Mức lương thử việc bằng bao nhiêu lương chính

Tôi ra trường được hơn một năm. Mới đây, tôi có xin vào Công ty sản xuất bánh kẹo, thời gian thử việc là 60 ngày với mức lương đối với công việc kế toán nếu được kí kết hợp đồng lao động là 6 triệu đồng. Nhưng khi thỏa thuận hợp đồng thử việc, giám đốc doanh nghiệp thông báo tiền lương thử việc của tôi là 3 triệu đồng/ tháng nếu đồng ý thử việc. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi phía công ty ra mức tiền lương thử việc như vậy có hợp lí hay không.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty luật Thái An. Để giải đáp thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý
  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận giữa hai bên. Nội dung thỏa thuận có thể là về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu đạt được thỏa thuận thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Căn cứ Điều 28 Bộ Luật lao động 2012: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Trong thời gian bạn thử việc thì mức tiền lương thử việc hai bên có thể thỏa thuận với nhau nhưng không được ít hơn 85% mức lương của công việc bạn đang làm. Như vậy theo như thông tin bạn cung cấp thì mức lương thực tế công việc kế toán của bạn 6.000.000 đồng. Mức lương thử việc do bạn và công ty thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 85% của 6 triệu tức là bằng 5.100.000 đồng.

Do đó, mức lương thử việc mà phía công ty đưa ra là 3 triệu/ tháng là chưa đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy khi đã nắm rõ được quy định của pháp luật về vấn đề này bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận lại vs giám đốc công ty để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

3. Xừ lý vi phạm về tiền lương thử việc

Trong trường hợp phía công ty vẫn cố tình giữ nguyên mức lương thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc kế toán bạn xin làm.

Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. c] Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.”

Như vậy đối với hành vi vi phạm trên, phía công ty bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Căn cứ Khoản 3, Điều 6 của nghị định 95/2013/ NĐ- CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:“Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”

Trường hợp của bạn ngoài việc bị xử lý vi phạm thì phía công ty tuyển dụng còn phải khắc phục hậu trả đủ cho bạn 100% tiền lương trong thời gian bạn thử việc.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, trong trường hợp em đi phỏng vấn tại Công ty tài chính mà Công ty đưa ra mức lương thỏa thuận lương thử việc bằng 80% mức lương chính thức là không đúng với quy định pháp luật. Mức lương thử việc theo luật hiện hành là ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Thời gian thử việc có được dùng để tính ngày nghỉ hằng năm không?

Tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động:

1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Do đó, nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc thì thời gian thử việc đó đương nhiên được coi là thời gian để tính ngày nghỉ phép năm. Thời gian thử việc 2 tháng của bạn được dùng để tính ngày nghỉ phép năm.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề