Ngày chủ nhật đẫm máu là ngày như thế nào

Ngày “Chủ Nhật đẫm máu” là ngày

A.Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo.

B. 14 vạn công nhân Pê téc bua và gia đình không mang vũ khí kéo đến cung điện mùa đông để đưa bản yêu sách đến nhà vua, Nga Hoàng bắn vào đoàn biểu tình

C.Cuộc chiến anh dũng ở Mat-xcơ-va, nhưng thất bại vì lực lượng chênh lệch

Đáp án chính xác

D. Tất cả đều sai


Xem lời giải

Bối cảnh

Sau Cải cách giải phóng 1861 bởi Sa Hoàng Aleksandr II của Nga, tại nhiều thành phố công nghiệp của Nga bắt đầu xuất hiện tầng lớp lao động có nguồn gốc từ nông dân. Trước Cải cách, không có tầng lớp lao động nào được tạo lập bởi vì nô lệ làm việc tại các thành phố chủ yếu để kiếm thêm thu nhập trong khi vẫn bị ràng buộc với đất đai và địa chủ. Mặc dù điều kiện làm việc tại các thành phố rất tồi tệ, họ chỉ được thuê làm trong một thời gian ngắn và phải trở về làng quê khi công việc hoàn thành hoặc đến thời điểm quay trở lại với công việc đồng áng.

Cải Cách giải phóng nô lệ dẫn đến việc thành lớp tầng lớp lao động dài hạn trong khu vực nội thị, tạo nên sự căng thẳng trong xã hội Nga truyền thống. Nông dân bị áp chế bởi các mối quan hệ xã hội mới, một chế độ hà khắc bởi các quy định nhà máy và điều kiện căng thẳng của cuộc sống thành thị. Tổ chức mới các công nhân có xuất thân từ nông dân này chiếm phần lớn ở các thành phố. Không có kỹ năng, nông dân thường nhận được lương thấp, làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn và thời gian làm việc kéo dài tới 15 tiếng một ngày. Mặc dù một vài người có quan hệ ruột thịt với chủ lao đông, chủ nhà máy thường xuất hiện thường xuyên hơn so với quý độ địa chủ. Dưới chế độ nô lệ, nông dân có ít hoặc không có quan hệ với chủ đất. Trong xã hội đô thị mới, tuy nhiên, chủ nhà máy thường sử dụng quyền lực tuyệt đối để lạm dụng sức lao động. Điều này được thể hiện rõ nết qua việc giờ làm việc dài, lương thấp và thiếu các điều kiện bảo hộ lao động, là những nguyên nhân chính dẫn đến đình công tại Nga.

Các cuộc đình công đầu tiên

Trong tiếng Nga, từ "đình công" được gọi là stachka, bắt nguồn từ một từ cổ stakat’sia- ám chỉ một hành động phạm tội. Do vậy, luật pháp Nga thường xem đình công như là các hành động phạm tội có âm mưu và châm ngòi cho việc nổi loạn. Phản ứng của chính phủ, tuy nhiên, đã hỗ trợ cho các nỗ lực của công nhân và thúc đẩy đình công được xem như là công cụ hữu hiệu mà công nhân dùng để yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc. Chính quyền Sa Hoàng thường can thiệp với hình phạt hà khắc, nhất là đối với lãnh đạo và các nhà diễn thuyết nhưng thường những yêu cầu của cuộc đình công được xem như là bằng chứng để các chủ lao đông phải sửa lại việc lạm dụng là nguyên nhân chính dẫn đến đình công.

