": 0, "redirectClickTo": "results_page", "redirect_on_enter": 0, "redirectEnterTo": "results_page", "overridewpdefault": "0" }

Trụ sở chính: Tòa nhà Viettel, Số 285, đường Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Tiki nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, chưa hỗ trợ mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc trung tâm xử lý đơn hàng

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0309532909 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 06/01/2010 và sửa đổi lần thứ 23 ngày 14/02/2022

© 2022 - Bản quyền của Công ty TNHH Ti Ki

Quyển Kinh Địa Tạng gồm 3 phần chính sau: phần dẫn nhập, phần chánh Kinh, phần hồi hướng.

Bồ Tát Địa Tạng là vị Bồ Tát quan trọng trong 6 vị Bồ Tát Đại Thừa [5 vị còn lại là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền và Di-lặc].

Kinh Địa Tạng mượn hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát Địa Tạng, đề cao hạnh nguyện đi vào thế giới ngục tù, thế giới của những con người mà tâm thứchành động vi phạm luật pháp. Bồ Tát Địa Tạng giúp những kẻ tội phạm trở thành người hiền lương và đạo đức. Triết lý cốt lõi của Kinh Địa Tạng nằm ở chỗ này.

Thông điệp xuyên suốt của kinh Địa Tạng là “phạm pháp, làm ác, tạo tội sẽ bị trừng phạt ngay trong kiếp này và sau khi chết bị đọa lạc.” Cảnh giới tái sinh của con người sau khi chết phụ thuộc vào tổng thể nghiệp ác và thiện, tội và phước. Chết không phải là hết, sau khi chết, con người tiếp tục tái sinh, gặt hái quả lành hay quả khổ do chính mình tạo ra. Những người phạm pháp, tạo tội, gây khổ đau, dù vô tình hay cố ý, nếu không sám hối và nỗ lực chuyển nghiệp, thì sau khi chết sẽ bị đọa vào cảnh giới xấu.

Hiểu theo nghĩa biểu tượng và triết lý, “địa ngục” chính là các hình thức Tù Ngục. Trong khi đó, sự trừng phạt của luật nhân quả tuyệt đối sẽ không bao che. Các loại tù ngục có nhiều hình thái và nặng nhẹ khác nhau, nặng nhất là khổ đau cùng cực, không gián đoạn. “Đọa vào địa ngục” là cách mô tả về các hình thức khổ đau, mà con người phải chịu đựng như hậu quả tất yếu theo cách “ai làm nấy chịu”. Kinh Địa Tạng mượn hình ảnh điạ ngục nói về các hình thức tù ngục nhằm giáo dục đạo lý nhân quả, khuyến khích chuyển nghiệp ác bằng nghiệp thiện, lối sống thiện lành.

 MỤC LỤC

 PHẦN DẪN NHẬP

          1.  Nguyện Hương

          2.  Đảnh Lễ Tam Bảo

          3. Tán Hương

          4. Phát Nguyện Trì Kinh

          5. Tán Dương Giáo Pháp

          6. Chí Tâm Quy Mạng Lễ

    PHẦN CHÁNH KINH

          Phẩm 1:  Thần Thông Trên Cung Trời Đao Lợi

          Phẩm 2:  Phân Thân Tụ Hội

          Phẩm 3:   Xét Soi Nghiệp Quả

          Phẩm 4:   Nghiệp Quả Trong Cõi Diêm-Phù

          Phẩm 5:   Tù Ngục Và Tội Báo

          Phẩm 6:   Đức Phật Tán Dương

          Phẩm 7:   Lợi Ích Kẻ Còn Người Mất

          Phẩm 8:   Vua Diêm-La Khen Ngợi

          Phẩm 9:   Xưng Tụng Danh Hiệu Các Phật

          Phẩm 10: So Sánh Công Đức Bố Thí

          Phẩm 11: Thần Đất Hộ Trì

          Phẩm 12: Thấy Nghe Được Lợi Ích

          Phẩm 13: Thế Tôn Ủy Thác

PHẦN HỒI HƯỚNG

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng].....

