Năm phụng vụ của hội thánh có bao nhiêu mùa

Lịch Phụng vụ tự nó là một hệ thống phức tạp nhằm tưởng niệm và cử hành các biến cố quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô, Đức Maria và các thánh, cũng như những thời điểm quan trọng trong lịch sử của Giáo hội.

Lịch Phụng vụ Công giáo, còn được gọi là Năm Phụng vụ Kitô giáo [hoặc đơn giản là Lịch Công giáo] là một yếu tố trung tâm của thực hành Công giáo. Lịch Phụng vụ, tự nó là một hệ thống phức tạp nhằm tưởng niệm và cử hành các biến cố quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô, Đức Mẹ Maria và các Thánh, cũng như những thời điểm quan trọng trong lịch sử Giáo hội – nghĩa là, về cơ bản, nó là bộ sưu tập các kỷ niệm liên tục diễn ra, bao gồm lịch sử của chính Kitô giáo, điều cần được giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ tín hữu tương lai.

Vì nguồn gốc và sự phát triển của lịch này rõ ràng bắt nguồn từ dòng lịch sử vẫn đang diễn ra của Kitô giáo, nên qua nhiều thế kỷ nó đã có nhiều biến đổi, và do đó, việc thêm các bổ sung vào lịch này được thực hiện một cách tự nhiên và thường xuyên.

Những phát triển ban đầu và việc áp dụng các ngày lễ quan trọng

Nguồn gốc của lịch phụng vụ Công giáo có thể bắt nguồn từ những ngày đầu của chính Kitô giáo. Thực ra, từ thuở đầu, Giáo hội đã cử hành Bí tích Thánh Thể và các thực hành phụng vụ khác mà không nhất thiết phải tuân theo bộ lịch nào. Nhưng khi đức tin lan rộng khắp Đế quốc Rôma, nhu cầu tổ chức và chuẩn hóa việc thờ phượng của cộng đồng Kitô giáo ngày càng phát triển đã trở nên rõ ràng hơn. Đến thế kỷ thứ 4, nền tảng cho lịch phụng vụ đã được đâm chồi – ít là trên khắp lục địa Kitô giáo.

Một trong những bước quan trọng nhất trong sự phát triển của Lịch Phụng vụ Công giáo là việc áp dụng các ngày lễ quan trọng. Trước nhất là những ngày lễ tập trung vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu [tức là Chúa Nhật Phục Sinh] và tưởng nhớ các vị tử đạo. Theo thời gian, các ngày lễ khác đã được thêm vào để kỷ niệm các biến cố như Lễ Giáng sinh của Chúa Kitô [Giáng sinh] và Lễ Truyền tin [25 tháng 3] theo cấu trúc hiện có của lịch Rôma mà Giáo hội đã áp dụng.

Lịch Phụng vụ Công giáo ngày nay

Lịch Phụng vụ Công giáo hiện đại đã được tổ chức theo các mùa phụng vụ khác nhau. Vì Năm Phụng vụ bắt đầu vào Chúa Nhật thứ nhất của Mùa Vọng, nên các mùa [theo thứ tự] là Mùa Vọng, Giáng Sinh, Mùa Thường Niên, Mùa Chay, Tam Nhật Thánh, Lễ Phục Sinh, Lễ Hiện Xuống và Mùa Thường Niên, kết thúc bằng lễ Chúa Kitô Vua. Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, lịch phụng vụ khởi đi từ sự mong đợi Chúa giáng sinh cho đến khi Ngài được nhận biết là Vua vũ trụ – ngày lễ này do Giáo hoàng Piô XI thiết lập vào năm 1925.

Chúng ta có thể thấy, mỗi Mùa Phụng vụ đều có đặc điểm và trọng tâm riêng biệt, phản ánh cuộc đời và những giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, các ngày lễ vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong lịch, tôn vinh các vị thánh, các cuộc hiện ra của Đức Mẹ và các sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo hội.

Do đó, nguồn gốc và sự phát triển của Lịch Phụng vụ Công giáo là một minh chứng sống động cho tính năng động của Giáo hội Công giáo. Từ buổi đầu trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo cho đến những cuộc cải cách phụng vụ vĩ đại của thế kỷ 20, lịch phụng vụ vừa thích nghi và vừa đáp ứng nhu cầu của các tín hữu. Khi thiết lập đời sống phụng vụ cho cộng đoàn các tín hữu, lịch phụng vụ vẫn là nền tảng của đức tin Công giáo, cung cấp một khuôn khổ có cấu trúc và thiêng liêng để thờ phượng, suy tư, hiệp thông với Thiên Chúa và với người khác.

