Nếp sống văn minh đô thị nghị luận

UBND TP Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến của người dân để hoàn thiện Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Dự thảo có nhiều điểm mới, đáng chú ý là tại Điều 4, dự thảo quy định cách ứng xử đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian phố đi bộ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa, trang phục lịch sự, không có hành vi, lời nói thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục...

Thực ra không chỉ riêng trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận mới cần thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử mà ở bất kỳ đâu, vào bất cứ lúc nào cũng cần điều này. Một xã hội văn minh, một Thủ đô ngàn năm văn hiến thì rõ ràng càng phải xây dựng, đề cao giá trị văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử nơi công cộng nói riêng. Thế nhưng thực tế hiện nay, mỗi khi ra đường không khó để bắt gặp cảnh nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá nơi công cộng, ăn mặc phản cảm tại những nơi tôn nghiêm... Bên cạnh đó, những hành động, việc làm thiếu ý thức giữ gìn nếp sống văn minh còn xuất hiện ở nhiều người, nhiều nơi, như tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, xả rác bừa bãi, chen lấn, xô đẩy khi tham gia giao thông, thậm chí có những lời nói thô tục, "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" khi va chạm giao thông... Những biểu hiện không đẹp này cho thấy ý thức xây dựng, giữ gìn nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế.

Nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử là những khái niệm tưởng như trừu tượng nhưng lại thể hiện qua từng lời nói, hành động cụ thể của mỗi người. Không thể có nếp sống văn minh khi không có những người có văn hóa. Bởi vậy, muốn xây dựng nếp sống văn minh phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức, ý thức, “phông” văn hóa của mỗi người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ-chủ nhân tương lai của đất nước. Cha ông ta dạy: “Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”, cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục con em ngay từ tấm bé. Để có những công dân tương lai giàu tri thức, đạo đức, có văn hóa ứng xử phù hợp thì các em phải được uốn nắn, dạy bảo từ nhỏ. Giáo dục trong gia đình phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục ở nhà trường, xã hội, trong đó gốc rễ là từ gia đình. Cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực để con cái noi theo. Nhà trường, xã hội cũng phải là nơi nuôi dưỡng, rèn luyện, phát triển nhân cách, lối sống đẹp của các em... Tất cả những điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của “người lớn” trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử. Nếu không, cả gia đình, nhà trường và xã hội sẽ không thể hoàn thành sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ thành những người có văn hóa.

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, văn hóa ứng xử của người dân tại nơi công cộng, trong bối cảnh hiện nay, việc ban hành quy chế với những quy định cụ thể, như Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, là rất cần thiết. Để quy chế thực sự phát huy hiệu quả, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, cũng cần có chế tài phù hợp đối với các hành vi, lời nói thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục... Phải nâng mức xử phạt, đồng thời kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm để tạo sự răn đe, không để xảy ra tình trạng “nhờn luật”.

Tại những quận mới như Tây Hồ, Long Biên hôm nay, dấu ấn làng phai dần khi hạ tầng được quy hoạch bài bản và hiện đại; cảnh quan môi trường được tôn tạo khang trang, sạch đẹp. Nhưng khi tiếp xúc với những người dân bản địa nơi đây, khi tham gia sinh hoạt cộng đồng, có thể cảm nhận rõ sự gần gũi, ấm cúng của tình làng nghĩa xóm. Chọn lọc những nét đẹp văn hóa truyền thống để giữ gìn; xây dựng, triển khai quy hoạch nghiêm túc; chọn giải pháp phù hợp để xây dựng văn minh đô thị, đưa nét đẹp ứng xử vào cuộc sống là kinh nghiệm để làng lên phố thành công.

Nếu đâu đó có sự nuối tiếc khi làng lên phố, thì ở Tây Hồ, Long Biên, người dân tự hào về cuộc sống hôm nay, khi nét đẹp văn hóa của những ngôi làng cổ hài hòa với văn minh đô thị.