Kinh này được cho là ghi lại những lời nói của đức Phật Thích Ca trong khoảng thời gian cuối cuộc đời của mình. Đức Phật nói về những sinh vật trên “Thiên đàng” Trayastrimsa [một thế giới của các vị thần trong vũ trụ học Hindu và Phật giáo] như là một dấu hiệu của sự ghi nhớ và lòng biết ơn dành cho người mẹ yêu quý của mình là Maya.Ý nghĩa trọng tâm của kinh Địa Tạng là “lòng hiếu thảo” với cha mẹ, nó như một ánh sáng rực rỡ chiếu sáng toàn thể vũ trụ. Cả vũ trụ đều vui mừng vì lòng hiếu thảo và vì thế người ta nói: “Trời và đất cho rằng, lòng hiếu thảo là thiết yếu, hiếu thảo là quan trọng nhất, với một người con hiếu thảo, cả gia đình đều an lạc”.Nếu bạn hiếu thảo với cha mẹ, con cái của bạn sẽ hiếu thảo với bạn, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ, con của bạn sẽ đối xử với bạn theo cách tương tự. Người ta có thể nghĩ, “Thế nào là một con người? Không phải chỉ đơn thuần là cố gắng đạt được thành công bằng mọi cách?” Điều này hoàn toàn sai!Nhiệm vụ đầu tiên của con người là hiếu thảo với cha mẹ. Cha mẹ là trời đất, cha mẹ đều là chư Phật. Nếu không có cha mẹ bạn sẽ không có cơ thể, và nếu bạn không có cơ thể, bạn không thể trở thành một vị Phật. Nếu bạn muốn trở thành một vị Phật, bạn phải bắt đầu bằng cách hiếu thảo với cha mẹ.Kinh này cho thấy các phương pháp theo các giáo lý của Phật giáo và giải thích các công đức, đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm. Nó liên quan đến Luật nhân quả và các hoạt động của nó bằng cách mô tả các hậu quả do những hành động xấu gây ra.Nó cũng giúp chúng sinh tránh những sai lầm trong tương lai, gây ra đau khổ không bao giờ hết. Kinh điển đề cập đến trách nhiệm hiếu thảo mà không chỉ ngụ ý về gia đình họ hàng mà còn đối với tất cả chúng sinh như là một phần của một gia đình lớn trong vũ trụ.

Một ngày nọ, khi cô đang cầu nguyện trong đền thờ, cô nghe thấy đức Phật bảo cô hãy về nhà, ngồi xuống và niệm tên của mình. Khi làm như lời dạy của đức Phật, cô thấy mình đã chuyển đến địa ngục, nơi người giám hộ nói với cô rằng, mẹ cô đã đạt được nhiều thành tích nhờ lời cầu nguyện chân thành của cô và đã lên cõi trời.

Địa Tạng Bồ tát là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo, tượng trưng cho “đại nguyện” của Phật pháp. Nhắc đến Bồ tát, chúng ta thường nghĩ đến Quan Âm cứu giúp con người thoát khỏi khổ nạn, hoặc là Văn Thù đem lại trí tuệ cho con người, nhưng Địa Tạng Bồ tát lại thường bị chúng ta bỏ qua.

Trong dân gian, Địa Tạng Bồ tát còn được gọi là “Địa Tạng Vương Bồ tát”, bởi vì ngài sống trong địa ngục, phát nguyện “địa ngục chưa trong sạch, thề không thành Phật”, là vị Bồ tát chuyên phụ trách việc cứu vớt chúng sinh trong địa ngục. Trong xã hội hiện đại, địa ngục không còn khiến cho con người phải khiếp sợ như trong thời cổ đại, nên Địa Tạng Bồ tát cũng dần dần bị mọi người quên lãng. Thực ra, địa ngục của Phật giáo không đơn giản như chúng ta ngày nay vẫn tưởng tượng.

Địa ngục theo quan niệm của Phật giáo thực chất có hai loại, thứ nhất là cõi Địa ngục biển lửa núi dao trong nhận thức của mọi người, thứ hai là do tâm niệm sai lầm mà tạo ra địa ngục ở hiện tại. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thế nào là địa ngục thực sự.

