Ngành Công nghệ đa phương tiện Học viện Bưu chính Viễn thông

Mới nhất Xem nhiều International
Giáo dụcTuyển sinhTư vấn
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Em thích Công nghệ đa phương tiện và định đặt nguyện vọng một vào ngành này của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Em đang chọn ngành và vẫn còn nhiều phân vân. Theo một số người quen tư vấn, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chưa phải trường top đầu, Công nghệ đa phương tiện cũng chưa phải ngành thế mạnh của trường.

Nhờ anh, chị sinh viên và cựu sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tư vấn giúp em. Em vẫn khá thích trường. Nếu không học ngành này thì trường còn ngành nào thế mạnh nữa ạ?

Phúc

Quảng cáo

Chào mừng các bạn đến với bài viết về ngành Công nghệ đa phương tiện, một ngành học khá thú vị thuộc nhóm ngành về công nghệ thông tin.

Cũng như trong những bài viết trước, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các phần quan trọng về ngành học này nhé.

À có điều này các bạn cần nhớ, ngành Công nghệ đa phương tiện khác hoàn toàn so với ngành Truyền thông đa phương tiện đó nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Công nghệ đa phương tiện là gì?

Ngành Công nghệ đa phương tiện [tiếng Anh là Multimedia Technology] là một ngành ứng dụng lĩnh vực công nghệ thông tin để tạo ra các ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, y học và giáo dục cùng rất nhiều lĩnh vực khác.

Có lẽ nói vậy các bạn không hiểu nhưng chắc rằng bạn đã xem phim hoạt hình, chơi trò chơi điện tử rồi chứ nhỉ? Các ứng dụng trong công nghệ đa phương tiện chủ yếu là sử dụng kỹ thuật thiết kế và lập trình đồ họa [2D, 3D…] trên máy tính để thiết kế các ấn phẩm đồ họa, sử dụng làm phim hoạt hình, xây dựng các trò chơi điện tử, thiết kế website, quay phim, chụp hình, biên dựng âm thanh, video và xử lý các kỹ xảo điện ảnh, mô phỏng thực tế ảo…

Có thể nói ngành Công nghệ đa phương tiện đang ngày càng được ưa chuộng và phổ biến, ngành học này đang cực kì phát triển đó nhé.

Chương trình học ngành Công nghệ đa phương tiện trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành về Cơ sở tạo hình, thiết kế đồ họa, kỹ thuật nhiếp ảnh, kỹ thuật quay phim, ngôn ngữ lập trình, thiết kế tương tác đa phương tiện, thiết kế đồ họa 3D, xử lý và truyền thông đa phương tiện, kiến trúc máy tính và hệ điều hành, Kỹ xảo đa phương tiện, lập trình hướng đối tượng với C++, nhập môn công nghệ phần mềm, tổ chức sản xuất sản phẩm đa phương tiện, kịch bản đa phương tiện…

Ngành Công nghệ đa phương tiện có mã ngành là 7480203.

Vậy nên học ngành công nghệ đa phương tiện ở trường nào?

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ đa phương tiện

Việc lựa chọn trường để học cũng không phải quá khó, chủ yếu chúng ta cần quan tâm tới chất lượng đào tạo ra sao, học phí chắc hẳn cũng ít nhiều bạn quan tâm phải không?

Đầu tiên, mình xin đưa cho các bạn một lựa chọn hàng đầu theo học ngành Công nghệ đa phương tiện đó chính là trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đây là một trường đào tạo công nghệ vô cùng uy tín, hệ công lập, có cả cơ sở đào tạo trong Nam lẫn ngoài Bắc. Vì là một trường công lập nên chắc hẳn học phí sẽ không quá cao.

Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ đa phương tiện năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Công nghệ đa phương tiện năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 22.5 và cao nhất là 26.35 [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Công nghệ đa phương tiện

Ngành Công nghệ đa phương tiện có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện của Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam
Tiếng Anh A11/A21
Tiếng Anh A12/A22
Tiếng Anh A21/B11
Tiếng Anh A22/B12
Tin học cơ sở 1, 2
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Kiến thức giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng:
Giáo dục thể chất 1, 2
Giáo dục Quốc phòng
Kiến thức kỹ năng:
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng tạo lập Văn bản
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN NHÓM NGÀNH
Toán cao cấp 1, 2
Toán rời rạc 1
Xác suất thống kê
III. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A/ Kiến thức cơ sở ngành
Cơ sở tạo hình
Nhập môn Đa phương tiện
Thiết kế đồ họa
Kỹ thuật nhiếp ảnh
Mỹ thuật cơ bản
Kỹ thuật quay phim
Ngôn ngữ lập trình Java
Thiết kế tương tác đa phương tiện
Thiết kế đồ họa 3D
Xử lý và truyền thông đa phương tiện
Kiến trúc máy tính và hệ điều hành
Thiết kế Web cơ bản
Kỹ xảo đa phương tiện
Lập trình hướng đối tượng với C++
Nhập môn Công nghệ phần mềm
Tổ chức sản xuất sản phẩm đa phương tiện
Kịch bản đa phương tiện
Truyền thông: lý thuyết và ứng dụng
Học phần tự chọn [3] [chọn 1 trong 2 môn dưới]:
Dựng audio và video phi tuyến
Kỹ thuật âm thanh
B/ Kiến thức chuyên ngành [theo 1 trong 2 chuyên ngành B1, B2]
B1, Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Lập trình Web
Xử lý ảnh và video
Cơ sở dữ liệu
Kỹ thuật đồ họa
Lập trình âm thanh
Lập trình ứng dụng trên đầu cuối di động
Lập trình game cơ bản
Lập trình kỹ xảo hình ảnh
Khai phá dữ liệu đa phương tiện
Chuyên đề
Học phần tự chọn [3/6]:
Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông
Lập trình ứng dụng đa phương tiện
Phát triển ứng dụng thực tại ảo
Lập trình mạng với C++
Lập trình game nâng cao
Thiết kế game
B2, Thiết kế đồ họa đa phương tiện
Cơ sở tạo hình nâng cao
Mỹ thuật nâng cao
Thiết kế hình động 1
Thiết kế sản phẩm đa phương tiện
Nghệ thuật đồ họa chữ [Typography]
Thiết kế tương tác đa phương tiện nâng cao
Thiết kế ấn phẩm điện tử 1
Chuyên đề
Thiết kế ấn phẩm điện tử 2
Thiết kế hình động 2
Đồ án thiết kế sản phẩm Đa phương tiện
Học phần tự chọn [chọn 3/6]:
Lịch sử mỹ thuật và thiết kế
Luật xa gần
Mỹ học
Thiết kế hình động 3D
Kịch bản phân cảnh
Thiết kế quảng cáo truyền hình

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương sau khi tốt nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp với ngành học này chắc chắn rộng mở hơn bao giờ hết với các bạn sinh viên ra trường, đặc biệt là với những bạn đã có kiến thức và có thể là tích lũy được một chút kinh nghiệm từ việc làm thêm hay thực tập lúc còn đi học.

Các công việc sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ đa phương tiện có thể bắt đầu hướng tới như:

*Thiết kế truyền thông đa phương tiện: Mức lương: 11 – 20 triệu

  • Sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện phù hợp 2D, video, Flash, Animation, đồ họa 3D, hình động, slide trình chiếu, template email marketing…
  • Thiết kế hình ảnh website như ảnh cover, banner, avatar
  • Lên ý tưởng cho các dự án sáng tạo và thiết kế
  • Tổ chức quay phim, ghi hình

*Nhân viên thiết kế đồ họa: Mức lương: 10 – 15 triệu

  • Thiết kế ấn phẩm quảng cáo hình ảnh
  • Thiết kế các ấn phẩm, biển bảng, hình ảnh quảng cáo
  • Thiết kế chương trình quảng bá sản phẩm
  • Lưu trữ hình ảnh

Và một số công việc khác:

  • Giảng viên khoa Công nghệ đa phương tiện tại các trường đại học, cao đẳng
  • Lập trình viên
  • Nhà phát triển ứng dụng

Nếu các bạn quyết định lựa chọn ngành Công nghệ đa phương tiện thì ngay từ bây giờ hãy hướng tới một nghề nghiệp và bắt đầu trau dồi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để sau này khi ra trường có thể có một công việc thật tốt cùng mức lương cao nhé.

Hi vọng bài viết trên giúp ích phần nào trong việc lựa chọn ngành nghề của các bạn!

Video liên quan

Chủ Đề