Hài hòa làng cũ - phố mới

Sáng sớm ông Ngô Quang Kiếm [số 68, phố Từ Hoa, quận Tây Hồ] lại đạp xe đến đình làng Nghi Tàm. Làng Nghi Tàm lên phố từ lâu, nhưng ông và những bậc cao niên vẫn giữ thói quen lấy đình làng làm “kênh” kết nối cộng đồng. Ðiều ông thấy vui là những trung niên sắp đến tuổi hưu trí thi thoảng cũng học theo các cụ. Mọi người gặp gỡ, giao lưu và “nắm bắt tình hình”. “Người ta hay bảo khi lên phố “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, tình làng nghĩa xóm phai nhạt đi.

Nhưng chúng tôi lấy các hoạt động truyền thống của làng cũ như lễ hội, ngôi đình làm trung tâm sự gắn kết. Từ đó nhắc nhở, bảo ban nhau xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Lãnh đạo cấp ủy, Tổ dân phố và các đoàn thể thường xuyên tham gia “đàm đạo” ở đình làng để nắm bắt tình hình dân cư”, ông Kiếm cho biết.

Phường Quảng An là một “làng trong phố” điển hình. Ðường đi lối lại sạch sẽ, những ngôi nhà khang trang xen lẫn các biệt thự. Lời ăn tiếng nói của người dân nền nã, nhẹ nhàng, mà vẫn phảng phất chất mộc mạc của làng cũ. Ngoài cảnh quan đẹp thì văn hóa ứng xử tại đây tạo sức hút để nhiều người nước ngoài đến cư trú. Phía bên kia Hồ Tây, đối diện với phường Quảng An là đất Kẻ Bưởi, nơi xưa kia cũng là những làng cổ.

Trục chính chạy qua những ngôi làng ấy là đường Thụy Khuê, nơi buôn bán hết sức sầm uất. Nhưng chỉ vài bước đi vào những ngõ nhỏ, người ta lại thấy nếp làng thân thuộc. Người dân vẫn nắm vững những “diễn biến” của các dòng họ, vẫn quan tâm đến nhau, nhất khi trong làng cũ có con cháu đỗ đạt, hay có người gặp hoạn nạn…

Năm 2023 đánh dấu tròn 20 năm người dân Long Biên trở thành “người đô thị”. Từng làm Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 2 [phường Việt Hưng] trong những năm đầu khi từ huyện thành quận, ông Âu Xuân Kiên có thời gian lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi nghĩ đến những tiêu cực sẽ ùa về cùng với đô thị hóa. Nhưng điều đó đã không xảy ra: “Phải nói là rất nhiều yếu tố tích cực.

Trước đây, mọi người chưa biết giữ vệ sinh đường làng ngõ xóm, nhưng bây giờ đường đi lối lại các tuyến phố, ngõ đều sạch sẽ tinh tươm; nhà cửa thì khang trang, gọn gàng. Chúng tôi xưa là thôn Trường Lâm. Chúng tôi cũng lo lắng những nếp truyền thống tốt đẹp sẽ bị ảnh hưởng khi thôn cũ chia thành ba tổ dân phố. Nhưng rồi, với sự vào cuộc của các cấp ủy đảng trong vận động xây dựng nếp sống văn minh, trong gìn giữ văn hóa truyền thống, các tổ dân phố xưa vẫn sinh hoạt trong một cộng đồng chung mà bây giờ chúng tôi thường gọi là cụm Trường Lâm, nhất là trong các sinh hoạt văn hóa truyền thống”.

Bài học lên phố thành công

Từ một vùng đất, bên kia sông, Long Biên hiện là một trong những vùng đất đáng sống của Hà Nội, cả về hạ tầng cơ sở lẫn môi trường xã hội. Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Long Biên, Nguyễn Thế Thạch cho biết: “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị không thể tách rời quy hoạch và hạ tầng. Ngay sau khi thành lập quận, Quận ủy Long Biên đã coi đây là nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, xây dựng; quản lý chiều cao công trình. Khi thực hiện tốt quy hoạch thì dân số, mật độ dân cư cũng sẽ được kiểm soát tốt, không gây hiệu ứng tiêu cực về văn hóa.

