Ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì

Bạn đang thắc mắc ngành Công nghệ sinh học là gì? Học những môn gì? Ra trường làm gì?,…bạn đã đến đúng nơi rồi đấy. Trong bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất tần tật thông tin về ngành học này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn nhé!

Ngành Công nghệ sinh học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

  • Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ SINH HỌC 
  • Tên tiếng Anh: Biotechnology
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Công nghệ
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Công nghệ sinh học [tiếng Anh là Biotechnology] là ngành học có sự kết hợp giữa sinh học và công nghệ. Diễn giải một cách chi tiết hơn, ngành học này sẽ giúp bạn nghiên cứu và sử dụng những thực thể sống dựa trên nguyên lý sinh học để chế tạo nên các sản phẩm có ích cho loài người. Công nghệ Sinh học được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống nhưng chủ yếu tập trung vào 4 mảng chính là y dược, nông nghiệp, năng lượng và môi trường.


Có thể chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

  • Trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện về CNSH từ sinh học phân tử, kỹ thuật gen đến ứng dụng vào sản xuất trong các ngành y dược, nông nghiệp và công nghiệp.
  • Trang bị thêm các kỹ năng mềm như khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc, thuyết  trình, giải quyết tình huống, làm việc nhóm,..
  • Giúp sinh viên có đủ khả năng tham gia các hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng và bảo vệ tài nguyên môi trường. 

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ sinh học

  • Trang bị cho người học kiến thức hiện đại về công nghệ sinh học và các kỹ năng chuyên môn cần thiết thuộc các lĩnh vực: CNSH phân tử, CNSH Y sinh, CNSH Công nghiệp, CNSH Biển và Môi trường
  • Trang bị cho người học các kỹ năng có tính hỗ trợ công việc bao gồm ngoại ngữ, giao tiếp – trình bày, ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc nhóm, tiếp cận và giải quyết các vấn đề phát sinh 
  • Tạo điều kiện thuận lợi để người học có thể tham gia các hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – môi trường 
  • Phẩm chất chính trị và sức khỏe và kỹ năng phần mềm: Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có sức khỏe tốt và có những kỹ năng làm việc tốt trong môi trường quốc tế

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ sinh học. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất khi học sau:


  • Bạn cần giỏi các môn học quan trọng gồm Toán, Sinh học và Hóa học thì mới có thể tiến xa trong ngành này.
  • Không ngại làm việc trong phòng thí nghiệm vì ngành học này đòi hỏi thời lượng đầu tư cho nghiên cứu khá nhiều.
  • Sự cẩn thận và tỉ mỉ là yêu cầu bất thành văn khi chọn học lĩnh vực này đòi hỏi sự chính xác cao này. Sản phẩm bạn làm ra sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống nên không thể hời hợt và qua loa.

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ sinh học uy tín hiện nay:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Bách khoa TP. HCM
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  • Đại học Nông Lâm TP. HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Mở TP. HCM

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học vô cùng phong phú, đa dạng. Isinhvien sẽ liệt kê một số công việc phổ biến, bạn có thể tham khảo dưới đây:


  • Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm;
  • Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật;
  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
  • Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học
  • Nhân viên Phát triển sản phẩm tại phòng R&D của các công ty
  • Giáo viên dạy môn Sinh học
  • Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ
  • Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư Công nghệ sinh học

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học

Có thể chia làm 2 loại: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ
  7. Giáo dục Thể chất
  8. Giáo dục Quốc phòng
  9. Tin học cơ sở
  10. Đại số tuyến tính và hình học giải tích
  11. Giải tích 1
  12. Giải tích 2
  13. Xác suất – Thống kê
  14. Vật lý đại cương 1
  15. Vật lý đại cương 2
  16. Thực tập Vật lý đại cương
  17. Hóa học đại cương
  1. Nhập môn CNSH
  2. Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
  3. Hoá hữu cơ
  4. Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề
  5. Hoá học phân tích
  6. Hoá sinh đại cương
  7. Các học phần bổ sung [thay thế cho làm khóa luận tốt nghiệp]
  8. Hóa sinh trao đổi chất
  9. Cây dược liệu
  10. Sinh học phân tử
  11. Công nghệ Omics
  12. Sinh lý thực vật
  13. Chẩn đoán bệnh phân tử
  14. Sinh lý động vật
  15. Phân bón sinh học
  16. Di truyền học

Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ sinh học là gì, học những môn gì và ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ

Ngành Công nghệ sinh học đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế.