Những thay đổi này tuy nhiên không thể làm thay đổi một hệ thống rõ ràng mất cân bằng mà trong đó chủ lao động là người được hưởng lợi. Điều này dẫn đến các cuộc đình công liên tiếp nổ ra và cuộc đình công công nghiệp lớn đầu tiên ở Nga, xảy ra vào năm 1870 tại St. Petersburg. Hiện tượng mới này là chất xúc tác cho nhiều cuộc đình công khác ở Nga, số lượng đình công đã tăng lên cho đến khi chúng đạt đến đỉnh điểm vào giữa năm 1884 và 1885 khi 4.000 công nhân đình công tại nhà máy bông của Morozov. Cuộc đình công lớn này đã khiến các quan chức xem xét lại các quy định để kiềm chế sự lạm dụng từ phía chủ lao động và đảm bảo an toàn tại nơi làm việc. Một đạo luật mới đã được thông qua vào năm 1886 yêu cầu người sử dụng lao động phải làm rõ điều kiện làm việc trong các nhà máy của họ bằng văn bản. Điều này bao gồm việc đối xử với công nhân, giờ làm việc của công nhân và các biện pháp phòng ngừa an toàn từ phía chủ lao động. Luật mới này cũng tạo ra bộ phận thanh tra nhà máy, những người được giao trách nhiệm giữ gìn sự ổn định tại nhà máy. Bất chấp những thay đổi này, hoạt động đình công một lần nữa đạt tỷ lệ cao trong thập niên 1890, dẫn đến việc hạn chế ngày làm việc xuống còn mười một tiếng rưỡi vào năm 1897.

Cha Gapon

Cha Georgy Gapon, một thầy tu dòng chính thống giáo Nga, đã dẫn đầu cuộc biểu tình của các công nhân để đưa ra kiến nghị tới Sa Hoàng ngày 22 tháng 1 1 năm 1905, được biết đến như Ngày chủ nhật đẫm máu

Người đóng vai trò hàng đầu trong các sự kiện này là linh mục Georgy Gapon. Cha Gapon là một diễn giả lôi cuốn và nhà tổ chức có hiệu quả, người có sự quan tâm sâu sắc đến tầng lớp lao động và thấp hơn ở các thành phố Nga.

"Hội đồng công nhân nhà máy Nga ở St. Petersburg", hay còn gọi là Hội đồng, đã được lãnh đạo bởi Cha Gapon từ năm 1903. Hội được bảo trợ bởi Sở Cảnh sát và St. Petersburg Okhrana [cảnh sát bí mật]; trong năm 1904, số lượng thành viên của hội đồng đã tăng lên nhanh chóng, mặc dù các nhóm cực đoan hơn coi đó là một "đồng minh của cảnh sát" - dưới ảnh hưởng của chính phủ. Mục tiêu của Hội đồng là bảo vệ quyền của người lao động và nâng cao vị thế đạo đức và tôn giáo của họ. Theo lời của Cha Gapon, tổ chức này có mục đích

...Một nỗ lực cao cả, dưới sự hướng dẫn của các giáo dân và giáo sĩ có học thức thực thụ của Nga, để thúc đẩy giữa các công nhân một quan điểm màu sắc Kito giáo rõ ràng, thấm nhuần nguyên tắc tương trợ, từ đó giúp cải thiện cuộc sống và điều kiện làm việc của những người lao động mà không bị ngăn cản bởi bạo lực của luật pháp và trật tự trong mối quan hệ của họ với người sử dụng lao động và chính phủ.

— G.A. Gapon, trích trong Sablinsky, Con đường tới ngày chủ nhật đẫm máu, 89

Hội đồng phục vụ như một loại công đoàn cho công nhân của St. Petersburg. Được mô tả là bảo thủ nghiêm ngặt trong sự ủng hộ của chế độ chuyên chế, Hội đồng là một biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng cách mạng và xoa dịu người lao động bằng cách thúc đẩy cho các điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ và thời gian làm việc tốt hơn. Hội đồng sẽ đóng vai trò là một trong những chất xúc tác cho sự kiện được gọi là Chủ nhật đẫm máu diễn ra sau này.

Ngày chủ nhật đẫm máu

554 lượt xem
BP - Nước Nga vào những năm đầu thế kỷ XX hết sức kiệt quệ vì sa hoàng Ni-co-lai II gây chiến với nhiều quốc gia khác nhằm thể hiện vai trò của một cường quốc nhưng đều bị thất bại thảm hại. Từ những thất bại về quân sự đã làm chính trường của nước Nga thêm chao đảo. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực vì bị bóc lột thậm tệ dẫn tới mâu thuẫn xã hội Nga ngày càng sâu sắc.

