Ngày 25 âm lịch tháng chạp là cúng gì năm 2024

Năm nay, tiết lập xuân nhằm 23 tháng chạp, nên khí trời cũng đã chuyển ấm, không còn cái lạnh tê tái do những luồng khí giá rét từ phương bắc tràn về.

Trong hơi ấm lập xuân, người Việt ba miền đang mang hoa trái, hương đèn và tấm lòng thành kính đến nghĩa trang để quét dọn mồ mả của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và người thân.

Lễ tảo mộ ngày giáp tết là một phong tục thiêng liêng và ấm áp của người Việt, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và tình yêu thương với người đã khuất.

Với quan niệm thật đơn sơ mà sâu sắc, rằng ngôi nhà của mình cần dọn dẹp tinh tươm để ăn tết thì ngôi nhà của ông bà, cha mẹ cũng cần quét tước sạch sẽ để đón xuân.

Bởi vậy, sau khi thực thi xong việc thiêng liêng này, người ta cảm thấy thanh thản và ấm lòng để trở về nhà chuẩn bị đón năm mới.

Nếu ở Trung Quốc, lễ tảo mộ diễn ra vào tiết thanh minh nhằm đầu tháng ba âm lịch, thì lễ tảo mộ ở Việt Nam diễn ra trong tháng chạp.

Trong bài báo đăng trên Tuổi Trẻ ngày giáp Tết Đinh Dậu 2017, TS Hồ Tường đã nhận định: "Việc tảo mộ dịp thanh minh là phong tục của người Hoa, còn tảo mộ cuối năm mới chính gốc của người Việt".

Các nhà nghiên cứu cho biết chữ "chạp" trong tiếng Việt là biến âm của chữ "lạp" trong "lạp nguyệt" của chữ Hán. Người Trung Quốc gọi tháng cuối năm là "lạp nguyệt" - tháng cúng tế thần linh. Người Việt đã tiếp nhận "lạp nguyệt" và biến thành "tháng chạp".

Và tiếp đó, danh từ "lạp" trong Hán tự đã thành động từ "chạp" trong tiếng Việt: chạp mồ chạp mả. Người ở Bắc Bộ đi chạp mộ từ sau ngày 20, người Nam Bộ chạp mộ từ ngày 25, nhưng đều trong tháng chạp.

Ở Huế thì người ta chạp mộ từ đầu tháng chạp và ngày đầu năm [mùng 1 tết] thì đi viếng mộ ông bà, cha mẹ, gọi là "thăm mộ". Nghi thức và lễ vật mỗi nơi mỗi khác, nhưng đều chung nhau ở tấm lòng thành. Lòng thành với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và với cả đất trời.

Trong cuộc giao thoa, tiếp biến văn hóa với Trung Quốc, người Việt đã tiếp nhận một nghi thức đón năm mới - một lễ hội đặc sắc nhất trong năm - đó là "tiết nguyên đán" và biến thành ngày "tết" đậm đà hương sắc Việt. Và "tháng chạp" là một tiếp biến giản dị của "lạp nguyệt".

Chợt nhớ những lời bàn luận thật sâu sắc từ một thế kỷ trước của học giả Phan Kế Bính, trong cuốn Việt Nam phong tục - sách kinh điển về phong tục, tập quán của người Việt.

Khi "xét về các ngày ăn tết của ta", học giả Phan Kế Bính khuyên người Việt nên tiếp nhận một cách chủ động, không chỉ tinh hoa lễ tết của phương Đông mà cả cách vui chơi hội hè của phương Tây.

Tránh mê muội bởi những chuyện huyền hoặc, cũng đừng ăn chơi lôi thôi, vừa tốn tiền vừa phí cả thì giờ. "Nhân tuần này tiết nọ, bày ra cách ăn tết, trước là đem lòng thành kính, thờ phụng tổ tiên, sau là được một ngày nhàn nhã, cầm chén rượu mà yên úy tinh thần".

Hội hè tết nhứt là "để ghi lấy sự hay và làm cho quốc dân phấn khởi tinh thần, chớ không phải một vị ăn chơi mà thôi".

Theo Lịch vạn niên, ngày rằm tháng Chạp năm Quý Mão [tức 15 tháng 12 âm lịch] rơi vào thứ Năm, ngày 25/1/2024 dương lịch.

Theo chuyên gia phong thủy, thì gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng Rằm tháng Chạp vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch. Trong đó, khi xem xét các yếu tố lịch học, ngày 14 tháng Chạp 2023 được đánh giá là cực tốt, thậm chí hơn cả ngày chính Rằm, rất phù hợp để hành lễ. Cụ thể như sau:

Ngày 14/12 tháng Chạp, tức ngày 24/1/2024 dương lịch

Ngày này rơi vào thứ Tư, ngày Đinh Hợi, thuộc ngày Đại An, ngày Hoàng đạo.