Nhân Năm Phụng Vụ mới của Hội Thánh theo chu kỳ sắp bắt đầu, chúng ta cùng tìm hiểu về Phung Vụ là gì? Năm Phung Vụ, mùa Phụng Vụ…

PHỤNG VỤ LÀ GÌ?

Phụng Vụ tiếng Hoa là Lễ Nghi. Tiếng La tinh là Liturgia. Tiếng Anh là Liturgy. Tiếng Pháp là Liturgie. Phụng là tôn thờ; vụ là việc. Phụng Vụ là việc tôn thờ.

“Phụng Vụ là công trình của Đức Kitô, cũng là hành động của Hội Thánh”. Qua Phụng Vụ, Hội Thánh dự phần vào công việc của Thiên Chúa, tiếp tục công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu [x. GLHTCG 1069], thực thi chức năng tư tế của Đức Kitô để tôn thờ, ca ngợi và tạ ơn Chúa Cha, thể hiện mình như “dấu chỉ hữu hình của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người nhờ Đức Kitô” trong Chúa Thánh Thần [x.GLHTCG 1071].

“Chúa Cha là nguồn mạch và cùng đích của Phụng Vụ”. Ngài được nhận biết và tôn thờ vì đã tạo dựng và cứu độ con người [x.GLHTCG1082]. Chúa Kitô hiện diện, biểu lộ và hoàn thành mầu nhiệm Vượt Qua cuả Người, khi Hội Thánh cầu nguyện, cử hành Phụng Vụ và các Bí tích [x.GLHTCG 1085, 1088]. Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho các tín hữu gặp gỡ Chúa Kitô, khơi lên trong họ sự đáp trả Đức Tin [x.GLHTCG 1092].

Phụng Vụ giúp các tín hữu đi vào sự sống mới của Hội Thánh, và qua cuộc sống mình, diễn tả cho mọi người mầu nhiệm Đức Kitô và bản chất đích thực của Hội Thánh. Vì thế, các tín hữu cần tham dự Phụng Vụ cách ý thức và tích cực [x.GLHTCG 1074, 1068 – TĐCG.tr. 277-278]

NĂM PHỤNG VỤ.

Tiếng Hoa là Lễ nghi niên độ. Tiếng La tinh là Annus Liturgicus. Tiếng Anh là Liturgical Year. Tiếng Pháp là Annèe Liturgique. Năm Phụng Vụ là chu kỳ các mùa Phụng Vụ trong một năm, nhằm cử hành những khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô [x.GLHTCG 1171].

Năm Phụng Vụ có 52 tuần, khởi đầu với Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng và kết thúc với lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Được chia thành 05 mùa như sau :

-MÙA VỌNG gồm bốn Chúa nhật trước lễ Giáng Sinh và kết thúc trước Đêm Giáng Sinh.

-MÙA GIÁNG SINH bắt đầu từ giờ Kinh Chiều I Lễ Giáng Sinh đến hết Chúa nhật Lễ Hiển Linh.

-MÙA CHAY là mùa chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh, bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh. -MÙA PHỤC SINH năm mươi ngày, từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi.

-MÙA THƯỜNG NIÊN : từ sau Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa và kết thúc với Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, kéo dài trong 33 tuần hoặc 34 tuần [tùy năm], được chia làm hai giai đoạn : *Giai đoạn một : bắt đầu từ sau Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa đến trước Lễ Tro. *Giai đoạn hai : từ sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cho đến hết Năm Phụng Vụ [TĐCG tr. 240-241].

MÙA VỌNG.

Tiếng Hoa là Tương lâm kỳ. Tiếng Latinh là Adventus. Tiếng Anh là Advent. Tiếng Pháp là Avent.

Vọng là ước mong. Mùa Vọng là mùa ước mong, trông chờ Chúa đến, cũng là mùa đầu tiên của Năm Phụng Vụ, là thời gian Hội Thánh sống lại niềm mong đợi Chúa đến lần thứ nhất, qua đó canh tân lòng nhiệt thành mong đợi Chúa đến lần thứ hai [x. GLHTCG 524].

Mùa Vọng gắn liền với Mùa Giáng Sinh, gồm bốn Chúa nhật. Tùy từng năm, Mùa Vọng bắt đầu sớm nhất vào ngày 27-11, và trễ nhất vào ngày 03-12.

Lễ phục truyền thống trong mùa này là màu tím, nhưng vào Chúa nhật thứ ba có thể sử dụng màu hồng và được gọi là “Chúa Nhật Hồng”, vì diễn tả niềm vui mừng Chúa đến.

Giáo Hội quy định không được hát Kinh Vinh Danh trong mùa này.[TĐCG tr. 238-239.]

Như vậy, năm C sẽ kết thúc vào Chúa nhật 34-TN, lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ 20-11-2016. Và năm Phụng Vụ mới : Năm A bắt đầu vào Chúa nhật I Mùa Vọng 27-11-2016, là Năm Phụng Vụ 2016-1017.

Chúng ta đã biết : “Phụng vụ là tột đỉnh và nguồn mạch của đời sống Giáo Hội… con cái Thiên Chúa cùng nhau quy tụ ngợi khen Chúa giữa lòng Giáo Hội, thông phần hiến tế và ăn tiệc của Chúa… Chính Phụng Vụ, nhất là Lễ Tạ Ơn, như là nguồn mạch chảy tràn ân sủng vào trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách hữu hiệu, đồng thời Thiên Chúa được vô cùng tôn vinh; đó là điều mà mọi công việc khác của Giáo Hội, đều quy hướng về như là cứu cánh [mục đich cuối cùng]” [PV số 10] Công đồng Vatican II đã diễn tiến trong một bầu khí Đại Kết lạ lùng, vì ngay từ những phiên họp đầu tiên về Phụng Vụ, CĐ. đã xác nhận rằng : Lời Chúa có một địa vị tối thượng trong đời sống, trong đức tin và trong Kinh nguyện của Hội Thánh. Hiến chế về Phụng Vụ số 24 nói : không những Phụng Vụ dùng Kinh Thánh trong các Bài đọc… phải cổ võ cho ai nấy yêu chuộng Kinh Thánh cách đậm đà, sống động. Muốn vậy, phải liệu sao để các Bài đọc Kinh Thánh được dồi dào hơn, thay đổi hơn và thích hợp hơn [PV số 35]. Vì thế, “để dọn cho các tín hữu một bàn ăn Lời Chúa dồi dào hơn, kho tàng Kinh Thánh sẽ được mở rộng hơn, để trong một số năm nhất định, giáo dân được nghe đọc phần quan trọng hơn trong Kinh Thánh [PV 51].

Để thi hành chỉ thị này, bộ sách các Bài đọc đã được phát hành, mà ai cũng thấy ngay được là rất dồi dào.

Mỗi ngày trong Năm Phụng Vụ, đều có bài đọc riêng, sắp đặt theo tiêu chuẩn khác nhau :

– 34 Chúa Nhật sau Lễ Hiển Linh và sau Lễ Hiện Xuống và các ngày trong tuần của thời kỳ này, còn gọi là Mùa Thường niên, đều có các Bài đọc trích liên tục hoặc gần như liên tục từ Kinh Thánh. Các bản văn được lựa chọn không tùy theo nội dung mấy, nhưng chỉ cốt giúp cho tín hữu có một ý niệm khá đầy đủ và đồng đều về các sách chính trong Kinh Thánh.

Trong các thời kỳ quan trọng của Năm Phụng Vụ như các: Mùa Vọng – Giáng Sinh – Hiển Linh – Mùa Chay – Mùa Phục Sinh, các Bài đọc Kinh Thánh đều được lựa chọn cốt để làm sáng tỏ mầu nhiệm cử hành trong thời kỳ đó. Các lễ trọng cũng vậy.

Các Chúa nhật trong tất cả các thời kỳ Phụng Vụ, đều có các Bài đọc được phân phối theo một chu kỳ ba năm A,B,C. Lý do trước hết phải làm như vậy để giáo dân được nghe đọc phần quan trọng hơn trong Kinh Thánh. Nhờ phân chia trong một thời gian dài như vậy, mà các tín hữu, dù chỉ dự lễ Chúa nhật, cũng được nghe hầu như toàn bộ Phúc Âm. Mặt khác, điều đó cũng hợp với con người thời đại. Chúng ta thường cảm thấy thời gian qua rất mau. Đối với một giáo dân thời xưa, cứ mỗi năm nghe dụ ngôn người Samari nhân hậu hay dụ ngôn người quản lý khôn khéo, thì cũng là cách xa rồi, nhưng đối với người thời nay, thì gần quá, vì người ta có cảm tưởng là một năm qua đi mau hơn xưa. Điều này chỉ đúng với người lớn, nên có lẽ phải tính chuyện có cuốn Bài đọc khác cho trẻ em.

Sau nữa, kho tàng Kinh Thánh còn được khai thác nhiều hơn, bằng việc đọc ba Bài đọc trong các lễ Chúa nhật và lễ trọng. Trước hết là một Bài đọc Cựu Ước, trừ Mùa Phuc Sinh thì Bài đọc I lấy trong sách Công vụ Tông đồ, vì mầu nhiệm Phục Sinh và Hiện Xuống đã mở đầu cho một kỷ nguyên mới; rồi Bài Thánh Thư và sau hết là bài Phúc Âm.

Nhưng làm sao biếi năm nào là năm A,B hoặc C? Ví dụ năm I dương lịch [dl] là năm A, thì năm II là năm B và năm III là năm C. Vậy năm dl. nào chia chẵn cho 3 là năm C; năm chia cho 3 còn lẻ 1 là năm A; chia cho 3 lẻ 2 là năm B, Muốn biết năm nào là năm A,B,C, ta lấy tổng của năm đó chia cho 3. Ví dụ : Năm 2016 có tổng là : 2+0+1+6 = 9. Lất số [9] chia chẵn cho 3. Vậy năm 2016 là năm C. Tương tự lấy tổng của năm 2017 là : 2+0+1+7 = 10, chia cho 3 lẻ 1. Vậy năm 2017 là năm A. v.v…Căn cứ vào năm dl.tận cùng bằng các số chẵn [0,2.4.6.8] là năm chẵn; năm dl. tận cùng bằng các số lẻ [1.3.5.7.9] là năm lẻ.

Ví dụ : Năm Phụng Vụ 2016-2017 là năm A vì 2017 chia cho 3 còn lẻ 1 và là năm lẻ vì tận cùng của năm là số 7, một số lẻ. Vì thế, các Bài đọc trong các Lễ Chúa nhật và Lễ trọng đọc năm A. Các Bài đọc ngày thường đọc năm lẻ.

Bài Phúc Âm trong các lễ Chúa nhật và lễ trong được phân phối như sau : Năm A đọc Phúc Âm theo Thánh Mátthêu. Năm B đọc Phúc Âm theo Thánh Máccô. Năm C đọc Phúc Âm theo thánh Luca. Còn Phúc Âm theo Thánh Gioan được đọc một phần trong năm B, vì Phúc Âm theo Thánh Máccô hơi ngắn, và được trích đọc trong một số lễ đặc biệt khác trong cả ba năm.

Còn các ngày thường, Bài đọc 1 chia ra năm chẵn, năm lẻ. Còn Bài Phúc Âm thì chỉ có 1 cho cả năm chẵn và năm lẻ. Các nhân vật chính trong Mùa Vọng là Ngôn sứ Isaia, Thánh Gioan Tiền hô và Đức Trinh Nữ Maria.

Có bao nhiêu mùa trọng năm phụng vụ?

3. Năm phụng vụ có mấy mùa? Năm phụng vụ có năm mùa, đó là: Mùa Vọng, Mùa giáng sinh, Mùa Thường niên, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh.

Năm phụng vụ bắt đầu từ khi nào?

Năm Phụng vụ của Giáo Hội có 52 tuần lễ, khởi đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng và kết thúc vào chiều thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ 34 mùa thường niên, Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ.

Năm phục vụ có ý nghĩa như thế nào?

Năm phụng vụ giúp cấu trúc việc thờ phượng và đời sống thiêng liêng của Giáo hội và cung cấp một khuôn khổ để ghi nhớ và cử hành các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và lịch sử cứu độ.

Mùa Chay bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?

Như trên đã nói, Mùa Chay bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào thứ Bảy Tuần Thánh trước Chủ Nhật của lễ Phục sinh. Vì vậy nên vào năm 2023, Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư ngày 22/2 và kết thúc vào Thứ Năm ngày 6/4 Dương lịch.

Chủ Đề