Trước tình hình này, hàng vạn công nhân Nga đã đấu tranh với bọn chủ chống lại việc sa thải lao động. Đầu tháng 1-1905, 12 ngàn công nhân ở Pê-tec-bua, thủ đô nước Nga lúc bấy giờ, bắt đầu bãi công chống tăng ca, đuổi việc. Để đối phó, sa hoàng Ni-co-lai II tổ chức đàn áp cuộc bãi công nhưng không dập tắt được phong trào công nhân. Vì vậy, sa hoàng tổ chức cài cắm Ga-băng, một mục sư, làm người đại diện cho công nhân. Ga-băng đã dùng lời lẽ thuyết phục công nhân tin vào sự lãnh đạo của sa hoàng và có thể đưa yêu sách cho hoàng đế Nga. Theo âm mưu của sa hoàng, chủ nhật 9-1-1905, Ga-băng dẫn hơn 14 vạn công nhân tiến vào Cung điện mùa đông để đưa yêu sách. Tại đây, sa hoàng đã cho binh lính phục sẵn. Khi Ga-băng diễn thuyết xong liền xả súng vào đám đông công nhân. Do bất ngờ nên chỉ trong loạt đạn đầu tiên đã có hơn 3.000 công nhân bị giết chết. Hàng ngàn người khác bị thương kêu khóc tạo ra khung cảnh hỗn loạn chưa từng có trong lịch sử nước Nga. Chính vì mức độ dã man của thảm cảnh nên lịch sử gọi đây là sự kiện “Ngày chủ nhật đẫm máu” của nước Nga.

Vụ thảm sát kinh hoàng xảy ra đã thức tỉnh ý thức của công nhân Nga là không thể đấu tranh bằng thỏa hiệp và lãnh đạo phong trào phải là người của công nhân. Chính vì vậy, công nhân Nga đã chuyển từ biểu tình, thỉnh cầu sang đấu tranh vũ trang. Ngay sau cuộc thảm sát, những công nhân còn sống đã chôn cất số người chết và dựng chiến lũy trên khắp thành phố Pê-tec-bua. Sau đó, công nhân tiến hành cướp súng của binh lính, cảnh sát dã chiến để trang bị cho mình. Tin khởi nghĩa vũ trang tại Pê-tec-bua đã lan nhanh sang các thành phố khác như Mat-xcơ-va, Ô-đet-xa, Nô-gô-rốt... Cuối tháng 2-1905, toàn nước Nga đã có 44 vạn công nhân bãi công. Ngày 1-5-1905, cả nước có 200 thành phố tuyên bố bãi công, thành lập các Xô Viết nhân dân. Tháng 6-1905, binh sĩ trên chiến hạm Pô-tem-kin tuyên bố ủng hộ công nhân khởi nghĩa và nã súng vào Cung điện mùa đông. Cuối tháng 10-1905, công nhân cả nước tổng bãi công, cuộc khởi nghĩa lan rộng toàn nước Nga và thành lập được bộ máy lãnh đạo cách mạng, gọi là Xô Viết công nhân. Ngày 30-10-1905, sa hoàng nhượng bộ, ra tuyên bố chấp thuận các yêu sách của công nhân. Tháng 12-1905, phong trào công nhân tại Mat-xcơ-va bị dập tắt... Trong hai năm 1906-1907, tại nước Nga vẫn liên tiếp xuất hiện các phong trào bãi công nhưng các cuộc đấu tranh này dần đi vào thoái trào. Tháng 6-1907, nước Nga xảy ra đảo chính, chính phủ mới không công nhận tuyên bố trước đó của sa hoàng, tăng cường đàn áp phong trào công nhân...

Các nhà nghiên cứu lịch sử thế giới cho rằng sự kiện “Ngày chủ nhật đẫm máu” và phong trào cách mạng nước Nga năm 1905 là dấu hiệu báo trước một thời kỳ giông bão của chủ nghĩa đế quốc, làm rệu rã chế độ chuyên chế sa hoàng. Lịch sử thế giới sẽ sang trang mới bởi sức mạnh từ phong trào cách mạng và phong trào này sẽ đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, tư sản mở đường cho một hình thái xã hội mới. Lênin đã đánh giá cách mạng Nga năm 1905 là một cuộc “tổng diễn tập” của cách mạng tháng Mười vĩ đại.

T.Phong
[Nguồn: 102 sự kiện tiêu biểu thế giới]

Video liên quan

Chủ Đề