Ý nghĩa: Ngày này mang đến sự bình an, yên ổn, thịnh vượng, thành công, may mắn, bền vững kéo dài. Vì thế, khi tiến hành việc quan trọng như nhập trạch, động thổ, khai trương, cưới xin... người ta thường chọn ngày này. Việc cúng lễ, cầu khấn trong ngày này lại càng thêm ý nghĩa, dễ được bề trên ban phước lộc dồi dào, sở cầu như nguyện.

Đánh giá: Đây là ngày RẤT TỐT.

Khung giờ tốt: 7 giờ - 9 giờ, 11 giờ - 13 giờ, 13 giờ - 15 giờ.

Ngày 15/12 tháng Chạp, tức ngày 25/1/2024 dương lịch

Ngày này rơi vào thứ Năm, ngày Mậu Tý, thuộc ngày Lưu Niên.

Ý nghĩa: Đây là ngày chính Rằm, theo thông lệ người dân sẽ tiến hành cúng Rằm bất kể mức độ tốt xấu về lịch học. Thông thường, ngày Lưu Niên sẽ gây sự trì hoãn về mặt thời gian, hành sự dễ bị chậm trễ. Tuy vậy, việc làm có chậm nhưng lại có sự chắc chắn, cũng có thể đạt được kết quả như mong muốn. Điều này không ảnh hưởng gì tới hoạt động thờ cúng tâm linh. Ngược lại, trong ngày này, tiến hành cúng Rằm lại là cách tốt để thể hiện lòng biết ơn với Thần linh, gia tiên, đất trời vạn vật. Tinh thần con người vì thế mà thêm nhẹ nhàng, bình an.

Đánh giá: Đây là ngày TỐT.

Khung giờ tốt: 5 giờ - 7 giờ, 11 giờ - 13 giờ, 15 giờ - 17 giờ.

Lưu ý: Nên cúng rằm tháng Chạp vào ban ngày hoặc tầm chiều tối, không nên cúng quá muộn. Thời gian tốt nhất là trước khi trời tối.

Lễ cúng Rằm tháng Chạp như thế nào?

Mâm cúng rằm tháng Chạp đầy đủ nhất thường có các lễ vật sau: hương, hoa tươi, hoa quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến. Ngoài lễ chay như trên thì cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Xôi [hoặc bánh chưng], thịt gà luộc, khoanh giò/chả, các món mặn khác như canh, đồ xào…

Với lễ cúng mặn, gia đình nào muốn bày biện tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, gà luộc đại diện cho sự sung túc, giò/chả, nem rán, các món xào, món canh măng miến hoặc có thể thêm bánh chưng [hương vị đặc trưng của ngày Tết].

Lễ cúng rằm tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được. Cúng rằm tháng Chạp là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hy vọng. Trong lễ cúng này, các gia chủ chủ yếu cầu khấn về sức khỏe, may mắn, bình an cho cả gia đình.

Trong ngày rằm tháng Chạp, ngoài việc bày biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục của từng địa phương, một số gia đình còn làm thêm sớ cầu an tại chùa cho các thành viên trong gia đình. Theo các nhà sư, trong ngày rằm tháng Chạp cần giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.

25 âm lịch tháng Chạp cúng gì?

Lễ cúng Rằm tháng Chạp như thế nào? Mâm cúng rằm tháng Chạp đầy đủ nhất thường có các lễ vật sau: hương, hoa tươi, hoa quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến. Ngoài lễ chay như trên thì cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Xôi [hoặc bánh chưng], thịt gà luộc, khoanh giò/chả, các món mặn khác như canh, đồ xào…

Mâm cúng đưa ông bà gồm những gì?

Về lễ vật cúng tiễn ông bà gồm có hương, hoa - quả, trà - rượu, bánh mứt; vàng mã [tùy gia đình]. Bên cạnh đó còn có mâm cúng với các loại thức ăn quen thuộc trong ngày Tết như xôi, gà, bánh chưng/bánh tét,...

Đưa ông bà vào ngày mấy âm lịch?

Theo quan niệm dân gian, có thể rước ông bà về trước ngày 30 tháng chạp, để ông bà có thể tham gia sinh hoạt cùng con cháu lâu hơn. Tùy gia đình, có những gia đình có việc sẽ đưa ông bà đi sớm. Thường thường ông bà ở với con cháu ba ngày Tết.

Ngày rằm nên cung gì?

Trong ngày này, các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, quả tươi, đèn [nến], xôi, oản…. Đặc biệt, không thể thiếu được cau, lá trầu và chút rượu trắng.

Chủ Đề