Trước đây đã lâu, có một vị tướng do quân do nghe danh mà đến bái kiến một vị cao tăng, ông thỉnh giáo vị cao tăng: Thế nào là địa ngục, thế nào là Tịnh Độ? Cao tăng cười, rồi bất đồ bắt đầu dùng những lời lẽ vô cùng khó nghe để mắng chửi vị tướng quân. Tướng quân vô cùng kinh ngạc, lập tức nổi giận đùng đùng, rút kiếm trong tay xông vào điện Phật truy sát cao tăng. Cao tăng nép vào một góc nói với tướng quân: “Đây chính là địa ngục”. Tướng quân nghe xong nhanh chóng tỉnh ngộ, vôi tra kiếm vào bao, lập tức chắp tay biểu lộ sự hối lỗi. Cao tăng mỉm cười: “Đây chính là Tịnh Độ”.

Pháp môn của Địa Tạng Bồ tát từ xưa đến nay được cho là pháp môn đơn giản, nhanh chóng nhất để tiêu trừ nghiệp chướng, tích tụ phúc duyên, trừ bỏ khổ nạn. Đối với Phật giáo, pháp môn Địa Tạng không chỉ giúp chúng sinh tịnh hoá nghiệp chướng của bản thân, khiến con người sau khi chết không bị đày xuống địa ngục, đồng thời cũng giúp chúng ta tịnh hoá địa ngục trong tâm niệm hiện tại.

Hiện tại là thời mà chúng ta thường xuyên nhắc đến; rất nhiều sách vở cũng nói với chúng ta về sự tốt đẹp của hiện tại. Bởi vì chúng ta chỉ có thể sống và cảm thụ được trong hiện tại, nên chỉ có nắm bắt từng giây từng khắc, mới có thể cảm thụ được sự vui sướng và hạnh phúc. Nhưng, khi chúng ta thử khai thác và nắm bắt hiện tại của mình, chúng ta lại cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, không hài lòng, nghi ngờ, trống rỗng, thất vọng... Dục vọng quá nhiều, chấp niệm quá nhiều khiến thân thể chúng ta ở nhân gian nhưng tâm đã bị đày xuống địa ngục. Vì thế, Địa Tạng Bồ tát cứu độ địa ngục, pháp môn của ngài là sự dẫn dắt tốt nhất cho chúng ta giải thoát khỏi địa ngục trong tâm niệm.

Sự Chỉ dẫn thứ nhất mà Địa Tạng Bồ tát mang đến cho chúng ta là buông xả. Trong “Kinh Địa Tạng” đã giảng về quá trình tu hành thành đạo của Địa Tạng Bồ tát, đặc biệt nhắc đến khi ngài tu đạo, đã phát ra đại nguyện “chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề, địa ngục chưa sạch, thề không thành Phật” trước mặt Phật Đà. Để có thể cứu độ cho chúng sinh, Địa Tạng Bồ tát đã từ bỏ “thành Phật”; nên để có được, chúng ta cũng phải biết buông xả. Nếu muốn giành được sự yên tĩnh, bạn phải từ bỏ cái tâm danh lợi không biết mệt mỏi; nếu muốn giành được sự thành công, bạn phải vứt bỏ sự hưởng lạc và lười nhác; nếu muốn giành được sự vui vẻ, bạn phải từ bỏ những dục vọng vô biên. Tâm chúng ta giống như một cái chén, nếu bạn muốn đựng hạnh phúc, trước tiên phải để cái chén này trống rỗng, nếu không hạnh phúc không thể vào được. Giống như vậy, khi bạn lâm vào cảnh khốn quẫn, cho dù bạn hy vọng giành được điều gì, nhất định phải biết cách dùng sự buông xả để thay đổi tâm niệm của mình, mới có thể xuất hiện cơ may xoay chuyển.