Ðối với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn hóa ứng xử, Long Biên vừa triển khai các biện pháp chung của thành phố, vừa có cách làm riêng. Quận tập trung xây dựng ứng xử văn minh trong cán bộ trước, gắn với cải cách hành chính. Khi nhân dân tiếp xúc với cán bộ, thấy cán bộ các cấp có tác phong lịch thiệp, nhã nhặn, nhân dân có tấm gương để làm theo khi được vận động. Vì vậy, khi thành phố ban hành hai Quy tắc ứng xử thì việc triển khai vì thế cũng rất thuận lợi”.

Nhiều năm liên tục, quận Long Biên thực hiện chủ đề “Vì một Long Biên xanh, sạch, đẹp, văn minh”, triển khai tới tất cả các phường, các khu dân cư, mỗi địa bàn lại có những phần việc cụ thể. Với mong muốn để người dân tham gia vào quản lý đô thị, người dân hiểu công việc của chính quyền, Long Biên đã triển khai xây dựng mô hình Câu lạc bộ tình nguyện bảo vệ môi trường. Tất cả 14 phường đều có câu lạc bộ, chưa kể các đoàn thể khác, với sự tham gia của hàng nghìn tình nguyện viên.

So với quận Long Biên, quận Tây Hồ có thời gian lên phố lâu hơn. Tây Hồ có thuận lợi là mảnh đất gắn bó với sự phát triển của mảnh đất Thăng Long, người dân có nền tảng về ứng xử văn minh, thanh lịch. Mặc dầu vậy, khi lên phố, nhất là khi lượng người nhập cư đổ về ngày một lớn, nhiều lo ngại về những lộn xộn trong sinh hoạt văn hóa, những tiêu cực của quá trình đô thị hóa ùa về. Nhưng Tây Hồ đã vượt qua thách thức này và để lại một bài học khác.

Ðó là kế thừa văn hóa truyền thống trên cơ sở các hoạt động lễ hội, đình chùa, họ tộc… kết hợp triển khai xây dựng mô hình Phường đạt chuẩn đô thị văn minh. Khi cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tích cực vào cuộc thì người nhập cư cũng bị “cuốn” theo, hòa vào công cuộc chung. Những yếu tố này kết hợp với nhau đã tạo nên một diện mạo Tây Hồ rất hài hòa giữa mới và cũ.

Việc xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh gồm chín tiêu chí, trong đó nhiều tiêu chí cao về văn hóa, thể thao, giao thông, trật tự đô thị. Tây Hồ phân đoạn công việc với phương châm “được đoạn nào, chắc đoạn đó” với các mô hình: Ngõ văn minh đô thị, Tuyến phố văn minh đô thị, Phường Văn hóa. Hiện nay, toàn quận có 165 mô hình “Ngõ văn minh đô thị” và “Tuyến ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 5 phường Tứ Liên, Trần Hùng Tuấn chia sẻ: “Cách làm của chúng tôi là dân chủ, công khai, lắng nghe ý kiến của người dân, vì nhân dân chính là người trực tiếp thực hiện. Sau khi có chủ trương về xây dựng ngõ văn minh đô thị thì chi bộ phân công rõ người, rõ việc; tiếp đó là mời nhân dân đến họp để trình bày phương án, cách làm, phương thức quyên góp, ủng hộ, đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân. Do đó, dù có tới năm tiêu chí, tám nội dung, việc xây dựng ngõ văn minh đô thị được đồng thuận cao, nhân dân ủng hộ. Việc triển khai còn gắn kết tình cảm bà con”.

Về kinh nghiệm để xây dựng Phường đạt chuẩn đô thị văn minh, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ, Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Quá trình thực hiện công tác xây dựng Phường đạt chuẩn đô thị văn minh luôn bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch. Mọi vấn đề phải được bàn bạc, trao đổi và thống nhất cao trong nhân dân, tạo được niềm tin để người dân và toàn bộ xã hội đồng thuận; không để xảy ra tình trạng áp đặt trong thực hiện”.

Chủ Đề