Ngành Công nghệ sinh học là gì?

Ngành Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao, đa ngành, tích hợp các ngành khoa học và công nghệ như sinh học, hóa học, vật lý, kỹ thuật quá trình để khai thác các sinh vật sống tạo ra các sản phẩm phục vụ con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Các ứng dụng quan trọng của Công nghệ sinh học có thể kể:

Trong y dược là chẩn đoán bệnh bằng phương pháp phân tử, tạo nguồn dược liệu và đánh giá chất lượng…

Trong sản xuất nông nghiệp là tạo giống cây trồng vật nuôi, cải thiện năng suất bằng công nghệ gen và công nghệ tế bào..

Trong sản xuất công nghiệp là làm sạch môi trường bằng công nghệ sinh học vi sinh, chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc, thực phẩm…

Ngành Công nghệ sinh học học những môn gì?

Theo học ngành Công nghệ sinh học, sinh viên được trang bị:

Kiến thức đại cương theo quy định

Kiến thức nền tảng về sinh học, kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm và các lĩnh vực chuyên sâu về sinh học phân tử, di truyền phân tử, bệnh học phân tử, Protein enzyme học, Nuôi cấy mô tế bào thực & động vật, Miễn dịch học…;

Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực của CNSH như: CNSH trong y dược, CNSH trong Nông nghiệp, CNSH trong môi trường, CNSH Vi sinh vật, CNSH Thực phẩm, CNSH trong thủy sản…

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị c ác kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm…để có thể làm việc tốt trong một môi trường năng động.

Ngành Công nghệ sinh học thi khối nào?

Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
  • D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh

Ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau:

Cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên tại các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường, y tế, dược phẩm, mỹ phẩm…

Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Chuyên gia cho các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật.

Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

Tự lập nghiệp, tự sáng tạo để làm chủ và vận hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan khác như: nông nghiệp, thực phẩm, giống cây trồng, phân bón, thức ăn…

Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ…

Sinh viên thực hành

Ngành Công nghệ sinh học học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Các trường đào tạo Ngành Công nghệ sinh học khu vực phía bắc

  1. Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội: 21,5-25,9 [năm 2020]
  2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 16 [năm 2020]
  3. Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên: 18,5 [năm 2020]
  4. Đại học Lâm nghiệp: 16 [năm 2020]
  5. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội: 21,25 [năm 2020]
  6. Đại học Mở Hà Nội: 15 [năm 2020]
  7. Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên: 17 [năm 2020]

Các trường đào tạo Ngành Công nghệ sinh học khu vực miền Trung

  1. Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng: 23 [năm 2020]
  2. Đại học Nha Trang: 15 [Năm 2020]
  3. Đại học Vinh: 16,5 [năm 2020]
  4. Đại học Đà Lạt: 15 [năm 2020]
  5. Đại học Tây Nguyên: 15 [năm 2020]
  6. Đại học Yersin Đà Lạt: 14 [năm 2020]
  7. Đại học Khoa học [Đại học Huế]: 15 [năm 2020]

Các trường đào tạo Ngành Công nghệ sinh học khu vực phía Nam

  1. Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. HCM:23,75-25 [năm 2020]
  2. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM: 16,5 [năm 2020]
  3. Đại học Mở TP. HCM: 16 [năm 2020]
  4. Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. HCM: 26,75 [năm 2020]
  5. Đại học Cần Thơ: 21 [năm 2020]
  6. Đại học Quốc tế – ĐH QG TP.HCM: 18,5 [năm 2020]
  7. Đại học Công nghiệp TP.HCM: 18 [Năm 2020]
  8. Đại học Nông lâm TP.HCM: 23 [Năm 2020]
  9. Đại học Tôn Đức Thắng: 27 [năm 2020]
  10. Đại học Nguyễn Tất Thành: 15 [năm 2020]
  11. Đại học Kiên Giang: 14 [năm 2020]
  12. Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ: 16,5 [Năm 2020]
  13. Đại học Trà Vinh: 15 [năm 2020]

Video liên quan

Chủ Đề