Sự chỉ dẫn thứ hai mà Địa Tạng Bồ tát mang đến cho chúng ta đó là kiên nhẫn. Sự chuyển biến về tâm niệm chỉ trong phút chốc, mang đến động lực thay đổi hoàn cảnh khốn cùng cho chúng ta, nhưng làm thế nào để đem động lực biến thành hiện thực, đạt được kết quả, thì chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn. Người xưa nói: Biết thì dễ, làm mới khó. Khi chúng ta phát lời thệ nguyện, lập chí có thể rất dễ dàng, vui vẻ, nhưng quá trình thực tiễn lại luôn lâu dài và gian khổ. Một câu “địa ngục chưa sạch, thề không thành Phật” nghe ra rất xúc động tâm can, nhưng quá trình thực hiện lại vô cùng gian khổ. Trách nhiệm của Địa Tạng Bồ tát là đối với chúng sinh, trách nhiệm của chúng ta là đối với chính mình. Nếu biết kiên trì đến cùng, sinh mệnh sẽ xuất hiện kỳ tích; sự lặp đi lặp lại của một tâm niệm sẽ lại quay về điểm ban đầu. Đọc một lần “Kinh Địa Tạng”, bạn sẽ hiểu rõ hàm ý của kiên nhẫn; cho dù vĩ đại như Địa Tạng Bồ tát, sự kiên trì của tâm niệm mới là pháp lực vô biên thực sự.

Địa Tạng Bồ tát không thường xuất hiện như các Bồ tát khác, nhưng lại là một vị Bồ tát quan trọng nhất trong Phật giáo. Phật giáo cho rằng, thời đại ngày nay là thời kỳ không có Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập Niết Bàn, còn Phật Di Lặc vẫn chưa thành đạo. Trong thời gian này, Phật Thích Ca Mâu Ni căn dặn, việc giáo hoá, cứu độ chúng sinh là nhờ vào Địa Tạng Bồ tát, bởi vì pháp môn buông xả, kiên nhẫn của Địa Tạng Bồ tát là phù hợp nhất trong thời đại mà tham vọng vật chất tràn ngập khắp nơi, tâm tính chúng sinh nóng nảy; “Kinh Địa Tạng Bồ tát bản nguyện” cũng được cho là liều thuốc tốt để cứu vớt, chữa trị ngũ trọc ác thế. Trong sách không chỉ khai thị các loại lợi ích như bố thí Tam Bảo, cúng dường Địa Tạng Bồ tát và pháp môn phương tiện trừ chướng ngại, tích luỹ phúc duyên, còn khai thị pháp môn Địa Tạng Bồ tát có thể xoay chuyển hoàn cảnh khốn cùng, giúp đỡ mọi người bước ra khỏi địa ngục của sinh mệnh, giành lại được sự vui vẻ và hạnh phúc.

Hiện nay có rất nhiều học giả đều đề xướng đọc lại kinh điển cổ đại, nhưng việc đọc lại hoàn toàn không phải là đọc một cách máy móc những văn chương cũ kỹ một cách vô cảm, mà là đọc để nhận ra trí tuệ cao siêu của người xưa trong những con chữ sâu sắc. “Đồ giải Kinh Địa Tạng” chính là xuất phát từ góc nhìn hiện đại để nghiên cứu về kinh điển cổ đại. Cuốn sách này lấy cơ sở là cuốn “Kinh Địa Tạng Bồ tát bản nguyện”, tập hợp nội dung của hai cuốn “Kinh Địa Tạng thập luân” và “Chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh”, tiến hành biên tập theo phong cách hiện đại. Như vậy, sẽ giúp cho người đọc hiểu được nội dung và tư tưởng nguyên bản của “Địa Tạng tam kinh”, đồng thời cũng có được những góc nhìn hiện đại mới mẻ, khiến trí tuệ Phật giáo cổ xưa có thể mang lại sự trợ giúp cho cuộc sống của chúng ta. Cuốn sách còn kết hợp với một lượng lớn hình minh hoạ, sơ đồ, nhằm biến những kiến thức trừu tượng, triết lý trở nên linh động, thông qua hình tượng được thị giác hoá, sẽ mang đến cho độc giả một trải nghiệm khác hẳn.

Video liên quan

Chủ Đề