Ngành quản trị hải quan ngoại thương là gì năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng, sự phát triển đa dạng của thương mại quốc tế đã thúc đẩy mạnh mẽ các ngành học về ngoại thương, về xuất nhập khẩu hàng hóa.

\>>>>> Xem thêm: Ngành xuất nhập khẩu học trường nào?

Do khuynh hướng hội tụ và liên kết giữa hoạt động hải quan và ngoại thương, Chương trình đào tạo Hải quan ở các nước trên thế giới đang thay đổi và có xu hướng tích hợp với Thương mại quốc tế. Nhận thức được xu hướng này, lần đầu tiên ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM [UEH] đã tiên phong thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Hải quan – Ngoại thương.

Chương trình này hướng đến phương châm đào tạo “một bằng cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp”. Cấu trúc của chương trình chú trọng đến việc cung cấp kiến thức liên ngành Hải quan – Ngoại thương. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Hải quan – Ngoại thương hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tại các tập đoàn đa quốc gia, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cơ quan hải quan, các đại lý hải quan, đại diện thương mại của nước ngoài ở Việt Nam hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Trường hợp không muốn làm việc cho chỉ một doanh nghiệp/ một cơ quan, thì có thể tiếp tục tham dự kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề để được thừa nhận như một đại lý hải quan chuyên nghiệp, độc lập.

ngành hải quan - ngoại thương

Vì chú trọng kiến thức liên ngành Hải quan – Ngoại thương nên số lượng các học phần khác rất nhiều so với chuyên ngành ngoại thương / kinh doanh quốc tế [của chính UEH] cũng như chuyên ngành Hải quan [của các trường đại học khác ở VN]. Đặc biệt, cấu trúc chương trình cũng như nội hàm của từng môn học được thiết kế sao cho sinh viên tốt nghiệp có thể hội nhập vào thị trường lao động toàn cầu trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của top 10 trường đại học trên thế giới có đào tạo chuyên ngành này được Tổ chức hải quan thế giới công nhận. Khoa đào tạo cũng đang triển khai kết nối với Tổ chức hải quan thế giới để chương trình đào tạo được tổ chức này thừa nhận, nhằm tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Hải quan – Ngoại thương có cơ hội nghề nghiệp được mở rộng hơn. letter of credit

Những điểm nổi bật của chuyên ngành Quản trị Hải quan – Ngoại thương:

  • Chỉ có ở UEH: Chuyên ngành Quản trị Hải Quan – Ngoại thương của UEH chú trọng mảng kiến thức liên ngành Hải quan – Ngoại thương theo xu hướng thay đổi của giao thương quốc tế. Trong khi các chương trình đào tạo khác ở Việt Nam hoặc chỉ tập trung vào từng mảng kiến thức riêng lẻ Hải quan hoặc Ngoại thương, hoặc ghép cơ học 2 mảng kiến thức này vào với nhau.
  • Tham khảo từ chương trình đào tạo của top 10 trường đại học có chương trình đào tạo Hải quan – Ngoại thương được Tổ chức Hải quan thế giới công nhận: Đại học Charles Sturt của Úc…
  • Khảo sát ý kiến từ những nhà quản lý cấp cao, cấp trung và cả các chuyên viên phụ trách mảng Logistic của một số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, các cán bộ và chuyên viên Cục Hải quan TP.HCM để chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội.
  • Học thêm ngành phụ và ngành đôi với thời gian được rút ngắn: Kinh doanh quốc tế; Quản trị; Thương mại điện tử; Data Mining.
  • Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
    • Có thề làm việc cho cả khu vực tư [các tập đoàn đa quốc gia, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Logistic] lẫn khu vực công [cơ quan hải quan, đại diện thương mại của nước ngoài ở Việt Nam hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài];
    • Có thể làm việc cho một doanh nghiệp, một đơn vị hoặc tự khởi nghiệp bằng việc thi lấy chứng chỉ hành nghề đại lý hải quan; cách sử dụng hàm sumif
    • Có thể làm việc ở trong nước và ở một số quốc gia trên thế giới [Chương trình đào tạo được thiết kế trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của top 10 trường đại học có chương trình đào tạo được Tổ chức hải quan thế giới công nhận; Từng môn học được thiết kế nội dung sao cho sinh viên có thể thích ứng với yêu cầu công việc ở một số quốc gia trên thế giới].

Ngoài ra, những bạn sinh viên học trái ngành muốn học về nghiệp vụ hải quan - ngoại thương thì cũng đừng vội lo lắng bởi các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu thực tế hiện nay cũng đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, hải quan, ngoại thương. Nếu bạn đam mê, bạn yêu thích nghề này, bạn vẫn hoàn toàn chủ động trong việc học và làm việc thực tế.

Học ngành thuế hải quan ra làm những việc gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này có thể làm việc tại hầu hết các lĩnh vực thuộc Tài chính- ngân hàng, kế toán như: Hải quan, Thuế, Quản lý Tài chính Nhà nước, Kế toán DN, Kiểm toán, Quản trị Tài chính DN, Ngân hàng, XNK, Giao nhận, Vận tải quốc tế, Đại lý thuế, Đại lý hải quan…

Hải quan thì học ngành gì?

Nhân viên hải quan học ngành gì? Học ngành gì để làm nhân viên hải quan là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra. Theo đó, để trở thành một nhân viên hải quan, bạn có thể theo học các chuyên ngành như Kinh tế hàng hải, kinh tế vận tải, kinh tế đối ngoại, quản trị hải quan, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, v.v.

Hải quan có chức năng gì?

Ngành hải quan là ngành có thực hiệm việc giám sát, kiểm tra hàng hoá được vận chuyển qua lại trong nước và quốc tế nhằm phát hiện những trường hợp vận chuyển hàng hoá trái phép, phòng chống buôn lậu. Hiện nay, chưa có trường nào đào tạo riêng ngành hải quan.

Học nghiệp vụ ngoại thương ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu; các lĩnh vực logistics, vận tải, giao nhận quốc tế; các bộ phận kinh doanh, tiêu thụ, cung ứng, marketing, kế hoạch, xuất nhập khẩu; phòng thanh toán quốc tế, bộ phận quản lý ngoại hối, tín dụng; các ngân hàng thương mại; các ...

Chủ Đề